Thăng trầm nghề thầy giáo
Xưa vì nặng vía cụ Khổng nên nhà giáo được gọi là thầy. Thầy giáo chung với 2 thầy khác là thầy mo và thầy lang.
Ngược lên nữa thì người được dân gian gọi bằng thầy đầu tiên chính là thầy mo. Sau nhờ giáo hóa mà thêm thầy giáo, thầy lang.
Ở VN đầu TK20 thì thầy giáo làng vẫn thường kiêm nghề thầy lang.
Nói thế để thấy nghề giáo là cao quý. Đi vào Nam thì với bản chất đơn giản của mình, dân chỉ còn phân biệt dân thầy và dân thợ. Dân thợ là lao động chân tay, dân thầy thì như bây giờ gọi là dân văn phòng. Thầy giáo vậy cũng trong giới dân thầy.
Đến thời bao cấp. Giai đoạn đầu hừng hực khí thế công nghiệp hóa thì thầy giáo được gọi là kỹ sư tâm hồn, còn trong nam thì lại gọi thành giáo sư. Giáo sư giờ đạt được khó khăn, đòi hỏi nhiều thứ, nhưng ngẫm lại xưa gọi chung thầy giáo là giáo sư, giờ chỉ số rất ít nhà giáo mới được gọi là giáo sư cũng có cái lý của nó, tức là chung một hằng số về chất lượng.
Cuối thời bao cấp đói kém thì xem ra cao quý không bằng có miếng bỏ mồm, thơ ca hò vè đợt đó toàn là:
Thầy giáo tháo giày đi chân đất
Giáo chức dứt cháo đón xuân sang
Nói chung nhà giáo, nhà báo, nhà đài bị liệt vào hạng đói kém.
Mở cửa, kinh tế thị trường lên ngôi. Thầy giáo cũng phải bươn bả kiếm tiền. Để có được đồng tiền, họ biết ai là thượng đế:
- Không thầy đố mày dạy ai
Và sức mạnh của thầy:
- Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Mà chữ yêu thì mênh mông lắm.
Để đề phòng đồng tiền lấn át tri thức, người ta đã cẩn thận ghi khắc ở mỗi cổng trường là tiên học lễ, hậu học văn. Tức là trước tiên phải biết về lễ nghĩa, sau đó rồi mới được học kiến thức.
Mục đích thì hay nhưng vô tình lại chỉ cho mọi người thấy, trường cũng chỉ coi kiến thức đứng hàng thứ hai mà thôi. Cũng có nghĩa, thầy giáo, người truyền dạy kiến thức cũng chỉ ở vị trí tương ứng, xếp sau một thứ cũng vô hình mỗi người định nghĩa một kiểu trong thời chuyển đổi này (Lễ nghĩa này theo định nghĩa của cụ Khổng Mạnh, hay theo định nghĩa con người mới XHCN, hay theo con người thị trường, chưa thấy ai làm rõ).
Đồng tiền lên ngôi cao quá thì những chuyện con sâu làm rầu nồi canh lấy tiền đổi điểm, lấy tình đổi điểm cũng xuất hiện:
- Thầy trò, thò chầy hay nằm yên thầy cho lên lớp
Cũng phũ phàng nhạt nhòa cho thân phận thầy giáo. Nhưng dù sao cũng xin chúc mừng ngày nhà giáo cho xứng với sự cao quý của thầy.
Xưa vì nặng vía cụ Khổng nên nhà giáo được gọi là thầy. Thầy giáo chung với 2 thầy khác là thầy mo và thầy lang.
Ngược lên nữa thì người được dân gian gọi bằng thầy đầu tiên chính là thầy mo. Sau nhờ giáo hóa mà thêm thầy giáo, thầy lang.
Ở VN đầu TK20 thì thầy giáo làng vẫn thường kiêm nghề thầy lang.
Nói thế để thấy nghề giáo là cao quý. Đi vào Nam thì với bản chất đơn giản của mình, dân chỉ còn phân biệt dân thầy và dân thợ. Dân thợ là lao động chân tay, dân thầy thì như bây giờ gọi là dân văn phòng. Thầy giáo vậy cũng trong giới dân thầy.
Đến thời bao cấp. Giai đoạn đầu hừng hực khí thế công nghiệp hóa thì thầy giáo được gọi là kỹ sư tâm hồn, còn trong nam thì lại gọi thành giáo sư. Giáo sư giờ đạt được khó khăn, đòi hỏi nhiều thứ, nhưng ngẫm lại xưa gọi chung thầy giáo là giáo sư, giờ chỉ số rất ít nhà giáo mới được gọi là giáo sư cũng có cái lý của nó, tức là chung một hằng số về chất lượng.
Cuối thời bao cấp đói kém thì xem ra cao quý không bằng có miếng bỏ mồm, thơ ca hò vè đợt đó toàn là:
Thầy giáo tháo giày đi chân đất
Giáo chức dứt cháo đón xuân sang
Nói chung nhà giáo, nhà báo, nhà đài bị liệt vào hạng đói kém.
Mở cửa, kinh tế thị trường lên ngôi. Thầy giáo cũng phải bươn bả kiếm tiền. Để có được đồng tiền, họ biết ai là thượng đế:
- Không thầy đố mày dạy ai
Và sức mạnh của thầy:
- Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Mà chữ yêu thì mênh mông lắm.
Để đề phòng đồng tiền lấn át tri thức, người ta đã cẩn thận ghi khắc ở mỗi cổng trường là tiên học lễ, hậu học văn. Tức là trước tiên phải biết về lễ nghĩa, sau đó rồi mới được học kiến thức.
Mục đích thì hay nhưng vô tình lại chỉ cho mọi người thấy, trường cũng chỉ coi kiến thức đứng hàng thứ hai mà thôi. Cũng có nghĩa, thầy giáo, người truyền dạy kiến thức cũng chỉ ở vị trí tương ứng, xếp sau một thứ cũng vô hình mỗi người định nghĩa một kiểu trong thời chuyển đổi này (Lễ nghĩa này theo định nghĩa của cụ Khổng Mạnh, hay theo định nghĩa con người mới XHCN, hay theo con người thị trường, chưa thấy ai làm rõ).
Đồng tiền lên ngôi cao quá thì những chuyện con sâu làm rầu nồi canh lấy tiền đổi điểm, lấy tình đổi điểm cũng xuất hiện:
- Thầy trò, thò chầy hay nằm yên thầy cho lên lớp
Cũng phũ phàng nhạt nhòa cho thân phận thầy giáo. Nhưng dù sao cũng xin chúc mừng ngày nhà giáo cho xứng với sự cao quý của thầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét