Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Mẩu đuôi rồng


Tôi có thằng bạn, lùn lùn mà khôn đáo để. Có hôm ngồi nói chuyện chơi với nó sao VN mãi không văn minh lên được.
Nó trả lời vì VN nằm ở rìa châu Á, thuộc xóm hẻo lánh vùng sâu vùng xa nên làn sóng văn minh nào cũng tới đây, cũng va chạm ở đây. Nơi đây thành bãi chiến trường cho các hệ tư tưởng, và tất nhiên cuối sóng thì toàn bọt với rác.
Thú thật khi nghe lần đầu như vậy tôi cũng sững người vì bấy lâu quan niệm VN có bờ biển dài, quá thích hợp cho phát triển thịnh vượng mà giờ nó lại nói vị trí đắc địa là rìa.
Các bạn biết rồi, Bắc bán cầu và nam bán cầu có nhiều cái ngược nhau. Ví dụ như xoáy nước, vòng dây leo ở BBC thì xoáy ngược chiều kim đồng hồ, ở NBC thì theo chiều kim. Còn thời tiết như Nhật nóng thì Úc lạnh...
Vậy nên dân Ấn độ mới có bài suối nguồn tươi trẻ thức đầu tiên là xoay vòng vòng theo chiều kim đồng hồ. Nguyên tắc này họ cũng áp dụng vô xây cất. Đường nước ăn vô nhà của họ đi vào bên trái, còn đường nước thải ra bên phải, ngược với người Việt xây nhà. Tới đây thì các bạn đã chắc chắn VN xoay cùng hay ngược kim rồi nhỉ.
Điều thứ 2 là khi dòng biển nóng lạnh gặp nhau thì chỗ giao nhau là nơi lắm tôm nhiều cá, điều này cũng đúng ở cửa sông nơi nước ngọt nước mặn gặp nhau sinh ra nước lợ.  
Vậy theo lý mà nói thì các tư tưởng gặp nhau ở đây sẽ đơm hoa kết trái chứ nhỉ. Ta thử điểm lại những giòng chảy văn minh, tư tưởng đã tới VN
Vùng nước gốc Việt theo nhiều bậc cao trọng là đạo mẫu. Điều này có lý vì tới khởi nghĩa 2 Bà Trưng thì rõ ràng lãnh đạo toàn nữ.
Dòng người Hoa xuống Việt như Sỹ Nhiếp, Cao Biền mang theo đạo Phật dòng đại thừa xuống đẩy đạo Mẫu xuống thành nhánh nhỏ.
Khi Lê Hoàn làm vua thì đạo Phật phát triển rất mạnh ở VN. Vậy do đâu Lê Long Đĩnh làm vua?
Lê Long Đĩnh có mẹ là tù binh từ Chiêm Thành về, mà xứ đó theo đạo Hồi.
Vậy tại sao đạo Hồi lẻ loi, vô bằng đường thấp kém như tù binh, nô lệ thoắt cái lại được trọng vọng tới mức ổng được làm vua.
Điều này nói lên bản chất người Việt rất thích cái mới, khi có cái mới thì chê ngay cái cũ nhưng sự ham thích này không bền.
Đó là lý do vì sao Lý Công Uẩn, 1 người theo đạo Phật lại chiếm được ngôi và Lê Ngọa triều trở thành 1 trong những ông vua bị căm ghét, diễu cợt nhất.
Đạo Phật thịnh trị cho tới khi đạo Nho manh nha từ Hồ Quý Ly và quân nhà Minh đem vào áp đặt. Từ nay Khổng Nho lớn mạnh, đạo Phật suy tàn tới mức ở miền Bắc đám cưới mà không có thịt chó thì chưa đạt chuẩn.
1 lần nữa đạo Phật bị chán.
Thiên Chúa giáo vô VN từ TK15 nhưng chỉ thật sự mạnh ở thời Nguyễn. Dĩ nhiên các vua Nguyễn rất ghét và sợ nên dẫn tới cấm đạo và sát đạo. Pháp vô, đạo Chúa trở thành đạo chính thức.
Như vậy VN tới thời điểm này đã có đạo Phật (đại thừa, tiểu thừa là chính), đạo Khổng nho, đạo Chúa, đạo Hồi và đạo ông bà (thoát thai từ đạo Mẫu).
Cùng với thời gian thì chỉ còn đạo Phật và đạo Chúa là 2 lực lượng chính trong đó đạo Phật chiếm ưu thế ở tầng lớp dưới và ngược lại.
Sau 45, chủ ngĩa ML xuất hiện ở VN. ML khẳng định tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân nên từ 54 ở miền Bắc cả đạo Phật, đạo Chúa cùng thu hẹp, suy giảm.
Ở miền Nam 2 đạo tranh giành ảnh hưởng với đỉnh điểm là TT Ngô Đình Diệm, người theo đạo Thiên chúa bị giết chết.
Từ 85 tới nay đạo Phật phục hồi và phát triển, chùa chiền xây với tốc độ chóng mặt, việc sư đọc kinh trong đám ma thành phổ biến.
VN, với vòng xoáy nước vẫn theo BBC nhưng vị trí rất gần với NBC rồi nên vòng xoáy này nhẹ và luôn bị ảnh hưởng ngầm của vòng xoáy ngược NBC nên hay chao đảo mà ta cứ nói quá lên là linh hoạt. 
Điều này cũng giải thích cho việc mặc dù có bờ biển dài nhưng cha ông ta vẫn bị hút vào dãy Trường sơn mà quay lưng ra biển, bám vô đất để cày cấy. 

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét