Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Thầy Tây thầy Ta

11.07.21
Cơ lý thuyết thời bao cấp Là 1 môn khó nên số thi lại đông, số xin điểm chạy điểm nhiều và nhiều thầy nổi danh dũng sĩ diệt sinh viên. Như hôm tôi thi bốc được đề dễ ẹt là tìm chuyển động của đầu van xe đạp như toán cấp 2 mà cứ loay hoay vì sợ có bẫy gì trỏng chớ sao đơn giản thế, thật là tâm lý thần hồn nát thần tính như kiểu dịch Covid bây giờ. Hôm nay xin được kể 2 mẩu chuyện về 2 gv dạy cơ lý thuyết 
 - Ăn gì mà làm: ổng là ba của thằng bạn. Sinh viên tại chức tới xin điểm nhiều còn sv chính qui thì không dám. Trong đám có người sau đi làm thành chức sắc về thăm thầy kể chuyện công việc rồi kết luận ăn gì mà làm hở thầy. Trò về thầy lẩm bẩm tao biết quá mà, hạng đấy thì những việc khó chút có cho ăn vàng cũng chả làm được, biết gì đâu mà làm. 
 - Đến tao còn không làm được: có mấy em gái xin thầy trẻ giỏi được thi hết môn. Thầy bảo tới nhà thầy giải bài tập được thì thầy cho thi. Sau 1h em bảo không giải được. Trò về thầy cười to bảo bài đấy tao cũng có giải được đâu. 
 Thêm chuyện thằng bạn vừa làm gv vừa đi tàu 
 - Làm thầy thật thích: Nó bảo, lợi lắm mày ạ. Xuống tàu thì nói với đám thuyền viên, tao còn là thầy của đám sỹ quan còn về trường nói với gv, các ông chỉ lý thuyết suông, chả biết cái gì về thực tế

Tặng các bạn học cao học Việt Bỉ

Sau 20 năm rời ghế nhà trường tôi mới cắp sách đi học lại. Lớp tôi chọn thuộc dạng liên kết, trong 15 môn học thì có một môn do thầy Việt dạy.

Thầy Tây thì tự do trong tư thế, có thể ngồi lên bàn mà nói. Các giáo sư đến từ Pháp, Bỉ, Anh, Mỹ,…đều có lối tiếp cận sinh viên theo kiểu ngang hàng. Thầy đang nói học viên có thể đâm ngang hỏi bất kỳ. Những cái thầy trình bày cũng không có gì cao siêu, họ chỉ yêu cầu chăm chú nghe, đặt câu hỏi, và chắc chắn rằng đã hiểu được vấn đề. Nên thầy Tây rất quan tâm tới những vấn đề cơ bản, điều gì mà họ thấy học viên chưa hiểu là trình bày đi trình bày lại. Nhưng tụi này ham nói, hết bài chứ không hết giờ nên giảng lố giờ là chuyện thường. Có thầy khoái nói đến mức xin tụi học hỏi ít thôi vì tao còn khối thứ phải trình bày.

Nói cho ngay thì chương trình này đơn giản hơn chương trình gốc và thầy cũng yêu cầu ở mức thấp hơn. Ngược lại với thời thuộc địa, chương trình phổ thông bên này còn khó hơn hẳn chương trình bên mẫu quốc Pháp.

Dân Bỉ không chỉ nổi tiếng về socola và bia mà họ còn giống như Sing bên Đông Nam Á, thầu mấy dịch vụ cho khối EU, NATO thì Bỉ rất nhanh chân.

Ông thầy chủ nhiệm chương trình, GS Bayern rất tò mò hỏi tôi tại sao các nước Tây khủng hoảng 2008 mà VN lại không bị và ông cho biết hỏi rất nhiều người Việt khi có cơ hội.

Lớp tôi, đa số tụi trẻ nên rất chịu phương pháp dạy học này. Chịu đến mức khi thầy Việt tới giảng thì họ sốc nặng.

Ông thầy Việt có tuổi, dạy môn lịch sử tư tưởng triết học phương Đông. Thầy cũng tài hoa, thông kim bác cổ. Nói làu làu tứ diệu đế, bát khổ…với chỉ vài nét vẽ minh họa là hình minh họa sống động ngay.

Những món này thanh niên không rành nên rất tò mò nhưng thầy lại yêu cầu không được hỏi khi thầy giảng. Có hỏi gì ghi giấy gửi thầy khi hết giờ, có cô bé quen lối thầy Tây có vấn đề thắc mắc buột mồm hỏi bị đuổi khỏi lớp với lời bình vô phép. Đang học về chữ Lễ mà chả có lễ làm cô bé cứ sôi sùng sục.

Vẫn biết thầy chọn cách tiếp cận từ trên xuống, thầy đứng trên, đứng xa mọi trò. Thầy giảng, trò tiếp thu mới đúng đạo thầy trò.

Cái này hiểu, nhưng tôi vẫn thắc mắc tại sao Khổng tử lại bàn luận với các trò rất nhiều. Bàn luận diễn ra lúc nào. Hóa ra Khổng Tử 3 cùng với đám môn sinh. Lên lớp thì vậy nhưng thời gian đi dạo, ăn uống thì thầy trò cùng vui vẻ bàn luận, thậm chí trêu ghẹo nhau.
Thầy Việt của lớp, dạy chính quy nên chỉ có cùng học viên trên bục giảng. Thầy học Khổng phu tử mà lại quên béng mất hoàn cảnh thầy trò Khổng phu tử giáo huấn, đàm đạo. Thầy ơi, quên mất vế đàm đạo rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét