Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

2 nhà hiền triết xứ Omaha

11.06.21
Thành kiến theo cách hiểu của nhà Nho

Giờ đây chúng ta quen thuộc với những khái niệm về tâm lý hành vi như cây gậy và củ cà rốt, bầy đàn, đố kỵ, tò mò, fomo...ở phương đông xưa đạo Phật đã nghiên cứu kỹ về những thành kiến này và cách hóa giải chúng mà ta thường nghe là chánh niệm và chấp trước. 
 Hôm nay giới thiệu với các bạn cách đánh giá về thành kiến của 1 nhà Nho, bác học VN: Lê quí đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện của ông. Các bạn biết rằng Nho giáo luôn quan tâm đến tôn ti trật tự và thời mà ông gọi là thể và lý. 
 Người tĩnh sẽ thấy người khác khinh suất 
 Người động thấy bên kia ù lì 
 Khinh người thì thấy ai cũng dốt 
 Có thành kiến hiếu danh thì thấy người nóng vội càn bậy



Đông đảo nhà đầu tư học theo phương pháp đầu tư của Warren Buffett mà nghe thì dễ: hãy tham lam khi người khác sợ hãi mà học hoài không thấu. Giống như mọi viên tướng đều học theo và nghĩ mình còn tài hơn Napoleon (đặc biệt tướng càng bất tài thì càng nghĩ là mình giỏi hơn Napoleon) hay mọt sách tinh thông binh pháp làu làu như Mã tốc ra trận đầu thua liền, thua tơi tả.
Mở mạng ra là thấy ngay. Ví dụ https://happy.live/cach-thuc-dau-tu-cua-warren-buffett-nhu-the-nao/
"Bạn đã biết rằng, chỉ có một khoản đầu tư trị giá 10.000 USD vào Công ty Berkshire Hathaway vào năm 1965, đến năm 2005 Warren Buffett đã khiến số tiền đó sinh sôi lên tới 30 triệu USD. Trong khi đó, lại một khoản 10.000 USD khác đầu tư vào Công ty S&P 500 đã mang lại cho ông khoảng 500.000 USD.

Có thể bạn không thích Warren Buffett, nhưng sự thành công của ông sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải ngưỡng mộ. Buffett đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ngành tài chính và rất nhiều người đã theo dấu chân ông để tìm kiếm sự thành công ấy.
Triết lý của Warren Buffett
Trong họat động tài chính, mỗi nhà đầu tư đều có cách suy nghĩ riêng, có những triết lý mà những tư tưởng ấy sẽ định hướng các quyết định đầu tư của họ. Buffet đã từng học về đầu tư giá trị tại Trường Bejamin Graham. 
Các nhà đầu tư vào giá trị (value investors) thường tìm kiếm chứng khoán có mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng. 
Việc tính toán giá trị nội tại của một chứng khoán hoàn toàn không phải là một chuyện dễ dàng bởi nó đòi hỏi một cái đầu lạnh và sự tinh tế bởi trên thế giới chẳng có tiêu chuẩn nào để tính toán con số này. 
Phần lớn việc đánh giá giá trị nội tại là dựa trên phân tích các số liệu cơ bản về một doanh nghiệp. Giống như việc các bà nội trợ mặc cả gắt gao khi đi chợ, các nhà đầu tư tìm kiếm giá trị cũng cố gắng tìm kiếm những món hàng rẻ, thực sự có giá trị nhưng phần lớn người mua hàng bị bỏ lỡ. Buffett tuy theo phương pháp đầu tư này nhưng ông đã tiếp cận nó ở một mức độ khác.

Nhiều nhà đầu tư vào giá trị không tin thuyết thị trường hiệu quả, nhưng họ lại thực sự tin rằng, thị trường sẽ làm đầy túi của họ vì qua thời gian những cổ phiếu định giá thấp sẽ tăng lên tới giá trị thực sự của chúng. 
Nhưng Buffett lại không nghĩ vậy. Ông không quan tâm đến quan hệ cung-cầu phức tạp trên TTCK, và thực sự thì cũng chẳng quan tâm đến những gì đang diễn ra trên thị trường. 
Ông chọn mua cổ phiếu đơn giản là dựa trên tiềm lực của công ty. Việc nắm giữ các cổ phiếu này đối với Buffett cũng giống như chơi một trò chơi, ông không chỉ muốn tăng vốn đầu tư của mình mà còn muốn sở hữu các công ty có khả năng tạo lợi nhuận cao. 
Khi đầu tư vào một công ty, Buffett không quan tâm, liệu sau này thị trường có nhận ra giá trị thực sự của doanh nghiệp hay không, thay vào đó ông chỉ quan tâm đến khả năng kiếm lời của doanh nghiệp như là một thực thể tiến hành họat động kinh doanh.
Cách thức của Warren Buffett
Vậy làm thế nào mà Buffett lại có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp và sao ông ta lại có thể đánh giá được mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và chất lượng của cổ phiếu đó? 
Sau đây là cách thức mà Buffett tiến hành phân tích đầu tư. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà đầu tư thành công, hãy ghi nhớ trong đầu không chỉ những yếu tố mà Buffett phân tích mà hãy để tâm vào những thứ mà ông ta tìm kiếm.

Trước tiên, khi quyết định đầu tư vào một công ty, Buffett luôn xem xét liệu rằng, công ty này có hoạt động hiệu quả lâu dài hay không. ROE là một trong các chỉ số được quan tâm đầu tiên, việc so sánh tỷ lệ này với các doanh nghiệp khác trong ngành sẽ mang lại những thông tin hữu ích. 
Tất nhiên chỉ phân tích con số này trong một năm không bao giờ là đủ, muốn được như Buffett thì ít nhất bạn phải xem xét chỉ số này trong 10 năm để thấy được toàn bộ quá trình hoạt động của công ty..

Thứ hai, hãy xem công ty có hạn chế việc vay nợ quá mức không. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần là một chỉ số quan trọng khác được Buffett quan tâm xem xét kỹ lưỡng. 
Ông luôn tìm kiếm những công ty có mức nợ thấp, do đó chính vốn cổ phần của cổ đông sẽ làm tăng doanh thu chứ không phải là các khoản tiền đi vay nợ. Nếu tỷ lệ này ở mức cao, có nghĩa là công ty đang sử dụng tiền từ đi vay nhiều hơn là sử dụng vốn từ cổ đông để duy trì họat động. 
Vay nợ ở mức tương đối cao so với vốn cổ phần có thể dẫn tới sự mất ổn định trong thu nhập và dẫn tới chi phí vay vốn (tiền lãi) cao.

Thứ ba, biên lợi nhuận là một nhân tố cần suy nghĩ. Khả năng sinh lợi của một công ty không chỉ phụ thuộc vào biên lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận liên tục của công ty. 
Để có được các thông tin đáng tin cậy về khả năng sinh lợi của một công ty, hãy xem xét chỉ số này trong ít nhất 5 năm. 
Biên lợi nhuận cao có nghĩa là công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh tốt, nhưng biên lợi nhuận (hay tỷ suất lợi nhuận) tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy, hoạt động quản lý công ty là rất hiệu quả, đặc biệt là trong quản lý chi phí.

Thứ tư, cần xem xét công ty đã cổ phần hóa được bao lâu. Buffett thường chỉ xem xét tới các công ty cổ phần đã hoạt động ít nhất là 10 năm. 
Vì thế, hầu hết các công ty công nghệ phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong thập kỷ trước đều không nằm trong tầm ngắm của Buffett (đấy là còn chưa tính đến việc Buffett chỉ đầu tư vào các công ty mà ông nắm rõ thông tin, và ông cũng thừa nhận răng, mình chẳng hiểu mấy về cách thức hoạt động của hầu hết các công ty công nghệ hiện nay). 
Tuy vậy, các tiêu chuẩn của Buffett vẫn hoàn toàn hợp lý: đầu tư tìm kiếm giá trị có nghĩa là tìm kiếm các công ty đã được thử thách qua thời gian nhưng giá cả vẫn chưa thể hiện đúng giá trị thực của nó.

Hãy nhớ rằng, không bao giờ được đánh giá thấp các thành tựu của doanh nghiệp trong quá khứ, đó là những thông tin hết sức hữu ích để dự đoán khả năng làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. 
Nhưng cũng đừng quên rằng, quá trình hoạt động trong quá khứ của một công ty không đảm bảo hòan toàn rằng, công ty đó sẽ hoạt động tốt trong tương lai, do đó công việc của nhà đầu tư giá trị là phải xác định xem, liệu trong tương lai công ty có thể họat động dễ dàng, nhưng Buffett lại là một thiên tài trong việc xác định khả năng phát triển 

của một công ty.

Thứ năm, hãy xem xét cơ cấu sản phẩm của công ty như thế nào, liệu có phải chỉ có sản xuất một loại sản phẩm duy nhất hay không? Bạn có thể nghĩ đây là một câu hỏi hết sức bình thường. 
Tuy nhiên đối với Buffett, câu hỏi này lại hết sức quan trọng. Buffett thường bỏ qua các công ty mà sản phẩm không có nét riêng biệt so với các công ty đối thủ và các công ty chỉ có một loại sản phẩm duy nhất. 
Các đặc điểm khó có khả năng bắt chước được Buffett gọi là chiếc áo giáp tự vệ của các công ty, hay nói cách khác đó chính là lợi thế so sánh. Lợi thế càng mạnh thì công ty càng có khả năng thắng thế trên thị trường.

Điều cuối cùng mà nhân vật huyền thoại của ngành tài chính thế giới quan tâm, và có lẽ cũng là mối quan tâm của chính bạn nếu muốn trở thành nhà đầu tư thực thụ, đó là liệu rằng cổ phiếu đó có bán ở mức giá thấp hơn giá trị thực của nó đến 25% hay không.
Lời kết
Tìm kiếm một công ty thỏa mãn những tiêu chí trên là một chuyện, nhưng xác định xem, liệu nó có bị đánh giá thấp hơn giá trị thực hay không thì lại là một chuyện khác, đây mới chính là công việc khó khăn phức tạp nhất đối với các nhà đầu tư giá trị, và cũng là kỹ năng quan trọng nhất của Warren Buffett. 
Để kiểm tra được tiêu chuẩn cuối cùng này, nhà đầu tư cần tính toán giá trị nội tại của một công ty bằng cách phân tích các dữ liệu cơ bản, trong đó có lãi ròng, tổng doanh thu, tài sản? 
Nếu một công ty có giá trị nội tại luôn lớn hơn giá thanh lý của công ty đó thì theo bạn nó sẽ có giá trị bao nhiêu nếu ngay trong ngày hôm nay bị phá sản và được rao bán. 
Giá trị thanh lý của công ty sẽ không bao gồm các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, một tài sản không có mặt trên các báo cáo tài chính nhưng lại lại là một thứ hết sức quan trọng và có giá.

Đối với Buffett, khi tiến hành tính toán giá trị nội tại của một doanh nghiệp, ông thường so sánh với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của nó. 
Nếu giá trị nội tại của một doanh nghiệp cao hơn ít nhất 1,25 lần giá trị vốn hóa thị trường của nó, Buffett sẽ ghi tên công ty vào danh sách đầu tư của mình. 
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự thì thành công của Buffett là do khả năng thiên phú không ai sánh kịp của ông trong việc tính toán giá trị nội tại. 
Cho dù chúng ta có biết được các tiêu chí như trên của Buffett nhưng không ai có thể biết được, làm thế nào mà ông lại có thể tính toán chính xác đến vậy.

Phong cách đầu tư của Buffett cũng giống như cách shopping của những người ưa thích mặc cả. Phong cách ấy đã ngấm vào máu và nó thể hiện ngay trong cuộc sống đời thường của ông. Năm 2004, Buffett được Tạp chí Forbes phong là người giàu thứ hai trên thế giới, với tổng tài sản lên tới khoảng 40 tỷ USD. 
Tuy nhiên, Buffett không sống trong những ngôi biệt thự lớn, cũng không có cả bộ sưu tập ôtô hay dùng xe Limousine để đi làm. Có thể nhiều người không thích Buffett, nhưng nhà đầu tư ấy đã trở thành một tượng đài trong ngành tài chính và khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ trước tài năng của ông."

Hôm nay tôi sẽ chỉ ra cho lý do vì sao các bạn không học được Buffet và Munger. Lý do đơn giản vì 2 ông là thiên tài trong việc hiểu tâm lý đám đông cũng như tâm lý hành vi của CEO công ty. Nhìn ra ai là CEO có năng lực thực sự, có phẩm chất vượt trội là bí quyết thành công của 2 ông.
Vậy thì chúng ta cũng nên thử đào sâu món tâm lý hành vi này xem sao.

Trent Hamm (sáng lập viên The Simple Dollar) 
" Gần đây, tôi đã bắt gặp một bài phát biểu tuyệt vời năm 1995 của Charlie Munger tại Đại học Harvard và tôi muốn chia sẻ nó với bạn cùng với một số suy nghĩ của tôi về nó.
Munger, đối với những người không biết, là phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, tập đoàn do Warren Buffett kiểm soát. Buffett đã mô tả Munger là đối tác của mình và thật công bằng khi nói rằng ít nhất một số thành công của Buffett và thành công của Berkshire Hathaway đến từ sự hợp tác đó.
Ý tưởng cốt lõi của bài phát biểu là con người thường hoạt động theo kiểu phản tác dụng và hiểu tại sao lại hữu ích trong cuộc sống hàng ngày và đầu tư. 

Con người dành rất nhiều thời gian để làm những việc khá rõ ràng không phải là điều tốt nhất họ có thể làm.
Tại sao chúng ta làm việc này? Lý do lớn là hệ thống thần kinh và cơ thể của chúng ta đã phát triển để xử lý cuộc sống như những người săn bắn hái lượm trên thảo nguyên, chứ không phải là một nhân viên thông tin hay một nhân viên bán lẻ trong thành phố. 

Bản năng của chúng ta về những việc cần làm với thời gian của chúng ta được mài giũa cho cuộc sống săn bắn hái lượm và thường chạy trực tiếp để phản đối đâu là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta trong cuộc sống hiện đại.
Munger nhận thấy sự chia rẽ đó rất hấp dẫn và đã quan sát và nghiên cứu nó trong suốt cuộc đời mình. 

Trong suốt cuộc đời đó, anh ta có một danh sách 25 thành kiến ​​mà hầu hết mọi người rơi vào bản năng, trong đó bản năng ruột của chúng ta gần như hoàn toàn trái ngược với điều khá rõ ràng về điều tốt nhất mà chúng ta nên làm.
Tôi thấy danh sách những thành kiến ​​của Munger thật tuyệt vời và muốn chia sẻ chúng với bạn, cùng với một vài suy nghĩ về mỗi người. 
Chỉ cần nhận thức được những thành kiến ​​này và cố gắng đẩy lùi những người ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất có thể có tác động mạnh mẽ đến không ngờ đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta. 
Nhận thức không phải là một giải pháp hoàn hảo, mặc dù; nó cần nỗ lực để thực sự vượt qua hầu hết những điều này."

Và đây là bài dịch và bình luận từ Golden Newsletter Việt nam https://newslettervietnam.com/tam-ly-hoc-dang-sau-nhung-hanh-vi-sai-lam-cua-loai-nguoi-charlie-munger-toan-tap/


@S.A.F.E team: Nhiều năm lăn lộn trên thị trường, chúng tôi từng gặp rất nhiều các nhà đầu tư cá nhân có IQ cao, trẻ tuổi, với khả năng tính toán và nắm bắt thông tin phi thường đến mức khó ai sánh bằng.
Ấy vậy mà sau những năm sụt giảm mạnh của thị trường - 2008, 2011 & 2012, 2015 - những người chúng tôi gặp trên ngày càng thưa dần: số thì đã từ bỏ chứng khoán, số thì khánh kiệt, số thì biệt tăm vì còn trốn nợ margin... Những người có tâm lý lo lắng, sợ hãi thì đã tránh xa thị trường vì sự bất ổn của nó. Còn những người thông minh thì đã sa ngã bởi sự quá tự tin của họ.
Trên sàn, chỉ còn lại vài người khiêm tốn nhất mà chúng tôi biết còn trụ lại. Họ là những nhà đầu tư cá nhân tuy không chuyên nghiệp, nhưng lại luôn cẩn trọng, biết thỏa mãn với mức sinh lời vừa phải. 
Họ không bao giờ vay nợ và luôn có nhiều nguồn thu nhập khác nhau để đảm bảo tài chính. Khi bắt tay nói chuyện lại sau nhiều năm, chúng tôi vẫn nhận thấy đâu đó trên những gương mặt ấy một nụ cười bình thản, thoải mái, đầy am hiểu ngày nào.

Trước đây nhiều năm, chúng tôi cũng từng nghĩ rằng đầu tư là một bộ môn khoa học đòi hỏi những bộ óc siêu đẳng. 
Song càng đi dài, chúng tôi càng thấy trí thông minh cảm xúc (EQ) quan trọng với một nhà đầu tư đến chừng nào. 
Sự am hiểu những điểm hạn chế của bản thân, biết nhận thức những sai lầm phi lí trí của người khác, và biết tự kiểm soát bản thân bằng kỷ luật là những tố chất quyết định nên thành công trong đầu tư chứng khoán. 
Như chúng tôi đã nhiều lần nhắc về câu châm ngôn của ngài Munger: “Bí quyết thành công duy nhất của tôi ư? Đó là lí trí (rationality). Nó giúp tôi sống sót trên cuộc đời này".
Nay, với chủ đề tâm lý học sẽ đi theo đọc giả trong suốt chặng đường đầu tư hàng chục năm sau, chúng tôi xin được lược dịch, trích dẫn lại bài nói chuyện huyền thoại của ngài Munger tại trường Harvard, 1995, với tên gọi “Tâm lý học đằng sau những hành vi sai lầm của loài người” (The psychology of human misjudgement), giúp nhà đầu tư cá nhân chúng ta không chỉ hiểu hơn về thế giới, mà còn hiểu hơn về bản thân, tự sửa mình, để từ đó mới có thể giữ được “nụ cười thanh thản” qua những năm tháng đầy cạm bẫy phía trước vậy...
Bình luận của Tuấn Anh:
25 thành kiến mà Munger đề cập tới không chỉ hữu ích trong đầu tư chứng khoán mà còn mang lại cho bạn 1 cái nhìn mới mẻ, dễ hiểu với hành vi của bạn, của người xung quanh. Hiểu người hiểu mình là 1 trong những mấu chốt làm cho cuộc sống thành công hơn, hạnh phúc hơn. 
Tóm lại bề nào cũng có lợi, không thành công cũng thành nhân.
Trong phần bình luận của mình, vì 2 bình luận trên đã rất xác đáng, tôi sẽ cố gắng đưa vô những câu châm ngôn, tục ngữ để thấy rằng kho trí khôn được truyền từ bao đời thì luôn tiềm ẩn sự hợp lý và đắc dụng.
Bài này là bài mở đầu trong loạt 25 bài thành kiến của Munger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét