Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Chèn lấn luận

Khi các chức năng trong hệ thống không rõ ràng, không hợp lý sẽ dẫn tới trường hợp chèn lấn hoặc khe hở.
Chèn lấn thì tranh cạnh với nhau, ai mạnh nấy được, cái tồn tại là cái hợp lý tuy rằng đôi khi làm cả toàn bộ tiêu tùng vì sự chèn lấn của mình.
Khe hở thì ngoài việc mình không ai đụng tới những cái tuy cần cho cái chung nhưng lại không thuộc phận sự của mình. 
" Sự im lặng bất tuyệt của những khoảng không đó làm cho tôi hoảng".
Hôm rồi tự nhiên cánh tay tê bại, bả vai mỏi nhừ. Đi khám được thông báo thoái hóa đốt sống cổ khiến dây thần kinh bị chèn lấn dẫn tới hiện tượng trên.
Sáng chiều đi làm trên đường ở đô thị lớn như Hà nội, SG thì xe máy chèn lấn xe hơi. Khởi thủy thì đường có giải phân cách theo TCVN, ví dụ 3 làn xe hơi được phân cách cứng với 2 làn xe máy.
Tiêu chuẩn thì thế nhưng thực tế lại khác, 1 xe hơi chạy thì hàng trăm xe máy cũng chạy.
Vậy là đường xe máy kẹt, xe hơi thưa. Rồi xe máy lấn làn xe hơi trái phép, CSGT đứng chặn phạt...nhưng 1 sáng nọ ra đường thấy giải phân cách thu bớt làn xe hơi như ở xa lộ Hà nội. 

Đó là nói trên xa lộ, còn trong nội đô thì thoải mái chen nhau như góc NTMK, NKKN gần Dinh Độc lập thì hầu như chẳng còn phân biệt đâu làn 2b đâu làn 4b.
Các bạn thấy chủ trương hạn chế xe máy thực ra rất đồng bộ từ phân làn giao thông hẹp, chỗ gửi xe phơi nắng mưa như ở trường cán bộ thành phố đến dẹp người bơm vá sửa xe...nhưng tất cả các cố gắng này đều thua thực tế hết.
Bước vào trường học thì học thêm lấn át học chính khóa. Học sinh ngữ, nghề, năng khiếu...ở trường học hoài không ăn thua phải ra ngoài học thêm để củng cố, để làm được, để lấy chứng chỉ...
Trong kinh tế thì có 2 hiện tượng kinh điển người ta gọi là tiền xấu đuổi tiền tốt mà các cụ hay nói là cỏ cây chen đá, lá chen hoa
(https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh_lu%E1%BA%ADt_Gresham)
Và tranh nhau xài tiền gọi là hiện tượng chèn lấn tín dụng
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_l%E1%BA%A5n_%C3%A1t_(trong_kinh_t%E1%BA%BF_h%E1%BB%8Dc)

"Nhà kinh tế học Laura D’Andrea Tyson đã viết (6/2012): “Việc tăng thâm hụt ngân sách, dù bằng hình thức tăng chi tiêu chính phủ hay giảm thuế, đều làm tăng tổng cầu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó đến sản lượng, việc làm và tăng trưởng còn phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất. Nếu nền kinh tế gần đạt đến mức tiềm năng, các khoản vay của chính phủ bù thâm hụt làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng làm giảm hay nói cách khác, “lấn át” đầu tư tư nhân, kết quả làm giảm tăng trưởng. Các lý luận liên quan đến “lấn át” giải thích nguyên nhân tại sao thâm hụt ngân sách trầm trọng có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng, làm giảm sự hình thành vốn."

Ở VN thì công ty sân sau chèn lấn công ty sân chung, lợi ích nhóm vượt qua lợi ích xã hội.
Trong thể chế người ta thường đưa ra 3 quyền độc lập để cân bằng và kiểm soát lẫn nhau tránh trường hợp hành chính mạnh quá lấn át 2 ông kia.
Việc lấn át này sẽ làm quyền thứ 4 (báo chí) trở thành nói theo, giới luật sư trở nên nhỏ bé vì ông hành chính đã đá bao sân từ ra quy định, thực hiện đến xử lý vi phạm, tranh chấp.
Đi làm thì thu nhập ngoài chèn lấn lương, quan hệ chèn lấn nghiệp vụ, học bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn, họp hành chèn lấn làm việc...

Cùng dòng chảy đó hiện tượng vật chất chèn lấn tinh thần, lưu manh chèn lấn thiện dân nổi lên...
Công cuộc lấn át này thực ra khởi nguồn từ gốc rễ giật sập 4 trụ cột xã hội là trí phú địa hào dẫn tới trí tuệ đám đông chèn lấn trí tuệ tinh hoa. Ước mơ của người xưa 3 anh thợ da hơn ông Gia Cát được hiểu 1 cách thô thiển là lượng bù chất hay lượng đổi chất đổi. Trộn thật nhiều bột mỳ mà thật ít bột nở thì sao lên men được.
Không lên men được thì các thành phần rời rạc và chỉ chèn lấn lẫn nhau, khó mà kết hợp với nhau như 1 xã hội bình thường cần phải có.


Vì sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất? 
F. von Hayek
Có ba lý do chính, giải thích vì sao cái nhóm đông và mạnh, với những thành viên có quan điểm giống nhau, lại không được hình thành từ những người tử tế nhất mà thường là từ những phần tử xấu xa nhất của xã hội. Theo tiêu chuẩn của chúng ta, cái nhóm như thế chỉ có thể hình thành trên những nguyên lý hoàn toàn mang tính tiêu cực.



Thứ nhất, có khả năng là, nói chung, những người có trình độ học vấn và tri thức càng cao thì thị hiếu và quan điểm càng phân hoá và khó có thể thống nhất về bất cứ thang giá trị cụ thể nào. 
Kết quả tất yếu là, muốn tìm thấy thống nhất cao và tương đồng về quan điểm thì chúng ta phải tìm trong những tầng lớp xã hội với tiêu chuẩn đạo đức và tri thức không cao, nơi thị hiếu và bản năng nguyên thuỷ và thô lậu giữ thế thượng phong. Điều đó không có nghĩa là đa số dân chúng có tiêu chuẩn đạo đức thấp; nó chỉ có nghĩa là cái nhóm gồm nhiều thành viên với những chuẩn mực giá trị giống nhau là những người có tiêu chuẩn đạo đức không cao. 
Có thể nói chính cái mẫu số chung đạo đức cực kì thấp đã liên kết rất nhiều người lại với nhau. Nếu cần tìm một nhóm tương đối đông và đủ mạnh, để buộc những người khác phải chấp nhận các quan điểm và giá trị của mình thì không bao giờ chúng ta tìm tới những người có thị hiếu phát triển cao và phân hoá một cách sâu sắc - chúng ta sẽ tìm đến “quần chúng”, với ý nghĩa tiêu cực của từ này, tìm đến những người kém độc đáo nhất và ít độc lập nhất, những người có thể dùng số lượng làm bệ đỡ cho lý tưởng của họ.

Nhưng, nếu nhà độc tài tương lai chỉ dựa vào những người có những bản năng đơn giản và nguyên thủy thì số người như thế sẽ không thể đủ để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Hắn sẽ phải tăng thêm số thành viên của mình bằng cách kết nạp thật nhiều người vào cùng tín điều đơn giản của hắn.

Tiêu chuẩn chọn lựa tiêu cực thứ hai: 
Hắn phải tìm được sự ủng hộ của những kẻ dễ bảo và cả tin, những kẻ không có niềm tin riêng mà sẵn sàng chấp nhận các hệ thống giá trị sẵn có, miễn là được rót vào tai họ một cách ồn áo và liên tục. 
Chính những kẻ với các tư tưởng mù mờ và được hình thành một cách dở dang, những kẻ dễ dao động, những kẻ mà tình cảm và niềm đam mê sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào lại là thành phần đông nhất của các đảng toàn trị.

Thành tố thứ ba, và có lẽ là thành tố tiêu cực quan trọng nhất để một kẻ mị dân lão luyện có thể tập họp quanh mình một nhóm cố kết những người ủng hộ. 
Dường như bản chất của con người là dễ dàng đồng thuận trên cơ sở một cương lĩnh mang tính tiêu cực - chí căm thù giặc, lòng ghen tức với những kẻ khá giả - hơn là trên cơ sở một nhiệm vụ mang tính tích cực. 
Sự tương phản giữa “chúng ta” và “chúng nó”, cuộc chiến đấu chống lại những kẻ nằm bên ngoài tổ chức dường như là chất kết dính chủ yếu trong mọi giáo lý, chính nó sẽ gắn chặt người ta thành một nhóm cho những hành động chung. 
Những kẻ cầm đầu muốn săn tìm không chỉ sự ủng hộ về mặt chinh trị mà còn săn tìm lòng trung thành vô điều kiện của quần chúng đã cố tình lợi dụng cái phần tiêu cực đó. 
Theo họ, các cương lĩnh tiêu cực có ưu điểm là dành cho họ quyền tự do hành động hơn bất kì cương lĩnh tích cực nào. Kẻ thù, bất kể ở bên trong như “Do Thái” ở Đức hay “kulak” ở Nga, hay bên ngoài – là một trong những phương tiện thiết yếu trong kho vũ khí của lãnh tụ toàn trị.

Việc người Do Thái ở Đức bị tuyên bố là kẻ thù trước khi các nhà tài phiệt thế chỗ cho họ cũng chỉ là kết quả của xu hướng bài tư bản của phong trào, chẳng khác gì việc chọn tầng lớp phú nông (kulak) ở Nga. 
Ở Đức và Áo, người Do Thái bị coi là đại diện của chủ nghĩa tư bản vì sự thù địch thâm căn cố đế của quần chúng đối với thương nghiệp đã làm cho lĩnh vực này trở dễ thâm nhập hơn đối với những nhóm người không có quyền lựa chọn những nghề cao qúy hơn. 
Đây là câu chuyện này cũng cũ về các sắc dân ngụ cư: Họ chỉ được làm những nghề hèn mọn và thế là người ta càng căm ghét vì họ làm những nghề đó. Chủ nghĩa bài Do Thái và bài tư bản ở Đức có cùng một nguồn gốc là sự kiện cực kì quan trọng, nó giúp ta hiểu được các sự việc đang diễn ra trên đất nước này; nhưng nói chung, những người quan sát nước ngoài đã không nhận ra điều đó. 

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017


Từ 100 hoa tới 3 hoa


100 hoa xuất phát từ Trung Hoa, cái nôi của văn minh Hoa Hạ. Thực ra 100 hoa không phải là bông hoa, nó chỉ 1 thời kỳ khám phá học thuật say mê, sôi nổi và ngây thơ. 
Xuất hiện hàng trăm học thuyết (https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1ch_Gia_Ch%C6%B0_T%E1%BB%AD) của 100 nhà nên còn gọi là phong trào 100 hoa lần thứ nhất. Phong trào sau này bị dập tắt, quy vào 1 mối bởi Tần thủy hoàng đế lừng danh, người nhất thống TQ và cũng đốt sách, giết học trò, quẳng 100 hoa vô thùng rác.
Tuy bị dập vùi nhưng người TH vẫn đau đáu chờ cơ hội đưa ra những ý kiến khác biệt của từng nhà, từng người bởi vì học thuật không có khác biệt, không qua tranh luận thì thật ấm ức, cuối cùng lại trổ ra dưới dạng bạo lực, mà món này dân học trò trói gà không chặt luôn bị yếu thế nên bị gí, cắt như cắt cổ gà.
Dịp may tới, Mao CT cho phép 100 hoa đua nở lần 2 trên đất TH. 
Sôi nổi, nô nức và ngây thơ như lần 1, nhửng ý kiến khác nhau tuôn chảy qua báo chữ to. Vậy là Mao CT biết hết ai chống đối, 1 mẻ lưới cho đi cải tạo, vậy là hết 100 hoa lần 2.
Khiếp vía, 100 bông hoa tan tác chỉ còn lại 1 bông lưu lạc tới đất Cảng thơm, đó chính là Quỳ hoa bảo điển thần thánh.
Hoa này là hàng triệu người mê mẩn, tới ca ca Giang, tổng đàn chủ võ thuật xứ Việt còn tưởng công phu này có thật.
Quá tai hại vì ngay trang đầu ghi rành rành: phải vung dao tự thiến mới luyện được võ công này. Bao kẻ láu cá tìm cách lách. Bằng chứng là có phong trào cạo nhẵn phía dưới cả nam lẫn nữ.
Thật là gớm ghê cho cái ước mơ võ lâm minh chủ. Nhưng người sao lừa được thiên, luyện sao thành nổi.
Tức mình, 1 kẻ đã xé Quỳ hoa bảo điển thành 3 mảnh và dùng con diều của Cao Biền mang sang nước Việt.
Mảnh 1 rơi trên đất bắc, mấy anh em nhà trạng Quỳnh, trạng Lợn đọc lỗ mỗ được nên thành lừng tiếng nhưng Quỳnh dấu, thề độc: ĐM thằng nào bảo thằng nào làm dân bắc hay ĐM cho tới ngày nay.
Mảnh 3 rơi xuống phương nam, bác 3 Phi, 3X đọc được nổ như lựu đạn (nghe đồn công tử Bạc Liêu có đọc nhưng nhớ có 1 dòng nên sau cũng khét tiếng kích cầu).
Láng quáng thế nào mảnh 2 rơi ở đất miền trung nhiều người chứng kiến, tranh giành nhau đâm nát vụ cả, chả ai đọc được. Sau 1 người tiết của hốt lại chôn, kỳ lạ thay đất ấy trổ ra cây húng thơm như mùi quế, ăn rất ngon, đặc biệt khi kèm với thịt chó (kể tới đây nước miếng tui cũng tứa ra nè).
Và cũng kể từ đó, dân vùng này thượng võ hơn hẳn 2 vùng kia nhưng vẫn bị dân trạng chê là dân Trại, kém thanh lịch hẳn so với dân Kinh.
Vậy nên:
3 cây chụm lại nên hòn núi cao
đằng này:
3 phần sách đã trở thành 3 hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét