Các nền kinh tế xuất hiện, cạnh tranh với nhau, chồng lấn, hợp tác và hủy diệt nhau giống như đời sống xã hội.
1. Di cư vs. tại chỗ
Thoạt tiên phụ nữ ở nhà hái lượm thượng phong so với đàn ông đi săn bắn. Cánh đàn ông khi xa đàn bà thường trở nên thông minh hơn, họ chế ra vũ khí từ đồ đá, đồ đồng và xoay ngược tình thế, cột chặt phụ nữ vô mái nhà.
TK16, 17 phái trọng thương xuất hiện đi vòng vòng cứ nhè chỗ nào dân lạc hậu ru rú ở nhà không chịu dong buồm đi buôn bán là xông vào cướp phá, chiếm luôn nếu thuận lợi.
Ngày nay cũng vậy, dân di cư sang chảnh thì được gọi là tầng lớp lao động quốc tế, bậc thấp là xuất khẩu lao động có ưu thế hơn so với những người ở nhà.
Như Phi, mới ngày nào VN cười dân họ chỉ biết đi làm giúp việc nhà nay theo họ XKLĐ mà còn kén hẳn so với họ.
2. Nền kinh tế thực và ảo:
1 trong những lý do CNTB trở nên hùng mạnh là ngoài cắm đầu cắm cổ CNH thì họ khai sinh ra lý thuyết trọng tiền. Với tiền họ quay vòng, đòn bẩy...Từ 1 lên được 4. Trong khi đó bên XHCN mới tới tầm điện khí hóa nên thiếu mất 1 giò.
Lò cò thì thua 2 chân chắc luôn.
3. Kinh tế nông thôn vs. Đô thị
Xưa Mao CT nổi tiếng với lấy nông thôn bao vây thành thị nên đã chiến thắng. Nhưng đó là chiến thắng ngược: nông thôn hóa thành thị.
Còn bây giờ các bạn thấy nông thôn thu hẹp lại nhường chỗ cho khu CN, đô thị hóa. Ngược lại người nông thôn lại tiến vào tràn ngập trong đô thị
4. Công nghiệp vs. dịch vụ:
tương tự thì dịch vụ ngày càng lấn lướt.
5. Chính phủ và tư nhân
Chia làm 2 phe quyết liệt:
Ông thì bảo CP phải to, bà thì nói CP phải thật nhỏ, rất giằng dai.
Nhưng hiển nhiên là nếu CP to quá thì kinh tế tư nhân teo tóp. Còn tư nhân to quá thì CP lại sợ. Mà tao có quyền mắc chi nhũn?
6. Kinh tế chính thức vs. phi chính thức
Phi chính thức có nhiều như thị trường xám, chợ đen, vỉa hè...
Mỗi nền kinh tế là 1 lãnh địa riêng, có luật lệ, nhân sự, lực lượng tham gia, các bên hưởng lợi riêng và đều hùng mạnh.
Vd như kinh tế vỉa hè: hùng mạnh thế thì 1 PCT quận tý ti thất bại là chuyện thường, giống Don Kihote đánh nhau với cối xay gió.
7. Kinh tế Analog vs. kinh tế số
Kinh tế số đã trở nên hùng mạnh, chỉ báo là các đồng tiền số như bitcoin..., các chính phủ dĩ nhiên sợ, nhưng chẳng thể cản nổi vì đồng tiền đó đại diện cho nên kinh số.
Một bình minh mới bắt đầu
Đánh dấu :)
Trả lờiXóa