Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Thù dai nhớ lâu (3)


#3. Tâm lý ghét bỏ (Disliking/hating tendency)
@Ngài Munger: “Trái ngược lại với xu hướng tâm lý yêu thích trên, loài người vốn đã sinh ra để ghét bỏ và thù hằn ngay từ đầu.
Lịch sử loài người của chúng ta tràn ngập những cuộc chiến tranh của các bộ tộc, tôn giáo, chính trị. Israel và Palestine mâu thuẫn với nhau hàng nghìn năm.
Đúng như một câu châm ngôn thông thái nhất mà tôi từng nghe: “Chính trị là nghệ thuật của các trò tuyên chiến vì thù ghét nhau."

Tâm lý ghét bỏ còn hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh chị em ruột thịt đấu tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét nhau qua hàng chục năm.
Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù hằn là: 
một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà những đối tượng ta ghét bỏ mang lại; 
hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì liên kết trong quá khứ của ta."

@S.A.F.E: Sự phi lí trí đến từ tâm lý thù hằn phổ biến và có thể gây thiệt hại cho kết quả đầu tư của ta vô cùng, nếu ta không biết hạn chế nó.
Chúng tôi từng tận mắt thấy một cổ đông của MWG, thể hiện rõ sự thù hằn với ban lãnh đạo FRT – đối thủ cạnh tranh – khi nêu ra một vài điểm yếu/rủi ro của MWG, mặc dù những điều mà họ nói hoàn toàn có lý lẽ.
Ở trường hợp khác, chúng tôi thấy một người, chỉ vì sự không ưa thích cảm tính đối với ban lãnh đạo, trở nên ghét bỏ và đánh giá không khách quan các lợi thế cạnh tranh của công ty.
Để tránh bẫy tâm lý này, nhất thiết ta phải chịu khó lắng nghe ý kiến trái chiều: từ những người am hiểu trong ngành, từ đối thủ cạnh tranh và từ chính các khách hàng. 
Giải pháp cụ thể hơn chúng tôi sẽ nói ở bẫy tâm lý số #5.

Trent Hamm:
Điều này về cơ bản là đảo ngược của các mục ở trên. Chúng ta có xu hướng tìm thấy lỗi không cần thiết và khuếch đại các lỗi trong khi bỏ qua các đức tính của mọi người và những thứ chúng ta không thích và những người và những thứ chúng ta cho là không thích chúng ta.
Điều này gần như không bao giờ hữu ích, và nó dễ dàng bị khai thác thành hành vi khủng khiếp.
Chúng ta rơi vào cái bẫy này khi chúng ta rập khuôn người hoặc vật dựa trên một hoặc hai chi tiết nhỏ hoặc vì lời nói khó nghe của ai đó hoặc thứ gì đó mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta tin tưởng.
Những ví dụ tuyệt vời về điều này bao gồm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự cố chấp thực tế, quảng cáo tiêu cực, chủ nghĩa cực đoan chính trị, tin đồn tại nơi làm việc và rất nhiều phương tiện truyền thông xã hội.

Cách tốt nhất tôi tìm thấy để vượt qua sự thiên vị này là lấy thứ gì đó tôi không thích và cố tình bắt đầu đặt tên cho những điều tốt đẹp về nó.
Đôi khi, tôi phải thực hiện nghiên cứu để tìm ra nó, vì vậy tôi sẽ  Google tại sao mọi người thích X và tìm hiểu những đặc điểm tốt của người đó hoặc điều đó.
Nếu điều đó không hiệu quả, tôi có thể hỏi những người có vẻ thích điều tôi đang cố gắng tìm hiểu thêm.

Tuấn Anh: 
Hôm nay ta bàn tới sự ghét bỏ, thù hằn. Có vẻ là 1 sở trường qua việc thù dai nhớ lâu. Yêu nên tốt, ghét nên xấu rồi yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.
Ghét ngược lại với thích: hôm qua người mình thích thích xứng là 1 mình nâng lên thành 10, hôm nay ghét, cũng con người ấy, hành động đó có đáng 10 thì mình vẫn nghĩ chỉ đáng 1.
Như vậy là ta đã điểm qua 03 thành kiến mà người VN nặng nhứt: tham vặt và cảm tính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét