Song thủ hỗ bác
Mấy người khoái đọc Kim Dung đều rành rẽ về Châu Bá Thông. Ông là người phát minh ra món lấy hai tay mình tự đánh nhau, sau thành công phu đặc dị, mỗi tay một loại chưởng pháp khiến đối thủ bối rối, loay hoay không biết đường nào mà đỡ. Công phu tuy chưa đến mức độc cô cầu bại nhưng cũng chẳng thua ai.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_B%C3%A1_Th%C3%B4ng
“Tuy nổi tiếng là nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Chu Bá Thông là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tuy nhiên tư liệu về ông rất ít. Một số ghi chép ít ỏi cho biết ông sống vào cuối thời Bắc Tống, cùng thời với Vương Trùng Dương, là người Ninh Hải, Sơn Đông, đồng hương với một số thành viên trong nhóm Toàn Chân Thất tử là Đan Dương tử Mã Ngọc, Trường Chân tử Đàm Xứ Đoan, Ngọc Dương tử Vương Xứ Nhất, Quảng Ninh tử Hách Đại Thông và Thanh Tĩnh tản nhânTôn Bất Nhị.
Chu Bá Thông sinh thời rất ngưỡng vọng Vương Trùng Dương. Bấy giờ, Vương đang vân du truyền đạo khắp nơi, đã thu nhận Khưu Xứ Cơ, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Vương Xứ Nhất và Hách Đại Thông làm môn đệ. Mãi đến khoảng tháng 4 năm 1169, Vương cùng các đồ đệ mới trở về Ninh Hải. Chu Bá Thông khi đó đã mời Vương Trùng Dương tới nơi cư trú của mình, có tên là "Kim Liên Đường" để đàm đạo. Tại đây, vợ của Mã Ngọc là Tôn Bất Nhị xuất gia theo Toàn Chân giáo. Tháng 8 năm đó, Vương thành lập Tam giáo Kim Liên hội, một chi nhánh của Toàn Chân giáo, đặt dưới sự trợ giúp của Chu Bá Thông. Sau đó, Vương tiếp tục đến huyện Phúc Sơn truyền đạo, thu nạp Lưu Xứ Huyền.
Những hành trạng khác của Chu Bá Thông không thấy tài liệu nào ghi chép tới.
Nhân vật lừng danh trong tiểu thuyết võ hiệp
Với những thông tin ít ỏi đó, Kim Dung đã tiểu thuyết hóa và đưa Chu Bá Thông trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất trong các tác phẩm của mình.
Trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ, Chu Bá Thông được xây dựng là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Ông được mô tả là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một con nghiện võ thuật. Ông là người sáng chế ra món võ công "Không minh quyền", đặc biệt là môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.”
Khi ông đi về phương nam thì có rất nhiều đệ tử theo học môn võ này của ông. Người phương nam vốn ốm yếu nhỏ bé nhưng lanh lợi khôn vặt mà mấy người xách mé quen gọi là láu cá, chuyên rình rình chuyện hơn người hay lấy của người về làm của mình,
Châu Bá Thông tuy là bậc kỳ tài võ học nhưng tính lại con nít nên dễ bị lừa, dụ, gạt…Học học nữa học mãi nhưng đám đệ tử này vốn tính điêu toa cổ quái chứ không vô tư trong sáng nên cuối cùng chữ tác ra chữ tộ, biến thái biến dị thế nào mà ra những công phu còn kỳ dị âm hiểm tàn độc hơn hẳn món song thủ hỗ bác trên:
- Như cánh giao thông thì đánh xi nhan bên phải, quẹo về bên trái
- Dân trượng phu quân tử thì nói một đằng làm một nẻo
- Dân đi học thì bụng nghĩ sai, mồm nói đúng đúng
- Dân đi làm thì chân trong nhỏ, ngắn hơn chân ngoài
- Dân buôn bán thì hàng gian hàng giả lại nói là hàng hiệu hàng gin…
Nói chung chuyên về biến hóa, gây chóng mặt cho người khác. Kết quả là dân xứ này ai sở đắc ngón Song thủ hỗ bác cũng đều đi đứng khệnh khà khệnh khạng để tránh tình trạng đi liêu xiêu do bị hoa mắt đau đầu gây ra. Bọn nhà y thì cứ phán do máu lên não thiếu mà không hiểu đó là lối tấn, đi đứng đặc dị của đám đệ tử biến thái này.
Mấy người khoái đọc Kim Dung đều rành rẽ về Châu Bá Thông. Ông là người phát minh ra món lấy hai tay mình tự đánh nhau, sau thành công phu đặc dị, mỗi tay một loại chưởng pháp khiến đối thủ bối rối, loay hoay không biết đường nào mà đỡ. Công phu tuy chưa đến mức độc cô cầu bại nhưng cũng chẳng thua ai.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_B%C3%A1_Th%C3%B4ng
“Tuy nổi tiếng là nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Chu Bá Thông là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tuy nhiên tư liệu về ông rất ít. Một số ghi chép ít ỏi cho biết ông sống vào cuối thời Bắc Tống, cùng thời với Vương Trùng Dương, là người Ninh Hải, Sơn Đông, đồng hương với một số thành viên trong nhóm Toàn Chân Thất tử là Đan Dương tử Mã Ngọc, Trường Chân tử Đàm Xứ Đoan, Ngọc Dương tử Vương Xứ Nhất, Quảng Ninh tử Hách Đại Thông và Thanh Tĩnh tản nhânTôn Bất Nhị.
Chu Bá Thông sinh thời rất ngưỡng vọng Vương Trùng Dương. Bấy giờ, Vương đang vân du truyền đạo khắp nơi, đã thu nhận Khưu Xứ Cơ, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Vương Xứ Nhất và Hách Đại Thông làm môn đệ. Mãi đến khoảng tháng 4 năm 1169, Vương cùng các đồ đệ mới trở về Ninh Hải. Chu Bá Thông khi đó đã mời Vương Trùng Dương tới nơi cư trú của mình, có tên là "Kim Liên Đường" để đàm đạo. Tại đây, vợ của Mã Ngọc là Tôn Bất Nhị xuất gia theo Toàn Chân giáo. Tháng 8 năm đó, Vương thành lập Tam giáo Kim Liên hội, một chi nhánh của Toàn Chân giáo, đặt dưới sự trợ giúp của Chu Bá Thông. Sau đó, Vương tiếp tục đến huyện Phúc Sơn truyền đạo, thu nạp Lưu Xứ Huyền.
Những hành trạng khác của Chu Bá Thông không thấy tài liệu nào ghi chép tới.
Nhân vật lừng danh trong tiểu thuyết võ hiệp
Với những thông tin ít ỏi đó, Kim Dung đã tiểu thuyết hóa và đưa Chu Bá Thông trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất trong các tác phẩm của mình.
Trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ, Chu Bá Thông được xây dựng là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Ông được mô tả là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một con nghiện võ thuật. Ông là người sáng chế ra món võ công "Không minh quyền", đặc biệt là môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.”
Khi ông đi về phương nam thì có rất nhiều đệ tử theo học môn võ này của ông. Người phương nam vốn ốm yếu nhỏ bé nhưng lanh lợi khôn vặt mà mấy người xách mé quen gọi là láu cá, chuyên rình rình chuyện hơn người hay lấy của người về làm của mình,
Châu Bá Thông tuy là bậc kỳ tài võ học nhưng tính lại con nít nên dễ bị lừa, dụ, gạt…Học học nữa học mãi nhưng đám đệ tử này vốn tính điêu toa cổ quái chứ không vô tư trong sáng nên cuối cùng chữ tác ra chữ tộ, biến thái biến dị thế nào mà ra những công phu còn kỳ dị âm hiểm tàn độc hơn hẳn món song thủ hỗ bác trên:
- Như cánh giao thông thì đánh xi nhan bên phải, quẹo về bên trái
- Dân trượng phu quân tử thì nói một đằng làm một nẻo
- Dân đi học thì bụng nghĩ sai, mồm nói đúng đúng
- Dân đi làm thì chân trong nhỏ, ngắn hơn chân ngoài
- Dân buôn bán thì hàng gian hàng giả lại nói là hàng hiệu hàng gin…
Nói chung chuyên về biến hóa, gây chóng mặt cho người khác. Kết quả là dân xứ này ai sở đắc ngón Song thủ hỗ bác cũng đều đi đứng khệnh khà khệnh khạng để tránh tình trạng đi liêu xiêu do bị hoa mắt đau đầu gây ra. Bọn nhà y thì cứ phán do máu lên não thiếu mà không hiểu đó là lối tấn, đi đứng đặc dị của đám đệ tử biến thái này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét