Theo tìm hiểu của VnEconomy, đến 15/3/2013, tăng trưởng tín dụng vẫn còn âm khoảng 0,18 - 0,2%, tức là vẫn chưa thể cải thiện so với tháng 2. Năm thứ hai liên tiếp hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng “cài số lùi” như vậy, về tổng thể.
Thêm một lần nữa các nguyên nhân khiến tín dụng giảm lại được tìm hiểu, điều đã từng kéo dài đến gần nửa năm trước.
Có nhiều nguyên nhân. Nổi bật vẫn là kinh tế khó khăn, tồn kho cao, triển vọng hồi phục sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng, nhu cầu vay vốn hạn chế; trải qua những năm vừa rồi, sức khỏe nhiều doanh nghiệp hao hụt, khó đáp ứng các điều kiện cho vay; dù đã giảm, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao, là một trở ngại; nợ xấu vẫn là một điểm nghẽn trong dòng vốn mà chưa thể xử lý rốt ráo…
Song, tín dụng tăng trưởng âm không hẳn là quá tệ, nếu so với cách bùng nổ nhiều năm trước với sự bơm thổi theo “công thức bầu Kiên”. Góc nhìn này cũng góp phần giải thích vì sao tín dụng thời gian qua chật vật như vậy, nhìn ở mức tăng trưởng chung, hay nợ xấu còn lắm phức tạp.
Tại hội nghị ngành ngân hàng đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến tình trạng một số cổ đông lớn trong hệ thống lập công ty con, “tài sản thế chấp một đồng thì đưa lên vài trăm đồng để lấy tiền ra”. Thực trạng này đã, đang và sẽ tiếp tục rõ qua những dẫn chứng cụ thể được bóc tách.
Bên cạnh vấn đề đạo đức, pháp lý như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại hội nghị trên, tình trạng đó đã góp phần bơm thổi cho tăng trưởng tín dụng trước đây, mà nay có thể đã xẹp bớt.
Có thể định hình mô hình đó như sau: người vay có tài sản thế chấp chỉ 100 đồng, nhưng được vay tới 80 đồng; nếu bị nâng khống giá trị tài sản, mức vay có thể tới 100 đồng, thậm chí cao hơn. Nay, môi trường rủi ro bộc lộ, nhà băng kiểm soát chặt hơn, thận trọng hơn, tài sản sẽ được định giá chỉ khoảng 60 - 70 đồng, và cho vay tối đa 30 đồng. Tín dụng giảm một phần ở thay đổi này.
Như trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên, hay còn gọi là “bầu Kiên”, qua thông tin điều tra hé lộ gần đây cho thấy một công thức tạo tiền quy mô lớn.
Bằng cách lập các công ty con, phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu cho ngân hàng, dùng vốn huy động từ trái phiếu trở lại mua cổ phần chính ngân hàng, dùng cổ phiếu đó thế chấp để tiếp tục mượn vốn. Về bản chất, trái phiếu cũng là tín dụng, vòng quay đó như chất kích thích của bột nở, khiến chiếc bánh tín dụng phồng lên. Mức độ phồng lên như thế nào gắn với mức độ quay vòng vốn kiểu như vậy, mà “bầu Kiên” có thể không là cá biệt.
Thêm nữa, một vòng quay khác có thể tiếp tục được tạo ra, khi ngân hàng dùng nguồn trái phiếu thế chấp đó làm tài sản để mượn vốn trên liên ngân hàng, rồi lại dùng cho vay tiếp…
Qua các vòng quay, quy mô khoản vay có thể đội lên vài ba lần. Vấn đề là giá trị tài sản, giá trị tín chấp (chủ yếu ở trái phiếu) dễ trở thành những miếng bánh vỡ vụn trong túi nợ xấu ngân hàng. Những khoản vay có quy mô gần ngang giá với tài sản thế chấp, thậm chí lớn hơn tài sản thế chấp qua nâng khống, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Như trong thông tin hé mở vòng quay vốn của “bầu Kiên”, cổ phiếu của những ngân hàng chưa niêm yết được dùng làm thế chấp cho những khoản vay lớn, giá trị thế chấp là một điểm được chú ý. Thời chứng khoán thăng hoa, thông thường các nhà băng chỉ áp hạn mức tối đa 60 - 70% thị giá cổ phiếu. Những năm gần đây, với sự sa sút của thị trường chứng khoán, hạn mức cao chỉ còn khoảng 30 - 40% thị giá. Việc vẫn cho hạn mức cỡ 60 - 70%, thậm chí cao hơn, bên cạnh yếu tố rủi ro, còn là tác nhân thổi phồng tín dụng.
Có thể định hình mô hình đó như sau: người vay có tài sản thế chấp chỉ 100 đồng, nhưng được vay tới 80 đồng; nếu bị nâng khống giá trị tài sản, mức vay có thể tới 100 đồng, thậm chí cao hơn. Nay, môi trường rủi ro bộc lộ, nhà băng kiểm soát chặt hơn, thận trọng hơn, tài sản sẽ được định giá chỉ khoảng 60 - 70 đồng, và cho vay tối đa 30 đồng. Tín dụng giảm một phần ở thay đổi này.
Dĩ nhiên, có hàng loạt các điều kiện để không thổi phồng tín dụng kiểu trên, nếu làm đúng nguyên tắc; hay về lý thuyết các khoản vay thông thường không thể lọt qua cơ chế kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Vấn đề là những trường hợp đó là ông chủ, là cổ đông lớn, là sân sau…, có những “cửa” ngoài nguyên tắc. Nếu có nhiều trường hợp như “bầu Kiên”, quy mô hàng nghìn tỷ đồng sẽ càng được nhân rộng để trở thành trọng số trong tăng trưởng tín dụng trước đây.
Có thể đó chỉ là một vài người vay vốn, nhưng lại bằng hàng nghìn người vay thông thường.
Trong lần trò chuyện mới đây với VnEconomy, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), nói rằng: “Nông dân là ân nhân của chúng tôi, những khoản vay nhỏ lẻ từ họ là vốn quý của ngân hàng”.
Ông Hưởng cho biết, thời gian qua, khi LienVietPostBank mở gói tín dụng nông nghiệp - nông thôn khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng, có người cho là đi làm chính trị, đánh bóng thương hiệu. “Đúng là chúng tôi có ý thức chính trị, nhưng đó là cách làm có tính toán rõ ràng. 1.000 tỷ đồng chỉ cho vay được vài ông lớn, một ông trong số đó khó khăn, rủi ro là rất lớn. Nhưng 1.000 tỷ đồng có thể chia thành hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn món vay cho các hộ nông dân, rủi ro được trải ra, chưa nói đến những lợi ích khác. Và chúng tôi sống được nhờ những món vay rất nhỏ lẻ như vậy”, ông Hưởng nói.
Những tác động cho vay “kiểu bầu Kiên”, qua định giá tài sản thế chấp bất động sản cao hơn để có hạn mức cao hơn (dĩ nhiên là còn nhiều điều kiện khác để duyệt cho vay) đã tạo ra một quy mô tổng dư nợ lớn những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2010.
Trở lại với tác nhân thổi phồng tín dụng nói trên, dễ thấy sự tham gia không chỉ cá biệt ở một số ông chủ, cổ đông lớn, sân sau hay khách hàng có quan hệ riêng…, mà có thể xem xét ở phạm vi rộng hơn.
Theo thống kê của đơn vị chuyên trách, có tới trên dưới 60% các khoản vay trong hệ thống được thế chấp bằng bất động sản. Trước đây, bong bóng bất động sản có ảnh hưởng nhất định đến việc định giá. Giả sử trước đây, một dự án có thể đảm bảo cho khoản vay 1.000 tỷ đồng; nhưng nay, khi giá bất động sản thoái trào và thị trường khó khăn, nhà băng chỉ dám cho vay khoảng 500 tỷ đồng, thậm chí thấp hơn. Tín dụng theo đó cũng đã phần bớt bị bơm thổi.
Những tác động cho vay “kiểu bầu Kiên”, qua định giá tài sản thế chấp bất động sản cao hơn để có hạn mức cao hơn (dĩ nhiên là còn nhiều điều kiện khác để duyệt cho vay) đã tạo ra một quy mô tổng dư nợ lớn những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2010. Quy mô tín dụng nhanh chóng được đẩy lên tới khoảng 1,2 lần GDP, trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ từ 0,6 - 0,7 GDP.
Chuỗi tăng trưởng bình quân khoảng 33% của tín dụng nhiều năm trước đã tạo ra một tham chiếu quá lớn cho thực tế tăng trưởng vài năm nay. Để tiếp tục tăng trưởng cao trên miếng bánh lớn đó là thử thách, trong khi các yếu tố bơm thổi nói trên hẳn đã hạn chế sau những hậu quả bộc lộ.
Vậy nên, tín dụng tăng trưởng âm hiện nay không hẳn là quá tệ, nếu so với cái giá của hiện tượng bơm thổi trước đây. Hay trong sự sụt giảm của tăng trưởng, một phần đáng kể cần xét đến là nước rút của những trường hợp như “bầu Kiên”.
http://vneconomy.vn/20130320034924426P0C6/tin-dung-con-duoc-bom-thoi-theo-cong-thuc-bau-kien.htm
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Tôn tử binh pháp và phân tích công ty
Giá cổ phiếu lên xuống phụ thuộc rất nhiều vào việc công ty hoạt động tốt hay xấu trong hiện tại và tương lai.
Có một điều khó khăn cho chúng ta là phần lớn mọi người không phải là dân phân tích chứng khoán chuyên nghiệp.
Vậy làm sao có thể lựa chọn chính xác được cổ phiếu mua bán mà vẫn dựa được vào những kiến thức sở trường của mình.
Để giúp phần nào cho các bạn trong việc đánh giá khả năng hiện tại cũng như tương lai của công ty chúng tôi xin cung cấp 13 thiên trong Binh pháp Tôn tử phản ánh 13 vấn đề chính của công ty để các bạn tham khảo.
Điều thú vị là ngành nghề chuyên môn, vốn sống của bạn sẽ có khả năng phù hợp với ít nhất 1 trong 13 thiên này.
Điều thú vị là ngành nghề chuyên môn, vốn sống của bạn sẽ có khả năng phù hợp với ít nhất 1 trong 13 thiên này.
Từ nền tảng kiến thức của mình, bạn sẽ có cơ hội hiểu sâu hơn về công ty mà mình muốn tham gia mua bán – tức là mở ra cho bạn một hướng đầu tư mang tính triết lý Á Đông, một điều khác với tính “số hóa” của Tây phương.
Như chúng ta đã biết, “Tôn Tử binh pháp” là một tác phẩm của người Trung Hoa gồm có 13 thiên đã ra đời cách đây 2.500 năm và không ngừng tỏa sáng.
Tôn Tử binh pháp không những được các danh tướng A Châu nghiền ngẫm và coi là tinh hoa của nghệ thuật dùng binh mà ngày nay tác phẩm của ông còn được các nhà quân sự trên thế giới tham khảo, so sánh với các binh thư cổ điển của Tây phương như sách của J.Cesar, Napoleon…Trong những so sánh này, sách của Tôn Vũ Tử được đánh giá là sâu sắc và toàn diện hơn.
Mục đích của binh pháp Tôn Tử không phải là đánh bại kẻ thù mà là giành phần thắng cho ta. 13 thiên được gói gọn trong lời nói của Tào Tháo: “Gốc ở nhân nghĩa, dựa vào quyền mưu” .
Như vay, Tôn Tử binh pháp không chỉ là một cuốn sách dạy về hành binh bố trận mà nó bao gồm tất cả những phương pháp xử thế trong quan hệ xã hội, thương lượng đàm phán, kinh doanh, đầu tư…để có thể bước tới thành công tùy theo mục đích của người nghiên cứu.
Do đó, binh pháp được sử dụng vào việc phân tích vị thế của công ty trên thị trường, dựa vào phương cách hành động và kết quả kinh doanh của công ty trong quá khứ và hiện tại để ước đoán sự phát triển của công ty trong tương lai.
Để tiện cho việc phân tích, diễn giải chúng ta tóm tắt sơ lược từng thiên theo ngôn ngữ kinh tế:
1. Thủy kế: Thủy, theo người Trung Hoa cổ đại là gốc của ngũ hành. Cho nên thiên này đề cập tới triết lý kinh doanh cũng như văn hóa công ty và tầm quan trọng của phương pháp quản lý theo tình huống.
2. Tác chiến: phương pháp điều hành tổ chức hoạt động của công ty và vai trò của cấp quản lý, đặc biệt là vai trò của giám đốc tài chính (CFO: chief finance officer).
3. Mưu công: hiệu quả kinh doanh của công ty và những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
4. Quân hình: những lợi thế cạnh tranh hiện tại và tiềm năng của công ty so với các công ty khác trên thị trường.
5. Binh thế: Lĩnh vực kinh doanh và phương pháp kinh doanh, đầu tư theo danh mục sản phẩm của công ty.
6. Hư thực: Chiến lược kinh doanh phát triển thị trường.
7. Quân tranh: Tình hình và phương pháp cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ.
8. Cửu biến: Vị thế công ty trên thị trường và năng lực xử lý theo tình huống của công ty.
9. Hành quân: Quá trình phát triển và tái lập công ty.
10. Địa hình: Những rủi ro của công ty.
11. Cửu địa: Đặc điểm của loại thị trường mà công ty đang hoạt động.
12. Hỏa công: Những tình huống đặc biệt mà công ty phải đối mặt.
13. Dụng gián: Hệ thống thu thập, phân tích và bảo vệ thông tin của công ty.
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/thuy-ke-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/tac-chien-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/muu-cong-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/muu-cong-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/binh-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hu-thuc-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/quan-tranh-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/cuu-bien-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hanh-quan-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/ia-hinh-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/cuu-ia-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hoa-cong.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hoa-cong.html
Như chúng ta đã biết, “Tôn Tử binh pháp” là một tác phẩm của người Trung Hoa gồm có 13 thiên đã ra đời cách đây 2.500 năm và không ngừng tỏa sáng.
Tôn Tử binh pháp không những được các danh tướng A Châu nghiền ngẫm và coi là tinh hoa của nghệ thuật dùng binh mà ngày nay tác phẩm của ông còn được các nhà quân sự trên thế giới tham khảo, so sánh với các binh thư cổ điển của Tây phương như sách của J.Cesar, Napoleon…Trong những so sánh này, sách của Tôn Vũ Tử được đánh giá là sâu sắc và toàn diện hơn.
Mục đích của binh pháp Tôn Tử không phải là đánh bại kẻ thù mà là giành phần thắng cho ta. 13 thiên được gói gọn trong lời nói của Tào Tháo: “Gốc ở nhân nghĩa, dựa vào quyền mưu” .
Như vay, Tôn Tử binh pháp không chỉ là một cuốn sách dạy về hành binh bố trận mà nó bao gồm tất cả những phương pháp xử thế trong quan hệ xã hội, thương lượng đàm phán, kinh doanh, đầu tư…để có thể bước tới thành công tùy theo mục đích của người nghiên cứu.
Do đó, binh pháp được sử dụng vào việc phân tích vị thế của công ty trên thị trường, dựa vào phương cách hành động và kết quả kinh doanh của công ty trong quá khứ và hiện tại để ước đoán sự phát triển của công ty trong tương lai.
Để tiện cho việc phân tích, diễn giải chúng ta tóm tắt sơ lược từng thiên theo ngôn ngữ kinh tế:
1. Thủy kế: Thủy, theo người Trung Hoa cổ đại là gốc của ngũ hành. Cho nên thiên này đề cập tới triết lý kinh doanh cũng như văn hóa công ty và tầm quan trọng của phương pháp quản lý theo tình huống.
2. Tác chiến: phương pháp điều hành tổ chức hoạt động của công ty và vai trò của cấp quản lý, đặc biệt là vai trò của giám đốc tài chính (CFO: chief finance officer).
3. Mưu công: hiệu quả kinh doanh của công ty và những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
4. Quân hình: những lợi thế cạnh tranh hiện tại và tiềm năng của công ty so với các công ty khác trên thị trường.
5. Binh thế: Lĩnh vực kinh doanh và phương pháp kinh doanh, đầu tư theo danh mục sản phẩm của công ty.
6. Hư thực: Chiến lược kinh doanh phát triển thị trường.
7. Quân tranh: Tình hình và phương pháp cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ.
8. Cửu biến: Vị thế công ty trên thị trường và năng lực xử lý theo tình huống của công ty.
9. Hành quân: Quá trình phát triển và tái lập công ty.
10. Địa hình: Những rủi ro của công ty.
11. Cửu địa: Đặc điểm của loại thị trường mà công ty đang hoạt động.
12. Hỏa công: Những tình huống đặc biệt mà công ty phải đối mặt.
13. Dụng gián: Hệ thống thu thập, phân tích và bảo vệ thông tin của công ty.
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/thuy-ke-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/tac-chien-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/muu-cong-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/muu-cong-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/binh-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hu-thuc-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/quan-tranh-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/cuu-bien-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hanh-quan-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/ia-hinh-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/cuu-ia-thien.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hoa-cong.html
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/hoa-cong.html
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013
Lý Toét làm CEO
Kinh tế thị trường mở ra, Lý Toét thấy cơ hội của mình tới nơi rồi. Toét chán cái cảnh trút trộm nhộng, kén của vợ đi bán kiếm tiền nhậu nhẹt gái gú với Xã Xệ, Bá Kiến.
Hôm Bá Kiến họp hội đồng kỳ mục lại phổ biến, làng ta cũng phải làm ăn thôi, các chú có ý kiến gì không?
Cả hội đồng nín khe, bảo chúng tớ ăn tục nói láo, chém gió thì ok chứ ý kiến ý cò không quen.
Bá Kiến nói:
Thôi tui tính vầy. Làng ta đẻ nhiều, con nít lắm, cần nhiều cháo nhiều bột, lại cả thịt nữa mà xưa nay nhà nào cũng chỉ quen cảnh giã gạo bằng tay như kiểu nhịp chày trên sóc Bombo. Nay tui tính mua 2 cái cối đá giã gạo bằng chân giao cho Lý Toét 01 cối, Xã Xệ 01 cối. mọi người đồng ý không?
Toét, Xệ mở cờ trong bụng phấn khởi vâng lia lịa.
Thị Mịch ngúng ngoay bảo 2 bác Toét, Xệ giã xong phần em giần sàng, làm kho trữ gạo thóc.
Bá Kiến thấy ý kiến Thị Mịch chí lý bèn chuẩn y. Vậy là Toét, Xệ, Mịch trở thành 03 CEO
03 đưa mơ màng tiền hoa hồng mua cối đá, kho lẫm cười tít mắt.
Tối đó Bá Kiến gọi Lý Toét lên bàn. Nếu ta chia rẽ mỗi đứa mua một thứ thì tiền hoa hồng sẽ ít, mà có nguy cơ rò rỉ, không kín. Nay anh giao cho chú mua tất, rồi nói phao lên mua sỷ lợi hơn mua lẻ, vừa đồng bộ, vừa tiết kiệm tiền. Chú hiểu ý anh chớ.
Toét sướng, cũng bõ những ngày chăn dắt anh Bá Kiến.
Lệnh ban ra, Xệ, Thị Mịch căm lắm nhưng đành chịu.
Thế là Toét ta được ra chợ tỉnh mua 02 cối đá cùng 01 bồ chứa lúa gạo cộng thúng mủng giần sàng.
Hôm Bá Kiến họp hội đồng kỳ mục lại phổ biến, làng ta cũng phải làm ăn thôi, các chú có ý kiến gì không?
Cả hội đồng nín khe, bảo chúng tớ ăn tục nói láo, chém gió thì ok chứ ý kiến ý cò không quen.
Bá Kiến nói:
Thôi tui tính vầy. Làng ta đẻ nhiều, con nít lắm, cần nhiều cháo nhiều bột, lại cả thịt nữa mà xưa nay nhà nào cũng chỉ quen cảnh giã gạo bằng tay như kiểu nhịp chày trên sóc Bombo. Nay tui tính mua 2 cái cối đá giã gạo bằng chân giao cho Lý Toét 01 cối, Xã Xệ 01 cối. mọi người đồng ý không?
Toét, Xệ mở cờ trong bụng phấn khởi vâng lia lịa.
Thị Mịch ngúng ngoay bảo 2 bác Toét, Xệ giã xong phần em giần sàng, làm kho trữ gạo thóc.
Bá Kiến thấy ý kiến Thị Mịch chí lý bèn chuẩn y. Vậy là Toét, Xệ, Mịch trở thành 03 CEO
03 đưa mơ màng tiền hoa hồng mua cối đá, kho lẫm cười tít mắt.
Tối đó Bá Kiến gọi Lý Toét lên bàn. Nếu ta chia rẽ mỗi đứa mua một thứ thì tiền hoa hồng sẽ ít, mà có nguy cơ rò rỉ, không kín. Nay anh giao cho chú mua tất, rồi nói phao lên mua sỷ lợi hơn mua lẻ, vừa đồng bộ, vừa tiết kiệm tiền. Chú hiểu ý anh chớ.
Toét sướng, cũng bõ những ngày chăn dắt anh Bá Kiến.
Lệnh ban ra, Xệ, Thị Mịch căm lắm nhưng đành chịu.
Thế là Toét ta được ra chợ tỉnh mua 02 cối đá cùng 01 bồ chứa lúa gạo cộng thúng mủng giần sàng.
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013
Công nghệ là lõi của phát triển
Công nghệ chính là điểm nghẽn trong sự phát triển của vn. Chính vì vậy mà cnh luôn luôn là 1 trăn trở. Có cnh thành công thì mới có tư thế đứng thẳng được. Đã nhiều lần cố gắng từ thời bao cấp tới thời quả đấm thép dnnn nhưng đều thất bại vì lý do chính là không có nước nào sẵn lòng chuyển giao công nghệ cho vn. Cục diện ngày nay mở ra cơ hội nhận được công nghệ từ Nhật, Mỹ và phương án công ty tư nhân lớn như Vin được đưa ra. Hi vọng là Vin sẽ thành công trong tiếp nhận công nghệ chế tạo máy móc và đặc biệt là công nghệ lưỡng dụng trong ngành hàng hải, cá nhân tôi tin vậy.
Blog này hay. Xin giới thiệu bài này. Phần nguyên nhân cuối cùng có vẻ đuối. Theo tôi Nhật đã đụng giới hạn của chiến lược "làm người thứ 2". Giờ là lúc phải dẫn đầu thì không thể. Hàn Quốc cũng đang thực hiện rất tốt chiến lược người thứ 2 này.
http://aikoku2027.wordpress.com/2012/03/07/do-dau-nh%E1%BB%AFng-ga-kh%E1%BB%95ng-l%E1%BB%93-cong-ngh%E1%BB%87-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-dang-d%E1%BA%A7n-h%E1%BB%A5t-h%C6%A1i-trong-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-21-2/
Do đâu những gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản đang dần hụt hơi trong thế kỷ 21? Phần 1
March 7, 2012aikoku2027Leave a commentGo to comments
Các giai đoạn hình thành một số tên tuổi lớn cùng các sản phẩm tiêu biểu
Nhật Bản là đất nước nằm hoàn toàn tách rời khỏi lục địa, nổi tiếng với việc hàng năm phải đối mặt với hàng chục đến hàng trăm trận động đất lớn nhỏ, tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn rất ít, dân số lại khá đông trong một đất nước chỉ có núi và bốn mặt giáp biển. Có lẽ do hoàn cảnh khắc nghiệt này đã hình thành nên tính cách chăm chỉ, cần mẫn, cứng đầu cùng việc rất chịu khó học hỏi cái hay của người khác nếu họ không muốn được ăn no mặc sướng tại đất nước nghèo tài nguyên này. Bên cạnh đó “hẹp hòi” cũng là một đặc trưng rất rõ nét của người Nhật. Nhưng nhờ những đức tính này mà người Nhật đã làm một điều ít người phương Tây nào nghĩ tới: họ không làm thì thôi, nhưng những gì vô tay họ thì họ sẽ biến chúng tốt hơn hẳn những thứ có sẵn đó.
Và thế giới đồ công nghệ điện tử tiêu dùng, xe hơi, đường sắt là những dẫn chứng không thể chối cãi. Từ tivi, tủ lạnh, âm thanh, máy ảnh, máy giặt, điện thoại, xe hai bánh, bốn bánh, xe điện… được khắp nơi trên thế giới công nhận công nghệ được Nhật áp dụng vào sản xuất đều thuộc hàng tiên tiến và tốt nhất. Hiện tại có lẽ bạn chưa biết, hai nước mà điều kiện nhập khẩu khắc nghiệt nhất trên thế giới chính là Nhật và Thụy Sĩ. Nếu nước A vượt qua được tiêu chuẩn nhập khẩu của hai nước này thì có thể dễ dàng bán hàng vô bất kỳ thị trường nào, kể cả Mỹ. Nhưng ngược lại, đồ được châu Âu hay Mỹ chấp thuận cho nhập khẩu chưa chắc được Nhật hay Thụy Sĩ gật đầu. Nói đến điều này để bạn có thể hình dung người Nhật “khó tính” ra sao đối với chất lượng sản phẩm. Nhưng do đâu chỉ trong vòng gần 10 năm trở lại đây, nhiều hãng sản xuất của họ bỗng nhiên trì trệ, tuột dốc về thị phần cùng việc thua lỗ qua từng năm, bị các đồng nghiệp bên nước láng giềng đuổi kịp và vượt qua thị phần trên thế giới ở một số ngành nghề? Do hiện tại tôi không còn ở Nhật, những sự việc gần đây được đề cập trong bài (chủ yếu trong phần cuối) là từ một số nguồn của báo chí Nhật, một số kinh nghiệm khi còn sống tại Nhật, cùng với thông tin của các người bạn Nhật trao đổi với tôi, vì vậy thiếu sót là điều không tránh khỏi. Xin nói trước bản thân tôi do đã từng sống gần 10 năm tại Tokyo, nên tình cảm tôi dành cho các hãng công nghệ của Nhật sẽ tốt hơn nhiều so với các nước khác, một chút thiên vị cũng sẽ không tránh khỏi trong bài viết này.
Xin đi vào vấn đề chính.
Các hãng công nghệ của Nhật chính thức bùng nổ lúc nào? Do đâu họ lại có thể khiến “tây mũi lỏ” cúi đầu bái phục trước các sản phẩm của một nước châu Á, điều mà hầu như không nước châu Á nào làm được trong nền công nghiệp hiện đại?
Khởi nguồn cho ngành công nghiệp của cả Nhật Bản là Mitsubishi, thành lập năm 1870, hai năm sau khi Nhật bước qua thời kỳ Meiji. Mitsubishi ban đầu chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nặng là chính, một số máy bay, động cơ tàu chiến của Nhật trong WWII đều có sự tham gia sản xuất của công ty này. Dù hiện nay chúng ta thấy Mitsubishi không quá nổi trội trong công nghiệp xe hơi, điện tử, nhưng Mitsubishi là một trong bốn trụ cột chống đỡ cho cả nền kinh tế Nhật cho đến năm 1949, khi chính phủ sau WWII giải tán quyền lực của bộ tứ này. Ba tập đoàn tài phiệt còn lại là Mitsui, Sumitomo và Yasuda. {Bên lề một chút: hiện tại Mitsubishi vẫn chi phối rất lớn đến kinh tế, tài chính cả nước Nhật, bên cạnh tập đoàn ngân hàng Mitsui Sumitomo (hai tập đoàn cũ sáp nhập lại sau vụ suy thoái bong bóng kinh tế châu Á), Mizuho và tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki}.
Quay lại vấn đề thành lập các công ty lớn của Nhật thời điểm này, năm 1887 Yamaha thành lập nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào công nghiệp âm nhạc trong giai đoạn đầu (Người Việt biết đến Yamaha chủ yếu qua xe gắn máy hai bánh, nhưng Yamaha nổi tiếng trong thế giới âm nhạc hơn khi họ hiện tại là công ty sản xuất dụng cụ cho âm nhạc lớn nhất thế giới). Đến năm 1899, NEC thành lập trực thuộc tập đoàn tài phiệt Sumitomo, cùng với Toshiba(1904), Hitachi(1910), Sharp(1912), Matsushita(1918) (tên chính thức của Panasonic tại Nhật), JVC(1927) là những công ty đàn anh đặt nền móng cho các công ty điện tử đàn em khác mọc lên một cách nhanh chóng sau WWII. Cũng giống vậy với Suzuki(1909), Nissan(1934) và Toyota(1937) cũng góp phần quan trọng đặt nền móng cho ngành công nghiệp xe hơi của Nhật. Còn một số hãng nổi tiếng khác lâu đời hơn, nhưng do liên tiền thân thành lập với mục đích phục vụ cho chính phủ của Nhật trong chiến tranh hay chủ yếu sản xuất các loại xe công nông nên tôi không đề cập tới, như Isuzu(1916), Komatsu(1917), Mazda(1920) (sau chiến tranh hãng này mới tập trung vào sản xuất ô tô dân dụng và không còn liên quan đến chính phủ), Daihatsu(1907) (hãng sản xuất xe ô tô lâu đời nhất của Nhật).
Thời kỳ đầu thế kỷ 19 đến trước khi Nhật tham chiến ở WWII là thời kỳ mà chính phủ Nhật đẩy mạnh việc ủng hộ các nơi thành lập các hãng công nghiệp ở mọi phân khúc, thúc đẩy các kỹ sư của họ học hỏi mọi điều từ phương Tây, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật của Nhật để chuẩn bị cho cuộc chiến. Còn rất nhiều hãng nổi tiếng khác thành lập trước cuộc chiến như Nikon(1917), Olympus(1919), Daikin(1924), Fujitsu(1925), Canon(1937)… Có lẽ bạn nghĩ rằng tôi điên, nhưng tôi cho rằng nếu không có chuyện Nhật tham dự WWII và bại trận thì có lẽ họ không thể tạo được đất nước Nhật nổi tiếng và lớn mạnh về kinh tế như ngày nay. Chính việc tham chiến, bại trận, đất nước bị tàn phá khắp nơi cùng với việc nợ chiến tranh ngập đầu đã khiến người Nhật vực dậy tinh thần “Samurai” không chịu khuất phục thấm sâu trong máu họ qua từng thế hệ. Sau chiến tranh, ngoài các hãng đã có tên tuổi nhất định tại Nhật, lần lượt đàn em các hãng này như Sony(1946), Pioneer(1947), Honda(1948), Sanyo(1950), Casio(1957)… ra đời, thổi làn gió mới rất đúng lúc vào nền công nghiệp đang gặp tổn thất nặng của Nhật.
Nếu ai đã từng qua nước này học tập hay làm việc, từng biết sơ qua từng thời kỳ của Nhật như Edo, Meiji, Taisho, Showa và hiện nay là Heisei, thì chắc chắn biết rằng thời kỳ đen tối nhất, nghèo đói và khắc nghiệt nhất của Nhật trong lịch sử hiện đại chính là 10 năm đầu sau chiến tranh. Mỗi người Nhật bất kể già trẻ lớn bé đều gồng mình làm việc để kiếm sống, cùng việc phải hỗ trợ chính phủ mới tái thiết đất nước cùng nợ nầng phải trả cho các bên thắng trận. Có thể nói Việt Nam may mắn hơn nhiều bởi sau khi độc lập không hề phải trả nợ về vật chất cho Nga, Trung Quốc (bởi Việt Nam chỉ là nơi tập bắn cho XHCN và Mỹ chơi trò Cool War). Có lẽ so sánh này hơi khập khiễn một chút, nhưng nếu ai cho rằng Việt Nam sau chiến tranh khổ cực hơn thì đó hoàn toàn không phải do hệ quả của chiến tranh, mà do chính phủ của chúng ta gây ra tình trạng này. Ngược lại Nhật có lợi thế khi Meiji là thời điểm chuyển giao của Nhật từ nước đóng kín với bên ngoài, nông nghiệp là chính. Nhưng nhờ thế hệ chính phủ Meiji này đã biến Nhật trở thành nước mở cửa với mọi quốc gia khác và hình thành dần là một nước công nghiệp kiểu phương Tây chính gốc.
Nhờ có hơn sáu mươi năm kinh nghiệm trong công nghiệp cùng với kỹ thuật do phương Tây mang lại, Nhật dễ dàng vực dậy hơn Việt Nam sau chiến tranh. Một điểm lợi rất lớn khác chính là việc Mỹ và phương Tây phải trợ giúp Nhật về mặt kỹ thuật trong giai đoạn này. Đây là điều kiện Nhật yêu cầu đổi lại việc Mỹ muốn đóng quân tại đây cùng mọi chi phí cho toàn bộ lính Mỹ trên nước Nhật sẽ do chính phủ nước này tài trợ 100%, coi như là việc đền bù chiến tranh cho phía Mỹ. Nói đến đây có lẽ bạn sẽ cho rằng “Nhật được giúp đỡ như vậy thì quá dễ để phát triển như ngày nay“.
Nhìn vào lý thuyết và nói thì rất dễ, nhưng thực tế không phải dân tộc nào cũng làm được. Singapore độc lập năm 1965 và cho đến tận bây giờ sau gần 47 năm, họ vẫn chưa đạt tới 70% sức mạnh kinh tế của Nhật những năm 70; Hàn Quốc đình chiến với Triều Tiên từ 1953 đến nay đã gần 59 năm, họ vẫn chỉ nằm thứ 15 trên thế giới về kinh tế; Đức, tương đối giống Nhật cùng là kẻ bại trận, điểm xuất phát tốt hơn Nhật gấp trăm lần vì vẫn là cường quốc số một thế giới về kỹ thuật công nghiệp đầu thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhưng vẫn bị một quốc gia châu Á dắt mũi về kinh tế cho đến tận hiện tại. Kết thúc chiến tranh năm 1945, bị tàn phá, nghèo đói, thua hầu hết các nước phương Tây về sự giàu có, tài nguyên cùng kỹ thuật, nhưng chỉ cần đúng 23 năm, tức năm 1968, Nhật là quốc gia châu Á duy nhất nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, không những vậy, họ vượt hết mọi quốc gia châu Âu khác và chễm chệ ngồi vị trí thứ hai sau Mỹ thời điểm này. Vị trí thứ hai của họ chỉ bị mất vào tay Trung Quốc vào năm ngoái.
Những sự việc này không liên quan đến nội dung chính là nói về các hãng công nghiệp của Nhật, nhưng đoạn lịch sử này có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn tại sao phương Tây phải cúi đầu thán phục với một quốc gia châu Á duy nhất cho đến tận ngày nay. Và nó giúp những ai cho rằng “Nhật nhờ sự trợ giúp của Mỹ cùng kỹ thuật công nghiệp có sẵn của họ nên mới được như vậy” sẽ thay đổi cách nhìn sai lệch của mình. Trong ba điều kiện tiên quyết “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì Nhật lúc bấy giờ chỉ đạt hai điều là thiên thời và nhân hòa, chưa bao giờ họ có được địa lợi, nếu bạn một lần qua Nhật sẽ biết tại sao tôi nói vậy. Chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Lạnh cùng chiến tranh Việt Nam, Tokyo Olympic 1964 là thiên thời. Nhưng con người Nhật Bản (nhân hòa) mới là yếu tố quyết định tất cả. Bởi như dẫn chứng bên trên, nhiều quốc gia khác có điểm xuất phát tốt hơn Nhật nhiều lần nhưng dân tộc họ vẫn không làm được “điều thần kỳ” như người Nhật từng làm.
Tokyo ngay sau chiến tranh 1945
Tokyo trong kỳ Olympic 1964
Tokyo ngày nay
Quay lại nội dung phần đầu bài viết, những hãng công nghiệp trên đã tạo ra những gì giúp cho họ vang danh thời bấy giờ đến tận ngày nay?
Mitsubishi (1870): Đây là tập đoàn lớn nhất của Nhật, Mitsubishi tham gia vào mọi lĩnh vực của xã hội Nhật như quân sự, công nghiệp nặng, nhẹ, xe hơi, năng lượng, dầu hỏa, khoa học, hàng không vũ trụ, điện tử, điện toán, điện ảnh, du lịch, ngân hàng, địa ốc, tài chính, xây dựng, dịch vụ, bảo hiểm… Mitsubishi không phải là nhà phát minh như các hãng công nghiệp khác của Nhật, nhưng đây lại là tập đoàn nắm giữ quyền lực rất lớn, có tiếng nói ảnh hưởng nhất định đối với chính phủ Nhật Bản từ khi hãng thành lập tới lúc bị bãi bỏ quyền lực của bốn tập đoàn tài phiệt chính của Nhật vào năm 1949. Cho dù kể từ năm 1949, Mitsubishi không còn dính dáng tới chính phủ, hoạt động độc lập như bao tập đoàn khác nhưng do cái gốc của tập đoàn này vẫn quá lớn, nên hoạt động của họ vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến cả nền kinh tế Nhật. Tập đoàn Mitsubishi có rất rất nhiều công ty con do hãng tham gia hầu hết mọi ngành nghề của xã hội, ít ai biết đến một trong số công ty con đó chính là hãng sản xuất máy ảnh lẫy lừng trên thế giới: Nikon. Nếu như tập đoàn mẹ không quá nổi trội trong nhiều lĩnh vực khác thì hai công ty con nổi bật nhất của Mitsubishi Group chính là Nikon và Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, một hãng là nhà sản xuất digital camera lớn thứ 2 trên thế giới (thời máy film thì Nikon đứng trên Canon), cái tên còn lại là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ hai trên thế giới (tính đến 31/12/2011). Tuy nhiên, cũng phải nói rằng hãng cũng tạo ra những sản phẩm khá nổi trội như đây là hãng chế tạo ra chiếc xe ô tô chở khách đầu tiên của Nhật mang tên Mitsubishi Model A vào năm 1917 dựa vào thiết kế của chiếc Fiat A3-3. Người Việt có lẽ chỉ biết đến Mitsubishi qua những chiếc ô tô bình dân bán trong nước, nhưng Mitsubishi mới thật sự nổi tiếng trong lĩnh vực công nghiệp nặng của thế giới. Đây cũng là nhà chế tạo và sản xuất động cơ cho máy bay phản lực, máy bay thương mại của Nhật. Cuối năm 2010, Mitsubishi bắt đầu thực hiện kế hoạch chế tạo máy bay thương mại loại vừa chứa khoảng 70-90 hành khách, hoàn toàn được chế tạo tại Nhật. Dự kiến trong năm nay sẽ mở chuyến bay thử đầu tiên.
Xe khách bốn bánh Model A đầu tiên của Nhật Bản
NEC (1899): người khổng lồ của Nhật và của cả châu Á về mạng viễn thông gian đoạn đầu và giữa thế kỷ 20. Đến cuối thế kỷ 20 và hiện tại thì NEC là 1 trong những công ty hàng đầu thế giới về mạng IT, server dành cho các doanh nghiệp lớn nhỏ, chính phủ. Hầu hết mọi phát minh về viễn thông của Nhật đều xuất phát từ công ty này. Năm 1954, NEC lần đầu tiên tham gia vào lĩnh vực điện toán, đến năm 1985 họ đã tạo ra một supercomputer mạnh nhất thế giới do một hãng châu Á chế tạo ra. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Nhật do NEC chế tạo thành công năm 1970 (Mitsubishi là hãng đầu tiên của Nhật phát triển vệ tinh nhân tạo nhưng NEC lại chế tạo thành công trước). Chiếc laptop màn hình màu TFT LCD đầu tiên trên thế giới được NEC bán ra năm 1991. Năm 2002, một lần nữa NEC lại chế tạo ra supercomputer mạnh nhất thế giới dùng trong việc giải quyết các vấn đề khí hậu toàn cầu.
Cỗ máy supercomputer năm 2002 của NEC
Toshiba (1904): được xem như là một GE của châu Á khi hầu hết các phát minh về đồ điện tại quốc gia này đều xuất phát từ Toshiba. Được hình thành do hai công ty khác nhau xáp nhập lại vào năm 1939, thực chất khởi đầu cho Toshiba là do Hisashige Tanaka mở công ty sản xuất thiết bị telegraphic năm 1875 mang tên Tanaka Seijo-Sho. Năm 1904, công ty này đổi tên thành Shibaura Seisaku-Sho, trở thành công ty lớn nhất chuyên sản xuất các khí cụ điện hạng nặng tại Nhật. Năm 1890, ông tổ phát minh về điện của Nhật (được mệnh danh là Thomas Edison của châu Á) là Ichisuke Fujioka cùng một kỹ sư khác là Shoichi Miyoshi thành lập công ty Hakunetsu-sha và đây là công ty đầu tiên của châu Á sản xuất ra đèn dây tóc. Đến năm 1899 công ty này đổi tên thành Tokyo Denki. Năm 1939, hai công ty hàng đầu trong hai lĩnh vực khác nhau về điện đã sáp nhập lại với cái tên Tokyo Shibaura Denki, mà sau này được gọi ngắn gọn là Toshiba. Một trong hai công ty tiền thân của Toshiba là Hakunetsu-sha đã phát minh hai công nghệ được cả thế giới biết đến chính là double-coil electric bulb (đèn dây tóc dây điện đôi?) năm 1921 và the interior frosted electric bulb (đèn dây tóc bóng mờ?) năm 1925, đây là hai trong sáu phát minh vĩ đại nhất của thế giới về công nghệ đèn điện. Làm ra tủ lạnh và máy giặt đầu tiên tại Nhật và cũng là đầu tiên tại châu Á năm 1930. Một năm sau chiếc máy hút bụi đầu tiên của châu Á cũng xuất phát từ hãng này. Lần lượt các năm 1940, 1942 hãng sản xuất ra đèn huỳnh quang và radar đầu tiên của Nhật. Nồi cơm điện đầu tiên của thế giới được bán ra năm 1955. Phát triển lò vi ba (microwave oven) đầu tiên của châu Á năm 1959. Tháng 7 năm 1960, chiếc tivi màu đầu tiên của châu Á được Toshiba bán ra biến Nhật là nước thứ hai trên thế giới sau Mỹ sản xuất ra tivi màu. Hai tháng sau đài NHK lần đầu tiên phát sóng truyền hình màu, Nhật trở thành nước thứ ba phát sóng chương trình tivi màu sau Mỹ(1954) và Cuba(1958). Phát triển video phone màu đầu tiên trên thế giới năm 1970. Giới thiệu máy tính cá nhân (laptop personal computers) đầu tiên trên thế giới năm 1985. Ngày nay, hãng này vẫn không ngừng đi đầu trong một số công nghệ về bộ nhớ, tivi, năng lượng.
Tủ lạnh đầu tiên của châu Á
Nồi cơm điện tự động đầu tiên trên thế giới
Tivi màu đầu tiên của châu Á
Lò vi ba (dùng trong công nghiệp) đầu tiên của châu Á
Laptop thương mại được sản xuất đại trà đầu tiên trên thế giới Toshiba T1100
Hitachi (1910): là hãng chủ yếu chế tạo ra các bộ phận truyền dẫn, turbine, biến áp, máy phát điện trong những năm đầu thành lập công ty tới cuối những năm 50. Từ thập kỷ 60 đến 80 thì hãng này vẫn chủ yếu tập trung sản xuất các loại động cho xe điện, xe Shinkansen, các hệ thống điện máy công nghiệp. Năm 1993, phát triển thành công đầu máy Shinkansen với tốc độ 270km/h. Kể từ đầu thập niên 90 đến nay thì Hitachi đã đẩy mạnh việc sản xuất màn hình và tivi LCD cùng các bộ phận của máy vi tính như IC chip, HDD. Trong thế giới LCD có lẽ Hitachi nổi bật nhất là việc họ cho ra đời công nghệ IPS-LCD năm 1995, sau 1 năm thì hầu như mọi hãng sản xuất tivi trên thế giới đều áp dụng công nghệ này vào sản phẩm thương mại. Năm 1947, Hitachi mở ra 1 công ty con mang tên Maxell, đây được xem là một trong hai công ty nổi tiếng nhất của Nhật về chất lượng sản xuất băng cassette, dĩa floppy, CD, DVD bên cạnh TDK. Maxell là công ty sản xuất ra băng cassette (1966) và dĩa floppy 8 inch (1976) đầu tiên tại Nhật. Ngoài ra Maxell là đối thủ trực tiếp của Sanyo và National trong thị trường battery.
Sharp (1912): bán ra tivi thương mại trắng đen 14 inch đầu tiên của Nhật và châu Á tháng 1 năm 1953, giá lúc đó tới 175000¥ (theo mệnh giá năm 2012 là khoảng 2200$). Bán ra lò vi ba thương mại đầu tiên của châu Á năm 1962 (Fan của Samsung làm ơn đừng lầm tưởng là do Samsung phát minh ra cái này). Máy tính điện tử (calculator) hoàn toàn sử dụng transistor-diode đầu tiên trên thế giới năm 1964. Máy tính điện tử có màn hình LCD trắng đen (giống máy tính Casio mà chúng ta hay dùng) đầu tiên của thế giới do hãng này làm ra năm 1973. Sharp là công ty đầu tiên trên thế giới thành công trong việc chế tạo film EL panel mỏng nhất năm 1984, và chúng được US Space Shuttle đưa vào sử dụng. Năm 1986 Sharp thành lập nhóm phát triển và nghiên cứu màn hình LCD và từ năm 1987 tên của hãng này dính liền với công nghệ LCD. Năm 1988, chiếc màn hình màu TFT LCD đầu tiên của thế giới do Sharp làm ra, với 14 inch và chỉ dày 2.7 cm. Năm 1991, tivi TFT LCD màu đầu tiên trên thế giới được làm ra, chỉ 8.6 inch nhưng lại là tivi LCD lớn nhất lúc bấy giờ. Năm 1992 là lúc Sharp sản xuất ra những LCD ViewCam, nếu ai còn nhớ thì đây là thời điểm các video camera cầm tay với màn hình to đùng ở mặt sau rất thịnh hành trên thế giới. Từ năm 1993 là thời điểm LCD phát triển và Sharp được cả thế giới gắn cho câu “LCD is Sharp”. Cho đến hiện tại tuy Sharp kinh doanh không còn thuận lợi như trước (lý do xin xem trong phần 4) nhưng họ vẫn dẫn đầu thế giới về các công nghệ của chất lượng màn hình LCD. Ngoài lĩnh vực LCD nổi tiếng khắp thế giới, Sharp còn là hãng chế tạo điện thoại di động lớn nhất Nhật Bản hiện nay. Tháng 11 năm 2000, chiếc di động tích hợp digital camera với màn hình màu đầu tiên trên thế giới được Sharp và nhà mạng J-Phone (hiện nay là Softbank) bán ra mang tên J-SH04, và chỉ bán duy nhất tại Nhật.
Tivi trắng đen đầu tiên của châu Á
Lò vi ba dân dụng đầu tiên của châu Á
Máy tính transistor-diode đầu tiên trên thế giới
Máy tính màn hình LCD trắng đen đầu tiên trên thế giới
Máy quay Viewcam đầu tiên trên thế giới
Điện thoại cầm tay màn hình màu tích hợp digital camera đầu tiên trên thế giới
Matsushita (1918): là một trong số các hãng điện tử lâu đời nhất của Nhật, nhưng Matsushita lại không phải là hãng có nhiều phát minh của đồ điện thế giới. Tuy nhiên, đây lại là công ty thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh đồ điện tử và điện gia dụng. Cái tên National được đặt cho các sản phẩm do Matsushita làm ra năm 1927. Nếu như Toshiba chế tạo ra đầu tiên nhiều loại đồ điện gia dụng nhưng với giá trên trời tại thời điểm đó, thì National chính là những sản phẩm được biết đến nhiều nhất với giá rẻ hơn so với nhà phát minh Toshiba. Đồ điện gia dụng của họ vừa có giá thành không cao như Toshiba mà lại bền hơn nên giúp cho Matsushita kinh doanh phất lên như diều gặp gió. Nếu National là nhãn hiệu đại diện đồ điện gia dụng tại Nhật thì đến 1955, cái tên Panasonic mới chính thức được Matsushita sử dụng khi họ lần đầu tiên xuất khẩu audio speaker và bóng đèn điện. Kể từ đó, Panasonic như một thương hiệu riêng của Matsushita trong các sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu là đồ điện tử về âm thanh, hình ảnh, sau này bao gồm cả máy vi tính. Máy rửa chén dĩa MR-500 được Matsushita chế tạo đầu tiên tại Nhật năm 1960 được xem như là 1 trong những phát minh hiếm hoi của họ. Vào năm 1961, Konosuke Matsushita (người sáng lập ra Matsushita Group) khi qua Mỹ đã ký được hợp đồng xuất khẩu tivi của họ cho thị trường này dưới cái tên Panasonic đã đăng ký nhãn hiệu tại đây. Đến năm 1979 thì Panasonic mở rộng thị trường sang châu Âu và từ đây cái tên Panasonic đi kèm với Sony là hai nhãn hiệu đồ điện tử của Nhật được toàn cầu biết đến. Và gần như hai cái tên này vô địch không đối thủ trong thập kỷ 80, 90 và vài năm đầu thế kỷ 21. Nhưng Matsushita không dừng lại với nhãn hiệu Panasonic, họ muốn những tinh hoa của National cũng được mọi người trên thế giới biết đến, vì vậy National cũng được xuất khẩu song song với Panasonic nhưng chủ yếu là về tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, nồi cơm điện…nói chung là những thiết bị không thể thiếu cho các bà nội trợ. Tuy nhiên, cũng có nhiều tivi hay thiết bị nghe nhìn cũng được xuất khẩu dưới cái tên National và chất lượng gần như không thay đổi so với Panasonic (Matsushita hơi tham vì cùng một chất lượng cho một sản phẩm, lấy hai nhãn hiệu khác nhau để bán được nhiều hơn), nhưng do Panasonic đã là nhãn hiệu quá mạnh lúc bấy giờ, do đó những thiết bị mang tên National này chỉ tồn tại trong khoảng 20 năm thì không còn được sản xuất nữa. Đến năm 2008 thì cái tên National được xáp nhập chung với Panasonic và từ đây toàn bộ sản phẩm của Matsushita chỉ có một tên duy nhất là Panasonic. Có thể nói Matsushita là công ty kinh doanh khuôn mẫu thành công nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20. Và đây cũng là công ty tham gia sản xuất hầu hết tất cả sản phẩm trong nền công nghiệp nhẹ (trừ việc sản xuất động cơ), năng lượng, viễn thông. Ở Nhật, Konosuke Matsushita là nhân vật nổi tiếng nhất trong giới điện tử và kinh doanh, và hầu như không người Nhật nào không biết đến ông bởi lẽ cách kinh doanh, lịch sử và sản phẩm của Matsushita luôn nằm trong sách giáo khoa được giảng dạy ở bậc phổ thông tại đây.
Một phát minh hiếm hoi của Matsushita, máy rửa chén MR-500
JVC (1927): làm ra tivi đầu tiên tại Nhật trong thời WW2 năm 1939, nhưng tivi này không được thương mại hóa, chỉ phục vụ trong quân đội hay cho Nhật Hoàng. Không ai có thể quên từ thập niên 70 thế kỷ 20 đến tận đầu thế kỷ 21, băng hình và đầu đọc VHS sử dụng trên toàn thế giới là do hãng này phát minh ra. Dự án VHS (Video Home System) được JVC thành lập năm 1971, sau đó Matsushita và Sony cũng tham gia vào nghiên cứu, nhưng không lâu sau cả 2 hãng này đều tách ra tự làm dự án riêng là VX và Betamax. Cũng phải nói rằng hãng này có chút may mắn khi họ đã thuyết phục được Matsushita quay lại ủng hộ chuẩn VHS này, bởi khi đó Matsushita đã là hãng điện tử lớn nhất Nhật Bản, cùng với việc Mitsubishi và Sharp cũng đồng ủng hộ JVC sau khi Matsushita chống lưng cho VHS, JVC mới có đủ sức mạnh đối chọi trên cơ Betamax của Sony. Đầu phát băng VHS đầu tiên trên thế giới Victor GR-3300 được giới thiệu vào tháng 9 năm 1976 và bán ra cuối tháng 10 năm đó. Vài năm sau khi đối chọi với Betamax của Sony về chuẩn băng từ của thế giới, JVC bán ra chiếc video camcorder GR-C1 sử dụng băng VHS đầu tiên trên thế giới (trễ hơn vài tháng so với chiếc camcorder đầu tiên trên thế giới của Sony) năm 1984. Đây được xem như sản phẩm giúp JVC chính thức xóa sổ băng từ Betamax của Sony.
Tivi “cổ đại” đầu tiên của Nhật
Đầu VHS đầu tiên trên thế giới Victor GR-3300
Máy quay VHS GR-C1 đầu tiên trên thế giới
Sanyo (1950): chắc ít ai biết rằng người sáng lập ra Sanyo năm 1947 lại là em rể của Konosuke Matsushita. Trận động đất lớn Nīgata ken Chūetsu năm 2004 đã ảnh hưởng trầm trọng tới Sanyo, khiến hãng này thua lỗ liên tục và chính Panasonic đã đứng ra mua lại Sanyo năm 2008 nhưng vẫn để nguyên nhãn hiệu Sanyo cùng với mọi hoạt động của hãng này. Sanyo chính là hãng chế tạo chiếc radio cầm tay bằng plastic tên SS-52 đầu tiên của ngành công nghiệp radio năm 1952. Một năm sau hãng này bán ra chiếc máy giặt SW-53 loại sàn rung phương thẳng đứng đầu tiên tại Nhật (hầu hết máy giặt hiện tại chỉ có hai loại chính là phương ngang và phương thẳng như máy này). Máy điều hòa dạng một cục đã xuất hiện từ lâu tại Mỹ và châu Âu, nhưng đến khi Sanyo sản xuất ra SAP-200E năm 1961 đầu tiên trên thế giới thì chúng ta mới được sử dụng rộng rãi và tiên lợi như ngày nay. Có lẽ chúng ta phải rất cám ơn Sanyo, vì họ đã tạo ra hai thế hệ battery dân dụng thương mại dùng cho các thiết bị điện tử là Ni-Cd (1963) và Lithium battery (1975) đầu tiên trên thế giới, mở ra kỷ nguyên các máy điện tử xách tay nhỏ gọn sử dụng không cần nguồn điện chính mà chỉ cần vài cục pin với thao tác đơn giản “tháo ra gắn vào” cũng có thể hoạt động. Cho dù trước đó các công nghệ của hai loại battery này do Mỹ phát minh ra nhưng chỉ áp dụng vào quân sự và không gian, chưa hề được thương mại hóa. Sanyo vẫn được xem là đàn anh so với các hãng khác trong việc nghiên cứu và sản xuất các loại công nghệ battery dân dụng. Năm 1992, loại Ni-MH battery đầu tiên trên thế giới được Sanyo, Matsushita hợp tác với Toshiba cùng phát triển và bán ra năm 1996, đây là loại battery chủ yếu dùng trong mobile phone, laptop, video camera, digital camera. Năm 2005, Sanyo làm mới lại dòng Ni-MH đã gần 10 năm tuổi với cái tên “Eneloop”, đem lại cho Sanyo rất nhiều giải thưởng từ Mỹ, châu Âu và Nhật.
Radio cầm tay bằng plastic SS-52
Máy giặt SW-53
Máy lạnh hai cục SAP-200E đầu tiên trên thế giới
Loại battery Eneloop mới nhất của Sanyo
=> Nữa cuối thập niên 50, tivi trắng đen-tủ lạnh-máy giặt được người Nhật gọi là Sanshu no Jingi (tạm dịch là ba loại thần khí). Giai đoạn kinh tế Nhật bắt đầu bùng nổ vào giữa thập niên 60 thì lại có ba thứ khác được gọi là Shin-Sanshu no Jingi (ba loại thần khí mới), đó là tivi màu-máy lạnh-xe hơi. Sang đến thập niên cuối thế kỷ 20 là thời kỳ digital phát triển, năm 2003 người Nhật lại có ba sản phẩm điện tử tiêu biểu khác là máy ảnh số-DVD recorder-Tivi màn hình phẳng, được gọi là Dejitaru Sanshu no Jingi (ba loại thần khí kỹ thuật số). Mỹ, Đức, Anh được xem là cái nôi của phát minh trong ngành công nghiệp hiện đại của nhân loại từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhưng khi họ đem các phát minh đó đến tay người Nhật vào nữa cuối thế kỷ 19, gần một thế kỷ sau người Nhật đã dạy lại họ làm sao để phát triển, chế tạo và sản xuất rộng rãi trên toàn thế giới những sản phẩm dựa vào các phát minh này.
Hiện tại Nhật đứng thứ hai trên thế giới về số lượng sở hữu bằng sáng chế sau Mỹ. Họ vượt qua tất cả các nước châu Âu khác trong mọi sáng chế từ giữa cuối thế kỷ 20 đến nay. Điều này cùng song song với nền kinh tế hùng mạnh của Nhật đã giúp cho châu Á (các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…) từ sau thập niên 90 thế kỷ trước không còn tình trạng phải lẹt đẹt theo đuôi phương Tây về khoa học kỹ thuật. Hiện tại tuy bị sa sút về thị phần trong vài lĩnh vực điện tử, nhưng Nhật vẫn được xem là “cái nôi của các thiết bị điện tử tiêu dùng toàn cầu“.
* Phần 1 xin kết thúc tại đây. Mời đón xem phần 2 sẽ nói chi tiết về hãng điện tử Sony.
http://aikoku2027.wordpress.com/2012/03/10/do-dau-nh%E1%BB%AFng-ga-kh%E1%BB%95ng-l%E1%BB%93-cong-ngh%E1%BB%87-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A7n-2/
Sony – một cậu bé nghèo nàn không tên tuổi lại có thể làm cả ngành công nghiệp điện tử thế giới chạy theo gót mình
Xin dành cả bài này để nói đến lịch sử của Sony cùng các sản phẩm lẫy lừng của họ.
1. Masaru Ibuka và Akio Morita
Đa số chúng ta chỉ biết Sony do Akio Morita là người thành lập chính, ít ai để ý đến một nhân vật khác cùng ông thành lập Sony, chính là Masaru Ibuka. Thật sự thì Masaru Ibuka mới là người đầu tiên thành lập nên công ty tiền thân của Sony, tên gọi là Tokyo Stushin Kenkyujo vào tháng 10 năm 1945 cùng với các chiến hữu của ông từ tỉnh Nagano lên Tokyo.
Công ty (chính xác phải gọi là phòng nghiên cứu) này được thành lập chủ yếu do các chàng trai đầy nhiệt huyết với việc Nhật vừa kết thúc chiến tranh, nơi nơi đều bị tàn phá, họ muốn làm cái gì đó cho đất nước họ với những kỹ thuật mà họ đang có trong tay, do đó thủ đô Tokyo là nơi họ muốn lập nghiệp. Khi còn trẻ Ibuka đã từng học đại học Waseda tại Tokyo, lúc chiến tranh nổ ra ông phải lánh nạn về lại Nagano, nên ông khá quen thuộc với nơi này. Masaru Ibuka đã nói rằng ông cùng vài người bạn thuê được một văn phòng tàn tạ vì bị dội bom trước đó ở tầng ba của một cửa hàng thương mại tại Nihonbashi (ngay trung tâm Tokyo ngày nay). Lúc đó ai cũng háo hức vì đã có một nơi làm việc, nhưng không ai biết phải bắt đầu làm gì, tạo ra cái gì để giúp mọi người. Rất may, thời điểm này người Nhật rất thiếu thốn về tin tức, thông tin của thế giới bên ngoài ra sao sau khi vừa kết thúc chiến tranh. Những chiếc radio công cộng thì đại đa số đều bị hư do ảnh hưởng bom nổ, còn không nếu ai trong nhà có cũng không thể nghe được do trước đó quân đội của họ đã cắt hết các tầng số ngắn phát sóng radio, nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền của quân địch. Cơ hội cho Ibuka cùng mọi người đã tới, ông nhanh chóng biến công ty sơ sài này thành trạm sửa chữa radio. Họ đã phát triển ra một loại converter hay adapter chuyển đổi tầng số ngắn bị cắt trước đó, gắn vào radio là có thể nghe được bình thường. Tuy nhiên, trong một vài tháng đầu Ibuka phải lấy tiền dành dụm của mình để trả lương nhằm duy trì hoạt động.
Việc làm ăn của Tokyo Tsushin Kenkyujo bỗng trở nên khá lên và được nhiều người biết tới. Nhờ đó, công ty này đã được tờ báo Asahi đề nghị đưa việc sử chữa radio của họ đăng lên column “Aoi Empitsu” của tờ báo. Đây là cái cầu kết nối Masaru Ibuka cùng người bạn Akio Morita lần thứ hai với nhau. Khi đó Morita đang ở tỉnh Aichi đã tình cờ đọc column này viết về công ty của bạn mình. Do Morita có được việc làm trong trường Tokodai (đại học công nghiệp Tokyo), nên ông viết thư cho Ibuka cho biết mình sắp lên Tokyo và được Ibuka trả lời ngay lập tức với nội dung mời Morita tham quan Tokyo Tsushin Kenkyujo. Thế là vận mệnh của hai người hoàn toàn thay đổi sau cái gặp thứ hai này.
Thời gian đầu Tokyo Tsushin Kenkyujo nhận rất nhiều gạo mỗi lần đến nhà nào đó sửa chữa radio coi như là thay cho tiền dịch vụ (chỉ có thể xảy ra ở những công ty nhỏ, ít vốn), điều này khiến Ibuka nghĩ đến việc tạo ra một sản phẩm điện tử hữu ích nào đó liên quan đến gạo. Vậy là sản phẩm đầu tiên của Sony (tên gọi sau này của Tokyo Tsushin Kenkyujo) lại là cái nồi cơm điện. Đây cũng là sản phẩm thất bại đầu tay của Sony mà ít ai biết tới. Khi bạn nhìn vào hình ảnh của cái nồi cơm điện này so với nồi cơm điện do Toshiba sáng chế đầu tiên sẽ có thể hiểu được tại sao nó là sản phẩm thất bại.
Thất bại đầu đời của Sony
Sau khi Morita bị Ibuka thuyết phục cùng ông thành lập một công ty chính thức khi Ibuka đã kiếm được một chút vốn liếng ít ỏi sau vài tháng sửa chữa radio. Ngày 7 tháng 5 năm 1946, Tokyo Tsushin Kenkyujo đổi tên thành Tokyo Tsushin Kougyo (ToTsuKo), với hai mươi nhân viên cùng tiền vốn khoảng ¥190,000 (khoảng $6000). Nếu bạn còn nhớ giá tivi trắng đen đầu tiên của Sharp năm 1953 giá tới ¥175,000, thì có thể thấy được thời điểm năm 1946 với chỉ ¥190,000, Sony “nghèo” như thế nào so với các công ty khác cùng thời điểm. Theo những gì tôi từng học, mệnh giá năm 1946 tại Nhật so với năm 2008 chênh lệch khoảng 35 lần, tức thời điểm năm 2008 là khoảng ¥6,650,000. Con số này đổi ra mệnh giá năm 2008 thì thấy tương đối lớn, nhưng tại thời điểm đó thì chỉ đủ để mua hai chiếc xe Ford của Mỹ thôi. Tuy nhiên, Masaru Ibuka đã nhấn mạnh mục tiêu thành lập công ty này trong bài phát biểu của mình: “Chúng ta không thể nào làm những việc mà các công ty lớn đang làm vì không thể nào đối chọi lại. Tuy nhiên, nói đến kỹ thuật thì chúng ta chắc chắn có nhiều và không thua. Chúng ta sẽ làm những việc mà các công ty lớn không thể làm, dùng sức mạnh kỹ thuật của chúng ta để giúp ích cho việc khôi phục đất nước“.
Với số vốn “không thể nghèo hơn“, vì vậy mỗi người trong ToTsuKo đều hiểu rằng họ chỉ có hai thứ vũ khí trong tay chính là kỹ thuật và trí óc để bắt đầu với công ty nhỏ này. Nơi mở ra một trang mới trong đời họ, nơi mà không ai nghĩ chỉ sau 25 năm tham gia vào ngành công nghiệp điện tử, công ty nhỏ không tên tuổi này trở thành một tượng đài ở Nhật Bản, và sau thêm mười năm, công ty này được xem là đại diện xuất sắc nhất của châu Á trong ngành công nghiệp điện tử của thế giới trong suốt hơn ba thập kỷ.
2. “Nó đây! Đây là thứ chúng ta muốn làm!”
Thời điểm năm 1946, tại Nhật đã có những công ty khổng lồ như Toshiba, Matsushita, JVC, Sharp, NEC, Fujitsu, Hitachi… với kinh phí rộng rãi, nhân lực dồi dào cùng kinh nghiệm phong phú trong nghiên cứu và chế tạo sản phẩm điện tử. Tuy cũng ảnh hưởng do chiến tranh gây ra, nhưng các công ty này vẫn còn đủ vốn liếng để vực dậy các khâu sản xuất của mình. Họ còn hiểu hơn ai hết, đây chính là thời điểm có thể giúp họ vươn lên so với các đối thủ cạnh tranh khác. Anh nào nhanh tay lẹ chân khôi phục lại sản xuất cùng việc tạo ra những thứ mới mẻ khác sẽ là người chiến thắng. Điều này cho thấy ToTsuKo không hề có được sự dễ dàng khi họ bước vào thế giới của công nghiệp điện tử tại Nhật. Quá khó cho một công ty vừa thành lập với chỉ hai mươi người cùng vốn liếng ít ỏi này chen chân vào cạnh tranh với các hãng lớn kia.
Ibuka và Morita là hai người lèo lái chính của công ty non trẻ này trong thời gian đầu, mỗi ngày họ chia ra xem xét những sản phẩm đã tương đối phổ biến và những ý tưởng chưa ai quan tâm nhiều tới. Do lúc đầu chủ yếu sửa radio và làm các bộ converter chuyển sóng là chính, nên hai người cũng chỉ lẩn quẫn quanh các ý tưởng liên quan tới đài phát thanh NHK (sau này vừa phát thanh vừa là đài truyền hình chính của Nhật). Sau vài chuyến thăm NHK, hai người đều muốn làm ra một sản phẩm không chỉ dành cho NHK sử dụng, mà còn phải được phổ biến rộng rãi khắp nơi, không ngờ cả hai cùng có ý tưởng về dây ghi âm (wire recorder). Họ được một người bạn kỹ sư bên phía NEC đem tới một cái máy ghi âm bằng dây ghi âm bị hư đã được quân đội Nhật sử dụng lúc trước sau khi nhờ người này tìm kiếm được. Ngoài ra một bạn người Mỹ của Morita cũng gởi tới máy ghi âm Webster sử dụng dây ghi âm. Vậy là cả công ty chỉ có một việc làm duy nhất lúc đó là chú tâm vào việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo máy cùng cách ghi âm của loại dây này sau khi tháo banh chành ra.
Trong thời gian nghiên cứu dây ghi âm này, do công việc đặc thù mà Ibuka và Morita thường xuyên lui tới tòa nhà NHK gần đó. Vào ngày nọ, một thành viên của chương trình CIE (Civil Information and Education) đã cho hai người xem qua một loại băng ghi âm lạ hoắc. Sau khi nghe thử, Ibuka liền thốt lên: “Nó đây! Đây là thứ chúng ta muốn làm. Đây sẽ là sản phẩm thương mại đầu tiên của chúng ta. Từ giờ chúng ta sẽ làm loại băng tape này“. Bỗng chốc Ibuka bỏ ra khỏi đầu về dây ghi âm (wire recorder) đang nghiên cứu giữa chừng của họ. Tuy nhiên, thời điểm này tape ghi âm mà hai người thấy qua là thứ xa xỉ cực kỳ, ở Mỹ cũng chỉ vừa mới sản xuất ra được, trong nước Nhật thì hầu như chưa ai nghe nói tới và cũng không ai nghĩ sẽ sản xuất nó tại Nhật (tất nhiên trừ những người đang sử dụng ở NHK là tiếp xúc với loại tape này). Tài liệu tham khảo gần như zero. Họ chỉ biết vẻn vẹn một câu được viết trong một quyển sách tại Nhật: năm 1936, công ty AEG của Đức đã phát minh ra được máy ghi âm sử dụng băng tape nhựa được phủ một loại từ tính.
Nhưng chỉ cần khoảng một năm kể từ lúc Ibuka nhận ra sự quan trọng của loại tape này sau khi được NHK cho xem, các kỹ sư của ToTsuKo đã làm điều thần kỳ khi họ chính thức thành công sản xuất ra sản phẩm mẫu vào tháng 9 năm 1949. Đến tháng 1 năm 1950, ToTsuKo chính thức giới thiệu máy ghi âm tape recorder đầu tiên của Nhật (cũng là của châu Á), lấy tên G-type (G viết tắt cho government), mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nhật sau này trở thành nơi đầu đàn cho các phát minh về băng từ, dĩa ghi âm trên thế giới. G-type tuy khá mắc (¥160,000 thời đó) và nặng (34kg) nhưng lại nhận được mọi lời khen ngợi bởi chất lượng âm thanh cùng sự nhỏ gọn của nó (về kích cỡ). Sau khi giới thiệu G-type, Ibuka và Morita đã nhanh chóng đi đăng ký nhãn hiệu “tapecorder“. Từ đó đến lúc loại tape này không còn dùng, bất kỳ hãng nào tại Nhật sản xuất tape này đều phải bắt buộc ghi dòng chữ “tapecorder” trên đó. ToTsuKo đã lấy tên Soni-tape để quảng bá sản phẩm tape recorder của mình. Cũng từ đây, hướng kinh doanh đầu tiên của Sony chính thức được hình thành.
Thời điểm này, ToTsuKo vẫn chỉ là công ty vô danh ít người biết đến, chỉ những ai trong nghề mới để ý tới cái tên lạ lẫm này. Nhưng mà dần dần ToTsuKo cũng thu hút được một số nhân tài gia nhập công ty, nhờ vào sự giới thiệu qua lại giữa bạn bè, người quen. Nhờ có thêm người nên ToTsuKo đã nhanh chóng cho ra đời máy tape recorder thứ hai vào năm 1951, mang tên H-1 (H là viết tắt cho home), được dành cho người dùng trong gia đình với kích thước cùng trong lượng gọn nhẹ hơn G-type.
Tape recorder G-type
Tape recorder H-1 (bên phải)
3. SONUS – SONNY – SONY
Tại ToTsuKo, Akio Morita nhận trách nhiệm tuyên truyền và quảng bá sản phẩm của họ. Các máy tape recorder bỗng trở thành một hiện tượng tại vùng Kyushu (nằm giữa Okinawa và Honshu), họ bán rất chạy tại đây. Nhưng điều đó không làm Morita vui mừng, mà khiến ông lo lắng tới nguy cơ ToTsuKo sẽ phá sản nếu chỉ bán được sản phẩm tại Kyushu. Cũng tương tự vậy nếu họ chỉ tập trung vào một vùng như Tokyo chẳng hạn. Ngoài ra, nếu tape recorder của họ chỉ bán trong nước Nhật thì nguy cơ bị chèn ép trong kinh doanh so với các công ty khổng lồ khác càng lớn hơn, ToTsuKo cần phải mở rộng thị trường ra thế giới, “thị trường thế giới sẽ an toàn hơn cho ToTsuKo so với tại Nhật“. Cách nghĩ này của Morita có thể nói là khá mới mẻ trong ngành khi ai cũng biết thời điểm đó chỉ có các công ty của phương Tây và Mỹ mới làm điều này. Các công ty gạo cội trong ngành tại Nhật cũng chỉ lẩn quẩn cạnh tranh nhau tại thị trường nội địa, một phần nguyên nhân cũng do các công ty này thành lập và lớn mạnh trong giai đoạn nhạy cảm trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất hay lần thứ hai. Thời điểm Morita có ý nghĩ này cũng chỉ mới trôi qua sáu, bảy năm sau chiến tranh, nên việc mở rộng thị trường ra thế giới là việc nguy hiểm đối với các công ty này, do quy mô của họ rất dễ bị đánh sập bởi các tên tuổi lớn của phương Tây. Khi ToTsuKo nhận được patent về phát minh tape recorder do công ty này làm ra, Ibuka và Morita đều hiểu rằng thời điểm nhận patent này đồng nghĩa với việc khi thời hạn độc quyền cho patent kết thúc chỉ vài tháng ngắn ngủi, cũng là lúc các ông lớn như Toshiba, Matsushita, Mitsubishi, Hitachi, JVC sẽ nhảy vào sản xuất hàng loạt và ToTsuKo sẽ bị biến mất trên thị trường bởi tầm vóc cùng tên tuổi nhỏ bé của họ. Chính Matsushita đã tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt loại tape recorder này ngay khi patent của ToTsuKo hết hạn độc quyền, điều này càng củng cố ý nghĩ mở rộng thị trường ra khỏi Nhật Bản của hai người.
Thị trường đầu tiên bên ngoài Nhật mà họ nghĩ tới là Mỹ. Nhưng không phải muốn bán gì là bán, bởi tên tuổi của ToTsuKo tại Nhật quá nhỏ bé, ngoài việc duy nhất là nhà phát minh ra tape recorder đầu tiên tại đây, thì không ai biết gì đến họ nếu so với các hãng kia. Tháng 3 năm 1952, Ibuka quyết định sang Mỹ để tìm hiểu xem thị trường tương lai của họ cần gì cũng để học hỏi những kỹ thuật của xứ bản địa. Sau ba tháng tại đây, Ibuka nhận ra rằng công nghệ transistor đang từ từ nở rộ tại Mỹ, tuy thời điểm này Mỹ mới chỉ sử dụng công nghệ transistor trong các sản phẩm trợ thính cho ngành y học với sóng tầng số cực thấp. Quay lại Nhật, Ibuka quyết định tham gia vào sản xuất công nghệ transistor, ông ngay tức khắc yêu cầu MITI (Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản) cấp giấy phép cho họ sản xuất transistor, nhưng ToTsuKo chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn: “Sản xuất transistor rất khó, công ty nhỏ và không tên tuổi như vậy làm sao có thể làm được“.
Thời điểm này chỉ có các tên tuổi lớn như Toshiba, Mitsubishi hay Hitachi mới đủ khả năng kỹ thuật sản xuất transistor tại Nhật cung cấp cho chính phủ, đủ thấy đây là công nghệ phức tạp khó khăn ra sao. Có lẽ chúng ta sẽ không có một Sony như ngày nay nếu như Ibuka không nhận được bức thư từ công ty Western Electric tại New York với nội dung là sẽ cấp phép cho ToTsuKo được quyền tham gia sản xuất transistor. Đây được xem là thành quả quý hơn vàng sau chuyến qua Mỹ của Ibuka. Cũng phải nhờ sự thuyết phục của người bạn Suzuki của Ibuka bên đó (sau này đã gia nhập vào ToTsuKo). Nhưng tại sao một công ty lớn của Mỹ lại để mắt tới một công ty có quy mô nhỏ hơn họ gấp ngàn lần? Lý do khiến Western Electric có quyết định này chính là việc ToTsuKo đã tự chế tạo ra tapecorder và tape recorder chỉ với kỹ thuật và óc sáng tạo của khoảng hai mươi người, mà không hề có được sự trợ giúp kỹ thuật từ bất kỳ công ty nào. Việc này khiến Western Electric thấy được tiềm năng của ToTsuKo (Người Nhật vẫn thua người Mỹ ở khoảng nhận ra tiềm năng).
Tháng 8 năm 1953, đến phiên Akio Morita sang Mỹ nhận giấy phép sản xuất transistor cùng tìm hiểu thị trường này trong chuyến hải ngoại ba tháng. Sau khi tới Mỹ, ông đã sững sờ với sự rộng lớn cùng sự hiện đại tại đây, trong đầu Morita lúc này chỉ nghĩ “Tại sao Nhật lại gây chiến với đất nước khổng lồ này?“. Sau đó ông sang Đức và Hà Lan tìm hiểu thị trường đồ điện của châu Âu. Chuyến đi đến châu Âu giúp Morita hiểu ra một điều: “Nhật so với các nước châu Âu lớn hơn nhiều về diện tích, nhưng nhìn vào các hãng nổi danh cả thế giới như Philips trong một đất nước Hà Lan nhỏ xíu chẳng hạn, không lý do gì Nhật lại không có một hãng nào tung hoành trên thế giới như châu Âu“.
Sau khi về nước tìm đủ mọi cách để nhận được giấy phép từ MITI, mãi đến cuối năm 1953 họ mới có được con dấu từ MITI và bắt đầu đi vào sản xuất. Ngoài việc ToTsuKo phải chứng minh rằng họ có thể sản xuất được transistor theo công nghệ của riêng họ, vấn đề quan trọng khác được đặt ra là dùng công nghệ transistor để sản xuất gì? Ngay lập tức người đưa ra ý kiến là Ibuka: “Sản xuất radio“. Ibuka nhấn mạnh rằng chỉ có sản xuất ra sản phẩm có thể bán đại trà thì họ mới thành công trong lĩnh vực transistor này, và radio là sản phẩm dễ sản xuất đại trà nhất. Tuy nhiên các bạn cần nhớ lại rằng thời điểm này chưa từng ai làm radio sử dụng transistor hết, công nghệ transistor mới mẻ này cũng chỉ duy nhất có Mỹ sử dụng trong máy trợ thính của y học, nên không ngạc nhiên khi ai cũng ngớ người ra khi Ibuka nói ý kiến của mình. Không riêng gì các thành viên trong ToTsuKo nghi ngờ việc có thể chế tạo radio transistor, hầu như mọi người trong ngành công nghiệp của Nhật khi nghe Ibuka nói sẽ cho ra đời radio transistor, đều thẳng thừng cười chế giễu: ngay cả nơi xuất phát transistor là Mỹ còn chưa làm ra được radio này thì một công ty nhỏ bé như ToTsuKo chỉ nằm mơ mà thôi.
Nhưng ToTsuKo lại làm thêm điều thần kỳ mới! Họ liên tục phát triển và thành công trong khi nghiên cứu ra công nghệ transistor của riêng mình, song song với việc chế tạo ra sản phẩm này. Nhưng không may, tháng 12 năm 1954, bên Mỹ thông báo có một công ty của họ đã chế tạo ra được radio sử dụng transistor đầu tiên trên thế giới, Radio TR-1 này sử dụng 4 transistor. Nếu ToTsuKo may mắn hơn không gặp sự cản trở của MITI trong việc cấp phép, thì chắc chắn danh hiệu này hoàn toàn nằm trong tầm tay của họ (từ lúc Ibuka bị từ chối cấp phép tới lúc nhận được cái gật đầu của MITI là mất hơn 1 năm trời). Bởi chỉ đúng một tháng sau, tức tháng 1 năm 1955, sản phẩm mẫu hoàn thiện của ToTsuKo mang mã hiệu TR-52 ra đời và sử dụng tới 5 transistor. Đây đáng lẽ là sản phẩm radio transistor thương mại hoàn chỉnh đầu tiên của ToTsuKo, nhưng khi chuyến hàng đầu tiên đem qua Mỹ để giới thiệu thì một sự việc lại phát sinh: mọi máy đều gặp vấn đề với miếng sắt hình ca rô phía trước. Do nhiệt độ mùa hè nóng lên, phần nhựa bên ngoài màu trắng bị phần màu đen phía trong chảy ra làm ố màu. Vậy là TR-52 không được sản xuất thương mại.
Tháng 2 năm này, Morita quyết định thay đổi tên logo trên sản phẩm của họ nhằm bước đầu mở rộng bờ cõi cho công ty sau khi sản phẩm mẫu TR-52 hoàn thiện, cũng bởi lẽ chẳng ai có thể đọc được cái tên dài ngoằn “Tokyo Tsushin Kougyo” hay “ToTsuKo” ngoài người Nhật. Morita dựa theo tên sản phẩm đầu tay của họ là Soni-tape, kết hợp với chữ SONUS của tiếng Latin (đồng nghĩa với SOUND hay SONIC trong tiếng Anh) và từ SONNY, với ý nghĩa là cậu bé. Nhưng theo Morita, SONNY không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé, mà ở đây “nhỏ nhưng có võ”, tuy là công ty nhỏ nhưng có thể tạo ra các sản phẩm chấn động cả thế giới bởi những người đầy tâm huyết. Từ đây chữ SONNY được rút lại thành SONY, và đây có thể nói là cái tên dễ đọc và dễ nhớ nhất của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản. Sau sự cố với TR-52, đến tháng 9 năm 1955, ToTsuKo chính thức bán ra radio TR-55 bán dẫn transistor đầu tiên của châu Á, đây cũng là sản phẩm đầu tiên mang logo SONY của công ty.
Đoạn lịch sử này nói ra chỉ đơn giản trong vài dòng, nhưng nếu bạn chịu khó suy ngẫm lại sẽ thấy thật sự “sợ hãi và phục sát đất” với thành quả của ToTsuKo giai đoạn này. Phương Tây phát minh ra transistor năm 1947, Mỹ đưa vào sử dụng trong y học hơn sáu năm mới có thể chế tạo ra radio transistor vào cuối năm 1954. Nhưng ToTsuKo chỉ mất hơn một năm hai tháng là làm được sản phẩm mẫu TR-52 và thêm bảy tháng sau họ đã có thể chế tạo ra chiếc radio transistor TR-55 thương mại hoàn chỉnh chỉ với kỹ thuật cùng sự hiểu biết về transistor của riêng họ. Cần nhắc cho bạn biết rằng Western Electric chỉ cấp phép cho ToTsuKo tham gia sản xuất transistor với điều kiện “không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào về công nghệ từ Western Electric”. Càng kính phục họ hơn khi Regency bán ra chiếc radio transistor TR-1 đầu tiên không phải do Regency hoàn toàn làm ra, mà họ mua transistor của Texas Instruments về nghiên cứu gắn vào radio. Còn TR-52 và TR-55 của ToTsuKo lại do chính họ làm từ A tới Z.
SONY TR-52
SONY TR-55
4. Bước đầu tung hoành trên xứ người
Thời điểm TR-55 được ToTsuKo bán ra đã bị khuyến cáo sẽ chẳng thể chen chân vào thị trường này vì gần 74% dân Nhật đều sở hữu radio. Nhưng ToTsuKo đem tới radio hoàn toàn khác hẳn với loại radio dây cord cồng kềnh và lỗi thời lúc đó, họ đã thành công tuyệt đối với sản phẩm này. Tuy nhiên, Morita lại không thể làm gì với thị trường Mỹ khi đó. Sau khi ông giới thiệu sản phẩm mẫu TR-52 cho công ty sản xuất đồng hồ nổi tiếng Bulova của Mỹ trong chuyến giao hàng tapecorder bên đó, họ chấp nhận mua khoảng 100,000 cái trừ khi ToTsuKo bỏ logo SONY và thay bằng tên công ty họ. Điều này dễ hiểu bởi SONY hay ToTsuKo ngoài Nhật ra thì không ai biết tới, còn Bulova đã có 50 năm danh tiếng tại Mỹ. Morita đã gọi điện hỏi Tokyo về việc này và nhận được trả lời rằng “bỏ nhãn hiệu, chấp nhận bán ra để lấy vốn”. Nhưng Morita lại quyết định từ chối đề nghị của Bulova. Với ông, cái tên SONY đại diện cho thành quả của họ, và ToTsuKo cũng chẳng thể cất cánh nỗi nếu hướng kinh doanh của họ thay đổi chỉ núp bóng các thương hiệu lớn. Đây là quyết định chính xác tuyệt đối của Morita và ảnh hưởng tới toàn bộ ngành xuất khẩu điện tử của Nhật.
Năm 1957, ToTsuKo cho ra đời radio transistor nhỏ nhất thế giới TR-63. Đây là sản phẩm bán ra đầu tiên tại Mỹ và được người Mỹ gọi là “pocket radio” bởi TR-63 có thể bỏ túi dễ dàng. Ngày nay trong từ điển tiếng Anh, từ “pocketable” được dùng rộng rãi chính là bắt nguồn từ chiếc radio này. TR-63 được chào đón nhiệt liệt tại Mỹ và Nhật đến nỗi giữa chừng ToTsuKo phải tuyên bố ngừng bán tiếp do sản xuất không theo kịp nhu cầu. Một năm sau chiếc radio transistor thứ ba của họ là TR-610 với kích thước nhỏ hơn cả TR-63 và lần này ngoài Mỹ, cái tên SONY chính thức bay tới châu Âu.
Không ai khác ngoài Morita là người hiểu rõ nhất tầm quan trọng của cái tên SONY đối với ToTsuKo ra sao. Thời điểm này tất cả các công ty sản xuất transistor hay radio của Nhật chỉ có thể bán sản phẩm của họ cho Mỹ hay châu Âu dưới cái tên của nhãn hiệu bản địa, ngoại trừ Nikon và Canon (xin xem phần III để biết tại sao). Ngoài thị trường camera, dòng chữ “Made in Japan” ghi trên các loại sản phẩm khác tại Mỹ hay châu Âu đại diện cho loại sản phẩm rẻ tiền, dỏm. ToTsuKo muốn phá vỡ định kiến đó, họ muốn SONY là cái tên được biết đến và được ngưỡng mộ toàn cầu. Cuối năm 1957, tấm bảng gắn những bóng đèn neon quảng cáo ghi dòng chữ SONY đầu tiên được treo tại Sukiyabashi gần trung tâm Ginza, nơi nổi tiếng phồn thịnh và đắt đỏ nhất của Nhật (cùng với Marunouchi nằm kế bên là hai nơi có giá đất và văn phòng cho thuê mắc nhất thế giới trong gần mười năm qua).
Kể từ đó cái tên SONY được biết đến khắp nơi tại Nhật, dẫn đến việc ToTsuKo dần ít người biết tới nên Morita và Ibuka quyết định đổi luôn tên công ty từ Tokyo Tsushin Kougyo thành Sony vào tháng 1 năm 1958. Cái tên Sony càng trở nên nổi tiếng khi hãng âm thanh lừng danh Agrod của Mỹ chấp thuận làm đại lý chính thức bán radio SONY cho ToTsuKo (từ đây xin gọi là Sony) vào năm 1957. Nhờ đó, SONY được biết tới như là nhãn hiệu radio transistor cao cấp tại thị trường này.
Không biết Sony xui xẻo hay may mắn khi vừa mới ký hợp đồng vài tháng, họ bị ăn cắp 4000 máy radio tại kho hàng Delmonico vào tháng 1 năm 1958, gây thiệt hại cho Sony gần $100,000. Tuy nhiên, trong kho hàng chỉ duy nhất sản phẩm của Sony bị mất, các radio của hãng khác đều không bị lấy, dẫn đến việc người Mỹ cho rằng Sony đã dựng vỡ kịch này nhằm nổi tiếng. Quả thật sau khi New York Times đưa tin “4000 máy radio SONY bị đánh cắp” thì hầu như toàn nước Mỹ đều biết tới Sony. Chẳng ai biết radio SONY bị trộm thiệt hay giả, nhưng tại Tokyo, Ibuka phải làm cật lực sản xuất 4000 cái radio khác rồi gởi lại kho hàng cho kịp giao tới khách hàng.
Tháng 2 năm 1960, Sony là thành lập chi nhánh Sony Corporation of USA, đây là công ty đầu tiên của Nhật thực hiện việc này. Ba tháng sau, tức tháng 5 năm 1960, Sony gây sửng sốt cho cả ngành công nghiệp điện tử thế giới khi họ cho ra đời chiếc tivi sử dụng công nghệ transistor đầu tiên trên thế giới mang mã hiệu TV8-301. Đây được xem là thành quả lịch sử của riêng Sony, của riêng nước Nhật và của cả châu Á trong việc cạnh tranh phát minh công nghệ điện tử tiêu dùng với Mỹ và phương Tây. Có lẽ không một ai trong công ty Western Electric và trong MITI khi cấp phép sản xuất transistor cho Sony cuối năm 1953 lại có thể ngờ một công ty không tên tuổi nhỏ bé lại làm được những thứ này. Tuy nhiên, do thời điểm này tivi là thứ hàng rất xa xỉ so với radio, nên việc người ta mua một chiếc tivi bình thường có màn hình lớn một chút để nhiều người cùng xem so với cái TV8-301 cao cấp, đắt tiền nhưng màn hình nhỏ (TV8-301 thuộc dòng tv portable hoàn toàn chưa hề xuất hiện thời điểm này) đã khiến cho đứa con đáng tự hào của Sony không được lưu hành trên thế giới và phải chết yểu. Hai năm sau, Sony mở ra cửa hàng showroom đầu tiên của họ tại Đại Lộ Số 5, New York, bắt đầu quá trình tự giới thiệu, tự bán hàng của riêng họ mà không qua gián tiếp. Từ đây Sony chính thức thay đổi quan điểm của phương Tây đối với dòng chữ “Made in Japan” trong toàn bộ ngành công nghiệp hiện đại trên thế giới (lúc trước chỉ duy nhất Nikon và Canon được xem là cao cấp và chất lượng).
Dòng chữ “Made in Japan” kể từ cuối thập niên 60 khi Nhật đã trở thành cường quốc thứ hai của thế giới về kinh tế, được xếp ngang hàng về chất lượng với “Made in USA” của châu Mỹ và “Made in Germany” của châu Âu trong công nghiệp điện tử. Sony và Akio Morita được xem là ông tổ hay người có công lớn nhất đưa dòng chữ này đại diện cho các sản phẩm tinh hoa và cao cấp nhất của châu Á trong gần như mọi ngành nghề của xã hội hiện đại.
SONY TR-63
SONY TV8-301
Bảng hiệu quảng cáo SONY đầu tiên
5. Sony – Thành công nhiều, thất bại cũng nhiều
Sơ lược các dòng sản phẩm nổi trội của Sony, kể cả thành công cùng thất bại. Nhưng sẽ không đề cập tới hình thức kinh doanh của họ.
#Video Recorder#
Cuối thập niên 50, trong khi các đài phát thanh trên thế giới sử dụng băng video VTR do hãng Ampex chế tạo với kích cỡ đồ sộ do họ dùng công nghệ băng video rộng 2 inch, Sony đã lặng lẽ gia nhập vào nghiên cứu và sản xuất VTR cho riêng Nhật. Ban đầu họ vẫn dựa vào công nghệ băng video 2 inch của Ampex để chế tạo ra sản phẩm thử nghiệm video VTR đầu tiên tại Nhật năm 1958. Nhưng do sử dụng băng 2 inch nên chiếc máy VTR hoàn chỉnh vẫn mang kích thước đồ sộ. Năm 1961, Sony lại làm một cú sốc mới khi họ cho ra đời video VTR sử dụng transistor đầu tiên của thế giới, mã số SV-201 với kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với máy thử nghiệm ban đầu. Bốn năm sau, máy CV-2000 đánh dấu tên tuổi của Sony lên tầm cao mới khi họ thành công chế tạo ra VTR hoàn toàn dùng transistor đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ băng video chỉ rộng 0,5 inch, và nhờ công nghệ 0,5 inch này mà CV-2000 cũng là máy video VTR đầu tiên dành cho người dùng phổ thông trong nhà.
Đúng 10 năm sau khi bán máy VTR transistor đầu tiên trên thế giới, Sony tiếp tục cho ra lò máy VCR VP-1100 đầu tiên trên thế giới, chính thức mở ra kỷ nguyên VCR kéo dài đến những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt.
Năm 1975, sau khi rời khỏi dự án VHS của JVC, Sony tính làm cuộc cách mạng với Betamax khi họ cho ra đời máy VCR SL-6300 sử dụng công nghệ băng video này. Nhưng do đơn thân độc mã nên Betamax đã thất bại. Sony chính thức cho ra đời VCR sử dụng băng VHS đầu tiên của họ năm 1988, đánh dấu kết thúc cuộc chiến giữa Betamax và VHS. Sự thật sau này giới công nghệ trên thế giới mới công nhận chuẩn Betamax cho hình ảnh tốt hơn nhiều so với VHS, kích cỡ của Beta tape cũng nhỏ hơn so với VHS tape. Nhưng có lẽ giá cả là trở ngại quá lớn đối với người dùng thời đó.
Năm 1993, Sony dẫn đầu trong dự án hợp tác với Philips, JVC và Panasonic làm ra chuẩn ghi hình mới là VCD nhằm thay thế cho VHS đang dần bão hòa. 2 năm sau, Sony lại cùng ekip này (Toshiba thay thế cho JVC) cho ra đời chuẩn DVD chất lượng hơn hẳn so với VCD. Năm 2000, lại cũng chính Sony là hãng khởi xướng dự án chuẩn Bluray Disc, với hãng hợp tác chính là Philips. Tháng 4 năm 2003, Sony giới thiệu đầu bluray BDZ-S77 đầu tiên trên thế giới tại Nhật, bắt đầu quá trình cạnh tranh với chuẩn HD-DVD của Toshiba. Lần này thần may mắn đã mỉm cười với Sony khi hiện tại số lượng Bluray bán ra đã vượt so với DVD trên toàn cầu.
SONY SV-201 (máy chính giữa)
SONY CV-2000
SONY VP-1100
SONY SL-6300
SONY BDZ-S77
#Television#
Năm 1966, khi tivi màu bắt đầu phổ biến bán thương mại tại nhiều nước trên thế giới, Sony đã chế tạo ra công nghệ Trinitron, giúp hiệu suất đèn hình tốt hơn và sáng hơn gấp hai lần so với công nghệ chuẩn lúc đó. Trước khi công nghệ Trinitron ra đời, Sony đã từng phát triển ra công nghệ Chromatron cho hình ảnh tốt hơn chuẩn shadow mask trên các tivi màu thời bấy giờ. Nhưng kinh phí cho một chiếc tivi Chromatron gần ¥400,000 trong khi họ niêm yết giá bán là ¥198,000, vậy là Chromatron bị lãng quên. Tháng 10 năm 1968, chiếc tivi KV-1310 đầu tiên sử dụng công nghệ Trinitron được bán ra. Một năm sau Trinitron nằm trong phòng khách các gia đình khá giả tại Mỹ. Khoảng hai năm sau đó người châu Âu mới biết đến công nghệ này khi Sony phải chỉnh hệ màu NTSC dùng cho Nhật và Mỹ sang hệ PAL cho chuẩn màu châu Âu.
Năm 1973, Sony được Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ trao tặng giải Emmy vì thành tựu Trinitron của họ. Đây là vinh dự bậc nhất cho ngành công nghiệp điện tử nghe nhìn, bởi Sony chính là hãng chế tạo tivi duy nhất nhận giải này cho thành tựu Trinitron của họ (hiện tại không biết có hãng nào nhận được Emmy Awards như Sony khi xưa hay không). Trinitron được Ibuka xem là sản phẩm tự hào nhất của Sony. Sau 26 năm bán Trinitron trên mọi lãnh thổ thế giới, Sony thông báo họ đã bán được 100 triệu máy vào năm 1994. Đây được coi là sản phẩm thành công bán chạy xếp thứ ba và là sản phẩm vinh dự nhất của Sony. Đối với người Việt Nam thì câu slogan “Nét như Sony” thay thế cho câu slogan trong quảng cáo của họ “It’s a Sony” để chỉ đến giai đoạn thống trị của Trinitron vào thời điểm này. Trinitron chỉ mất dần vị thế khi công nghệ LCD của Sharp bắt đầu dần phổ biến từ những năm cuối thập niên 90 trở về sau này.
Sony cũng hiểu rõ cần thay thế Trinitron để có thể đối chọi lại với ông vua LCD Sharp đang dần lấy thị phần của họ. Họ phát triển ra màn hình phẳng mang tên Wega, vẫn dựa trên công nghệ Trinitron, nhưng kích cỡ thì vẫn quá cồng kềnh so với LCD của Sharp và 1 công nghệ mới là Plasma do Pioneer dẫn đầu phát triển. Wega đã trở thành kẻ bại trận cho dù Sony đã chuyển Wega sang LCD đầu tay của họ năm 2002. Năm 2005, Sony thay công nghệ mới của họ trên LCD là Bravia, họ cũng cho ra đời chiếc LCD Bravia KDL46-X1000 đầu tiên của dòng Bravia. Đây cũng là cái tên gắn liền với tivi Sony cho đến hiện tại. Bạn sẽ bất ngờ nếu biết rằng thời điểm này tuy Sony chuyển sang LCD muộn hơn các hãng khác, nhưng họ lại phát minh ra được một số công nghệ mà phải hai, ba năm sau các hãng khác mới áp dụng vào LCD của họ.
Sau khi tham gia thị trường LCD, Sony muốn tìm một công nghệ mới nhằm tránh đụng độ với Sharp tại lĩnh vực này, họ chuyển sang nghiên cứu Oled song song với việc vẫn chú tâm vào LCD. Năm 2007 chúng ta lại được Sony giới thiệu chiếc tivi oled thương mại đầu tiên trên thế giới mang mã XEL-1 lớn 11 inch, dày 3mm. Tấm nền và công nghệ hoàn toàn do một mình Sony độc lập chế tạo ra. Thế là cái giá của nó cũng trên trời như bao sản phẩm trước đó do chính họ tự làm ra từ A tới Z, $2000 cho một tivi màn hình 11 inch. Khi nhìn tận mắt XEL-1 tại showroom của Sony, tôi chỉ có thể dùng hai chữ “đáng tiếc” khi nói về nó. Đây được xem là sản phẩm nữa vời của Sony như chính cái tivi transistor đầu tiên của họ. Đối với tôi, chưa từng thấy qua màn hình nào rõ, đẹp, sắc nét như vậy (sau này cái 8K của Sharp nhìn sắc xảo hơn), nhưng với chỉ 11 inch, Sony tính làm cho ai xem? Những con khỉ trong sở thú chăng? Giá bán cũng không phải nguyên nhân chính, bởi họ có thể biến oled thành loại tivi cao cấp bên cạnh Bravia bình dân. Chính tỷ lệ 11 inch đã giết chết XEL-1. Tại thời điểm cuối năm 2007, nếu Sony bán ra tivi oled 26 inch hay 32 inch với giá dao động từ $3000-3500 thì có lẽ ngày nay Sony đã tạo ra một thị trường riêng cho dòng oled mà họ là người đứng đầu. Ai cũng biết sau gần 5 năm, LG và Samsung mới chính thức bán ra tivi oled phiên bảng tương đối lớn là 40 inch trong năm nay, mở đầu cho dòng tivi oled trên thế giới. Còn Sony, họ đã bỏ xó thành quả công nghệ do mình tạo ra cho người khác hưởng.
SONY KV-1310
Masaru Ibuka nhận giải Emmy 1973
SONY KDL46-X1000
SONY XEL-1
#Home audio#
Đừng cho rằng Sony không mạnh về công nghệ âm thanh gia đình so với các hãng khác là một sai lầm lớn. Bởi sản phẩm thành công đầu tay của họ là tapecorder và tape recorder. Năm 1961, họ bán ra máy ghi âm tape recorder có ampli hoàn toàn sử dụng transistor đầu tiên tại Nhật. Năm 1965, Sony cho ra đời TA-1120, máy stereo integrated amplifier hoàn toàn bằng silicon transistor đầu tiên trên thế giới, mở ra một chương mới cho ngành âm nhạc và thu âm của thế giới. Năm 1973, chiếc máy cassette TC-2850SD đầu tiên của Sony ra đời, đây cũng là lúc họ tạo ra một hiện tượng nghe băng cassette tại nhà. Thập niên 80, 90 là thời điểm tại Sài Gòn đang có cơn sốt về thể loại nghe nhạc bằng băng cassette này. Các cửa hàng điện tử ở đường Huỳnh Thúc Kháng khi đó lâu lâu nhập về một dàn mini hifi của các nhãn hiệu như Sony, JVC, Kenwood thì dân tình mê âm nhạc lại hằng ngày lui tới nghe ké.
Chắc ai cũng biết Sony chính là hãng tạo ra loại dĩa CD (compact disc) được sử dụng cho đến ngày nay (Philips chỉ là hãng giữa chừng nhảy vào hợp tác với Sony). Họ cũng là hãng bán ra đầu Compact Disc Player CDP-101 đầu tiên trên thế giới vào năm 1982. Sony đã mở ra kỷ nguyên digital audio sử dụng CD 12cm cho nền âm nhạc nhân loại cho đến tận ngày nay. Chưa dừng lại với âm thanh do CD tạo ra, Sony lại cho ra đời chuẩn mới cao cấp hơn là Super Audio CD, họ bán ra đầu SACD mã số SCD-1 đầu tiên trên thế giới năm 1999. Ngày nay chuẩn âm thanh này chỉ dành cho giới thượng lưu và chỉ những loại nhạc thính phòng, opera, classic mới bán ra loại SACD này. Chuẩn SACD tuy không quá phổ biến nhưng vẫn có chỗ đứng nhất định khi hầu hết các hãng sản xuất âm thanh hàng đầu thế giới đều hỗ trợ chuẩn này.
SONY TA-1120
SONY TC-2850SD
SONY CDP-110
SONY SCD-1
#Personal audio#
Năm 1979, chiếc cassette cầm tay nhỏ gọn được Sony đặt tên là Walkman đầu tiên trên thế giới đánh dấu thời kỳ vàng son của họ trong trào lưu do chính họ tạo ra. Thực chất, Walkman đầu tiên mà Masaru Ibuka muốn bán ra là máy TC-D5, sản xuất năm 1978. TC-D5 có chất lượng âm thanh cực hay, gần như không khác mấy so với một máy cassette thực thụ. Tuy nhiên, kích thước cùng trọng lượng lại là vấn đề với TC-D5. Ibuka đã nhiều lần thử nghiệm sử dụng nó trong các chuyến bay công tác của mình. Tuy âm thanh không cần bàn cãi, nhưng quá khó để mang bên người vì quá nặng. Ngoài ra, cái giá bán ra ¥99,800 (khoảng $570 thời đó) khiến ai cũng phải lắc đầu. Vậy là dự án Walkman TC-D5 bị bỏ rơi. Tháng 2 năm 1979, Morita khởi động lại dự án Walkman với ekip tạo ra TC-D5 trước đó. Họ đã lược bỏ bớt các tính năng, cắt xén kích thước nhỏ hơn phân nữa so với TC-D5, cùng với chi phí sản xuất giảm xuống thấp dưới ¥40,000. Bốn tháng sau, ngày 21 tháng 6 năm 1979, chiếc Walkman hoàn thiện đầu tiên với số mã TPS-L2 được bán ra đầu tiên tại Nhật với giá ¥33,000. Cơn sốt Walkman chính thức bắt đầu sau đó cho tới tận cuối thế kỷ hai mươi. Từ Mỹ tới châu Âu đều có hãng dựa vào Walkman để làm ra sản phẩm đối chọi lại Sony, nhưng mọi cái tên đều bị đánh bật bởi Walkman.
Bốn năm sau tức năm 1983, với khẩu hiệu “Hãy tạo ra máy cassette cầm tay nhỏ gọn như chính cái hộp băng cassette“, Sony đã giới thiệu máy WM-20 đầu tiên trên thế giới với kích cỡ gần như bằng đúng với cái hộp băng cassette. Ngay lập tức hầu như mọi hãng điện tử lớn nhỏ trên thế giới đều dựa vào mẫu mã này của Sony mà tự sản xuất cho sản phẩm riêng mình (Sony đã quá dễ dãi trong việc sao chép này, đây cũng là một trong số các nguyên do thất bại trong kinh doanh của các hãng Nhật sẽ được đề cập trong phần cuối).
Hai năm sau khi chiếc Compact Disc Player ra đời, Sony lại khiến mọi người bỡ ngỡ khi họ bán ra CD portable (CD Walkman) đầu tiên trên thế giới D50 nhỏ trong tầm tay, kích cỡ vừa đúng với bốn vỏ CD nhập lại. Lần này cái tên Discman được Sony đặt ra cho dòng sản phẩm này. Năm 1999, để kỷ niệm 15 năm ra đời của CD Walkman, Sony thiết kế lại mẫu mã CD Walkman D-E01 theo dạng hình tròn, sử dụng công nghệ chống sốc G-Protection nổi tiếng của họ cùng độ mỏng hơn phân nữa khi họ chuyển sang dùng Ni-MH battery dẹt. Và cũng giống với Walkman, các hãng khác cũng lần lượt ra các CD portable sau này với thiết kế không thể khác hơn mẫu D-E01.
Tạo ra trào lưu mới dường như là “sở thích” của Sony. Năm 1992, Sony lại bắt người dùng phải thán phục trước sức sáng tạo của họ khi cho ra lò máy MD Walkman đầu tiên trên thế giới. Nếu nói về công nghệ cùng chất lượng âm thanh thì Walkman và CD Walkman thua xa MD Walkman. Chuẩn âm thanh ghi trong MD-disc gần như tuyệt đối so với CD gốc, còn đầu đọc MD lại có những công nghệ âm thanh mà trên Walkman hay trên CD Walkman không thể tạo ra. Ngay lúc đầu thì đây là sản phẩm bán rất chạy, nhưng sau đó người dùng nhận ra sự bất tiện của nó, chính là việc MD-disc chỉ sử dụng cho đầu đọc chuyên môn, không thể dùng như CD hay Cassette có thể dùng rộng rãi trên mọi thiết bị. Điều gây khó hiểu là trên các khay chứa CD-disc của mọi đầu đọc đều hỗ trợ chuẩn 80 mm của Sony trước đó, nhưng MD-disc lại là 64 mm và phải được bỏ vào hộp riêng, khiến chuẩn này hoàn toàn không có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, MD vẫn được ưa chuộng tại Nhật cho tới tận năm 2004 khi chiếc Hi-MD ra đời với kỹ thuật âm thanh thuộc loại tốt nhất của Sony cho dòng Walkman, thì người ta nhận ra rằng thời đại MD bắt đầu kết thúc khi những chiếc iPod classic nhỏ gọn hơn, chứa nhiều bản nhạc hơn bắt đầu được đón nhận tại thị trường này. Sony chính thức ngưng sản xuất MD Walkman vào năm 2010 sau khi mẫu Hi-MD cuối cùng của họ được bán ra năm 2006.
SONY TC-D5
SONY TPS-L2
SONY WM-20
SONY D50
SONY D-E01
SONY MZ-1
SONY Hi-MD
#Video Camera#
Chiếc máy video camcorder (hay còn gọi là camera VCR) chỉ thật sự xuất hiện trên thế giới khi cuộc chiến giữa Betamax của Sony và VHS của JVC đến hồi cao trào. Nhằm mục đích đánh phủ đầu đối thủ, năm 1983, Sony bán ra máy video camcorder đầu tiên trên thế giới mã số BMC-100, sử dụng băng Beta cassette của họ. Tuy nhiên, do nhận thấy tương lai tăm tối của Betamax bởi liên minh VHS đã quá lớn mạnh, Sony đã chuyển hướng phát minh ra video tape 8 mm vào năm 1985. Sony liền nhanh chóng sản xuất ra video camcorder CCD-V8 sử dụng tape 8 mm đầu tiên trên thế giới trong năm 1985.
Năm 1989, dòng sản phẩm video camera 8 mm được đặt tên thành “Handycam” với máy CCD-TR55. Cái tên Handycam đã gắn liền với mọi máy video camera sau này của Sony.
Tháng 9 năm 2004, máy video camera kỹ thuật số chuẩn HD 1080i đầu tiên trên thế giới được Sony bán ra, mã số là HDR-FX1. Các năm sau này lần lượt các máy Handycam với kỹ thuật tân tiến hơn lần lượt ra đời, giúp Sony ngang hàng với Canon trong thị trường video camcorder này.
SONY BMC-100
SONY CCD-V8
SONY CCD-TR55
SONY HDR-FX1
#Entertainment#
Từ cái máy radio TR-63 lần đầu bán ra tại Mỹ, đến khi Sony thành lập chi nhánh đầu tiên của họ bên ngoài Nhật Bản tại New York năm 1960, danh tiếng của Sony lúc này đã khá nổi. Do đó qui mô mở rộng sang lĩnh vực khác của Sony đã được Akio Morita nghĩ tới. Nhưng mãi tới cuối thập niên 60 này, cơ hội cho Sony mới đến. Nhờ sự thành công của Sony khi phát minh ra các loại tapecorder, mà thị trường thu âm của thế giới hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng phát triển vũ bão. Các hãng thu âm của Mỹ và châu Âu lúc này hoạt động rất tích cực để kiếm các đối tác mới tại châu Á. Tuy nhiên, họ lại gặp trở ngại lớn tại Nhật, nơi xuất phát của các loại tapecorder mà những hãng thu âm này đang dùng.
Điển hình là CBS Records, hãng chiếm hơn 20% thị phần thu âm toàn cầu năm 1967. CBS đã cử Harvey Schein qua Nhật đàm phán với các hãng thu âm tại nước này về việc liên doanh với họ, nhưng không ai gật đầu với CBS. Sau vài tháng không hề có kết quả, Schein chợt nghĩ tới Sony, nơi phụ trách bán cho CBS các loại tapecorder và máy recorder chuyên dụng cho phòng thâu. Schein lập tức tới trụ sở Sony tại Tokyo gặp Akio Morita nhằm xin lời khuyên trong việc kinh doanh tại Nhật. Nhưng sau khi nghe Schein trình bày vấn đề đang gặp phải, Morita chỉ nói gọn một câu: “Hợp tác liên doanh với Sony, thấy sao?“
Tháng 3 năm 1968, công ty liên doanh CBS/Sony Records Inc. được thành lập trong sự ngỡ ngàng của các phòng thu âm tại Nhật bởi đây là công ty Nhật đầu tiên liên doanh với một công ty nước ngoài. Vậy là Sony chính thức bước vào lĩnh vực mới đối với họ: thị trường giải trí. Một công ty nổi tiếng thế giới về các phát minh recorder liên doanh với phòng thu nổi tiếng nhất nhì tại Mỹ thì không lý nào thất bại được. Việc làm ăn của CBS/Sony Records Inc. khá suông sẻ. Đến năm 1983, liên doanh này đổi tên thành CBS/Sony Group Inc., đây là thời điểm một năm sau khi Sony phát minh ra CD-disc. Nhờ có liên doanh CBS-Sony, CD-disc vừa ra đời liền có môi trường phát triển không thể tốt hơn trong việc đánh bại LP-disc. Cũng nhờ CD-disc mà CBS/Sony Group đã thành công vang dội, khi năm đầu tiên họ chỉ thu về ¥700 triệu, nhưng sau 20 năm con số này lên tới ¥110 tỷ.
Sự thành công của CBS/Sony Group đã khiến Morita chú ý hơn đến sản xuất phần mềm. Morita muốn sau mười năm tới Sony sẽ có được thành công trong sản xuất phần cứng cùng song song với phần mềm. Tháng 1 năm 1988, Sony chính thức mua lại phòng thu CBS Records Inc.. Không dừng tại đây, Sony tiếp tục mua lại xưởng phim khổng lồ của Mỹ là Columbia Pictures Entertainment, Inc. vào tháng 11 năm 1989. Thương vụ mua xưởng phim này khiến Sony phải bỏ ra tới $3.4 tỷ, một con số khổng lồ mà không công ty Nhật nào dám bỏ ra. Vụ mua lại hai công ty khổng lồ trong ngành giải trí của Mỹ khiến dư luận xôn xao rất lớn ở cả Nhật lẫn Mỹ. Sau đó, hai cái tên mới toanh trong ngành công nghiệp giải trí của thế giới được hình thành: Sony Music Entertainment Inc.(SME) và Sony Pictures Entertainment Inc. (SPE). Năm 2004, SME lại liên doanh với một phòng thu âm hàng đầu khác là Bertelsmann Music Group, một cái tên mới xuất hiện là Sony BMG Music Entertainment. Sau bốn năm liên doanh, Sony lại bỏ tiền ra mua lại toàn bộ cổ phần BMG, cái tên Sony BMG Music Entertainment lại trở về thành Sony Music Entertainment (SME) kể từ năm 2008. Hiện nay SME và SPE là hai tên tuổi lẫy lừng trong làng giải trí của thế giới. SME là hãng thu âm lớn thứ hai thế giới, đứng sau Universal Music Group. Còn SPE là hãng phim lớn thứ ba thế giới, đứng sau Paramount Pictures và Warner Bros. Pictures.
Akio Morita muốn rằng các phần cứng AV do họ sản xuất hay phát minh ra phải có được phần mềm thích ứng đi kèm ngay, do đó Sony Music Entertainment Inc. và Sony Pictures Entertainment Inc. là hai công ty con không thể thiếu đối với họ khi thời đại phần mềm bắt đầu được mọi người quan tâm tới.
#Game Console#
Giữa thập niên 80 trên thế giới xuất hiện một phong trào khá thịnh hành, máy nghe nhạc Walkman của Sony đi kèm với máy chơi game cầm tay Game Boy của Nintendo. Thời điểm này ngành game của thế giới chỉ sử dụng các loại băng chuyên biệt cho các máy khác nhau của Nintendo hay Sega. Sony đã để mắt tới thị trường video game khi họ muốn CD-disc của mình vươn xa hơn. Vậy là Sony đề nghị với Nintendo lập một công ty liên doanh trong dự án Super Famicom của Nintendo. Sản xuất CD-rom chuyên biệt cho Super Famicom sẽ do Sony phụ trách. Dự án được thành lập và hai bên sẽ tuyên bố trong kỳ Consumer Electronics Show năm 1989. Tuy nhiên, trước ngày tuyên bố, Nintendo lại từ bỏ dự án do lo ngại khi sản phẩm thành công bán ra, họ sẽ nối gót CBS Records hay Columbia Pictures bị Sony mua lại. Vì vậy Nintendo chuyển đối tác là Philips với loại dĩa CD-i của hãng này. Vậy là Sony đã thất bại trong việc gia nhập thị trường game.
Nhưng không lâu sau thất bại đó, cơ hội lại đến với họ. Đầu thập niên 90 khi kỹ thuật digital bắt đầu dần nở rộ trong lĩnh vực nghe nhìn, sự thành công của CD-disc cùng VideoCD (VCD) đã giúp Sony vững mạnh trong thời đại multimedia này. Tháng 11 năm 1993, hai công ty con của Sony là SMEJ(SME trụ sở tại Nhật) và SPE thành lập ra một công ty mới chuyên phụ trách về mọi việc liên quan tới lĩnh vực video game mà trước đó họ muốn làm, công ty này lấy tên là Sony Computer Entertainments Inc. (SCEJ) trụ sở tại Tokyo.
Công ty mới mẻ này cũng chỉ cần đúng một năm là đã thành công trong việc chế tạo ra CD-rom 32-bit dành cho console mà họ sắp bán ra. Ngày 3 tháng 12 năm 1994, Sony bán ra máy chơi game console đầu tiên của họ tại Nhật với cái tên “PlayStation“. Cả ngành công nghiệp game lúc đó cho rằng PlayStation sẽ lại là một bong bóng xì hơi của Sony, khi thị phần game trên thế giới do Nintendo cùng Sega chia nhau nắm giữ. “Đừng cười vội, mọi người sẽ biết kết quả ngay thôi“, cựu chủ tịch của SMEJ và là giám đốc của SCE khi đó Toshio Ozawa đã mạnh dạng tuyên bố. Sự thật đúng như Ozawa nói! 100,000 máy xuất xưởng trong ngày đầu tiên đều bán sạch. Sáu tháng sau con số này là 1 triệu máy, chỉ tại thị trường Nhật. Mùa thu năm 1995, PlayStation bay qua Mỹ và châu Âu, Sony chỉ mất hai ngày là bán được 100,000 máy tại Mỹ. Kết thúc năm 1995 con số này lên thành 800,000 máy. Đúng hai năm sau kể từ ngày ra mắt, PlayStation đã tăng lên thành 10 triệu máy chỉ tại Mỹ, Sony mất thêm chín tháng cho 10 triệu máy tiếp theo, và họ đạt được con số 30 triệu máy chỉ sáu tháng sau đó. Lúc này thì cả Nintendo và Sega đều ngậm bồ hòn không biết nói gì về sự thành công của PlayStation.
PlayStation sau gần hai năm bán ra đã cướp đi hơn 48% thị phần tại Mỹ của Nintendo(40%) và Sega(12%). Đến năm 1998, PlayStation đã “giúp” xóa sổ thị phần game console của Sega, khi Sega tuyên bố ngưng sản xuất dòng máy Saturn của họ. Sự thành công của PlayStation gắn liền với tên tuổi hai hãng phần mềm về game là Square-Enix với dòng Jap RPG huyền thoại Final Fantasy, và Konami với dòng Metal Gear Solid không có đối thủ vào thời đó.
Không gì vĩnh cữu trên đời, con người cũng sẽ chết, động thực vật cũng có giới hạn của nó. PlayStation cũng phải theo quy luật này. Ngày 26 tháng 3 năm 2006, PlayStation chính thức kết thúc vòng đời của mình khi mà đứa em của nó là PlayStation 2 ra đời năm 2000 đã giành lấy vinh quang của người anh. Tuy nhiên, PlayStation vẫn tự hào khi đây là sản phẩm điện tử thứ hai duy nhất trên thế giới sau tivi Trinitron của Sony đạt mốc 100 triệu máy trên toàn cầu tại thời điểm đó.
Sau khi chuẩn DVD ra đời năm 1995, chuẩn DVD dành cho game console phải mất gần năm năm mới được sản xuất ra khi thời đại 3D bắt đầu phát triển. Sự thành công trong việc áp dụng CD-disc vào PlayStation đã khiến Sony áp dụng tiếp chuẩn DVD của họ vào thế hệ game console tiếp theo. Ngày 4 tháng 3 năm 2000, PlayStation 2 chính thức bán ra tại Nhật và hầu như PlayStation 2 (PS2) chỉ có một đối thủ duy nhất chính là người anh PlayStation của nó. Sự phát triển khủng bố của PS2 khiến Nintendo gần như không còn được ai nhớ tới trước khi máy DS và Wii của họ ra đời sau này. PS2 chỉ mất bốn năm hai tháng là bán được 100 triệu máy trên thế giới vào tháng 5 năm 2004. Con số này tăng lên thành 140 triệu máy vào tháng 9 năm 2009, giúp PS2 trở thành máy game console bán chạy nhất mọi thời đại cho đến hiện tại.
Cũng như CD và DVD, khi chuẩn Bluray của Sony bắt đầu được biết tới nhiều hơn thì cũng là lúc máy game console mới của họ sẽ ra đời, lần này là PlayStation 3 (PS3), bán tại Nhật ngày 11 tháng 11 năm 2006. Tuy nhiên, PS3 không có được khởi đầu ấn tượng như PlayStation hay PS2 bởi giá bán ban đầu quá cao. Cũng bởi do Xbox 360 của Microsoft ra đời đúng một năm trước đó đã chiếm một thị phần lớn của PS2. Ngoài ra đối thủ tưởng chừng như đã ngủ say là Nintendo lại bán ra game console Wii của họ trước tiên tại Mỹ vào tháng 11 năm 2006, một tháng trước khi PS3 đổ bộ vào thị trường này, với giá chỉ $250. Mỗi máy PS3 20GB ($500) bán ra Sony phải chịu lỗ hơn $300 và bản 60GB ($600) là $240, cũng bởi mọi công nghệ trong đó quá mới và giá thành linh kiện trên trời tại thời điểm đó. Hiện tại chưa thể nói PS3 là một thất bại của Sony, bởi số lượng máy bán ra chỉ thua sát nút Xbox 360 khoảng 2 triệu máy tính tới tháng 1 năm nay (PS3 ra sau Xbox 360 đúng một năm), nhưng có lẽ PS3 không thể theo kịp Wii (95 triệu máy) do đã để đối thủ đi trước gần hai năm (cuộc chiến của PS3 và Wii chỉ chính thức khi Sony bán PS3 Slim và giảm giá xuống còn khoảng $250-350).
Sẽ thiếu sót nếu không nói tới dòng PlayStation Portable (PSP). Ra đời vào tháng 12 năm 2004, gần như cùng thời điểm với Nintendo DS. Tuy vượt trội đối thủ về phần cứng, nhưng phần mềm của PSP lúc ban đầu lại thua xa DS về số lượng cùng cách giải trí. Chúng ta thấy được sự yếu kém của Sony trong việc kinh doanh rõ ràng nhất khi nhìn vào thời điểm này cho tới hiện tại (sẽ nói rõ trong phần cuối). Số lượng máy bán ra của PSP chỉ bằng đúng một nữa số máy DS đang lưu hành trên thế giới. Rõ ràng Sony thua hoàn toàn Nintendo trong thời điểm hiện tại. Không biết máy console portable PSVita ra đời năm ngoái có giúp Sony lấy lại vị thế của kẻ dẫn đầu hay không? Hay đây sẽ là sự chấm dứt của dòng game console portable khi iOS của Apple đang hoành hành bá đạo trên thế giới?
SONY PlayStation
SONY PlayStation 2
SONY PlayStation 3
SONY PSP
SONY PSVita
#Các lĩnh vực khác cùng các sản phẩm High-end audio#
Có thể nói ở Sony rất đặc biệt, họ tham gia vào sản phẩm điện tử nào thì gần như chắc chắn họ sẽ thành công, trừ lần tham gia sản xuất robot (đây cũng chưa hẳn là thất bại của Sony khi thời gian đầu Aibo là sản phẩm bán rất chạy, hầu như chỉ có thể đặt trước hoặc có người quen trong Sony mới có thể mua được). Lĩnh vực máy ảnh digital, dòng máy tính Vaio nổi tiếng, thiết bị AV cao cấp, mobile (hiện tại vẫn chưa gọi là thất bại của Sony) đều có những sản phẩm giúp Sony nhanh chóng chen chân vào có chỗ đứng tại lĩnh vực đó.
Sony tham gia vào lĩnh vực camera vào năm 1981, nhưng chỉ là sản phẩm mẫu tìm hiểu thị trường của họ, dưới tên Mavica. Sony chỉ thật sự bước chân vào làng camera thế giới là vào năm 1996, khi họ bán ra máy Cyber-Shot DSC-F1 đầu tiên của mình. Đến năm 2006, Sony mới chân ướt chân ráo sản xuất ra máy DSLR đầu tiên là DSLR-A100. Tuy chỉ là anh lính mới so với các tên tuổi lẫy lừng khác như Canon, Nikon, Pentax, Olympus, nhưng họ lại thành công không ngờ. Hiện nay thị phần digital camera (gồm cả compact và DSLR) của Sony đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Canon; còn dòng DSLR thì họ đứng thứ ba, ngay sau Canon và Nikon. Với lĩnh vực computer, họ cũng tạo dấu ấn khi là hãng đầu tiên phát minh ra chuẩn dĩa 3.5 floppy cho PC, chuẩn này nhanh chóng đánh bại chuẩn 5.5 inch do IBM chế tạo ra, 3.5 floppy được sử dụng cho đến khi chính Sony thay thế bằng CD-rom do họ phát minh ra. Dòng máy tính Vaio (type Z) được xếp ngang hàng với Macbook pro của Apple về kiểu dáng thời trang nhưng hơn hẳn về cấu hình cùng giá cả.
Trong thế giới High-end về công nghệ điện tử, Sony cũng không muốn bỏ qua khi họ bán ra dòng sản phẩm Qualia với các chất liệu hoàn toàn được làm bằng tay cùng các công nghệ chưa xuất hiện trên thị trường (mỗi sản phẩm của Qualia chế tạo thành công thì Sony cũng muối mặt với trên 85% tỷ lệ thất bại, bí mật này được một kỹ sư phụ trách sản xuất giấu tên tiết lộ ra ngoài), được xem là những món nghệ thuật do Sony tạo ra cho các fan của họ. Điển hình là công nghệ LED trên LCD Qualia 005 46 inch bán ra năm 2004. Công nghệ LED này phải tới bốn năm sau đó, các hãng sản xuất tivi trên thế giới mới áp dụng vào LCD của họ. Ngoài ra, đây cũng là LCD đầu tiên trên thế giới có chuẩn màn hình Full HD (1980×1080), mãi tới năm 2007 Sharp mới bán ra tivi có chuẩn Full HD này, và đến năm 2008 Full HD mới bắt đầu có mặt trên mọi hãng sản xuất tivi LCD. Tuy nhiên, có người sẽ thắc mắc rằng cùng năm đó, Samsung cũng bán ra một LCD 46 inch tương tự nhưng không có LED, và Samsung tự tuyên bố hãng bán ra tivi LCD Full HD đầu tiên trên thế giới. Không ai biết chắc ai là hãng làm ra đầu tiên, bởi Qualia 005 được giới thiệu vào tháng 8 và bán ra tháng 11 năm 2004, còn Samsung giới thiệu vào tháng 5 và thông báo sẽ bán ra cuối tháng 8, nhưng đến tháng 10 Samsung mới chính thức bán ra. Các quan chức của Sony tại Nhật đã bất ngờ bởi họ cho biết công nghệ Full HD trên LCD này chỉ duy nhất Sony nghiên cứu thành công vào đầu năm 2004. Và người trong ngành cho rằng liên doanh S-LCD thành lập tháng 4 năm đó được xem như là cơ hội cho Samsung tiếp cận trực tiếp với công nghệ màn hình LCD của Nhật và đây là mối họa tìm ẩn chết người của Sony. Sony chỉ được an ủi khi Samsung phải ngừng sản xuất dòng tivi này do vấn đề lỗi phần cứng xảy ra liên tục sau vài tháng sử dụng.
Đối với ai đã sở hữu qua một sản phẩm của Qualia luôn cho rằng đây không phải thất bại của Sony, ít nhất về công nghệ. Bởi tất cả sản phẩm này đều được giới chuyên môn tại Nhật và Mỹ cho điểm 10 nếu xét về chất lượng ở mọi sản phẩm. Chẳng qua do họ tạo ra các công nghệ quá mới so với mặt bằng chung nên không ai hưởng ứng. Ngoài ra do quá tốn kém để chế tạo, giá bán đối với người dùng bình thường quá mắc nhưng đối với Sony lại lỗ nặng, nên chỉ có hai nơi là Nhật (2003-2005) và Mỹ (2004-2006) trong vòng vỏn vẹn hai năm bán ra là ngừng sản xuất.
Sony cũng có những mẫu sản phẩm High-end cùng phân khúc với các tên tuổi âm thanh lừng danh của Mỹ hay châu Âu. Chẳng hạn như: Stereo Digital Ampli TA-DR1a có giá ¥1,260,000; đầu đọc SCD và CD SCD-DR1 có giá ¥1,260,000; cặp loa SS-R1 có giá ¥892,000 (giá 1 loa); loa Sountina NSA-PF1 có giá ¥1,050,000 cho 1 cái.
SONY AIBO
SONY Qualia 005
SONY TA-DR1a
SONY SCD-DR1
SONY SS-R1
SONY NSA-PF1
=> Sony đối với người Nhật là một di sản tinh thần không thể thay thế. Không người Nhật am hiểu công nghiệp điện tử nào nói “không” với bạn khi cho rằng Sony chính là công ty lèo lái cho cả nền công nghiệp điện tử Nhật Bản vươn ra khắp thế giới với những sản phẩm nổi tiếng là chất lượng, cao cấp. Có thể dễ dàng nhận ra điều này trong các dòng sản phẩm thất bại trong kinh doanh của họ, đó đều là các công nghệ quá mới, đều trước thế giới. Hiện tại có thể Sony đang lạc lối trong kinh doanh, nhưng đối với Sony của Ibuka và Morita: “Đây không phải là công ty được tạo ra nhằm mục đích duy nhất là kinh doanh, Sony được tạo ra nhằm giúp Nhật Bản tái thiết đất nước, giúp thế giới biết tới tại châu Á có một đất nước mà có thể tạo ra các sản phẩm xuất sắc nhất, tiên tiến nhất dành cho mọi người“.
Ibuka (phải) và Morita (trái)
*Phần 2 xin kết thúc tại đây. Các ngành công nghiệp khác sẽ được giới thiệu trong phần 3.
http://aikoku2027.wordpress.com/2012/03/13/do-dau-nh%E1%BB%AFng-ga-kh%E1%BB%95ng-l%E1%BB%93-cong-ngh%E1%BB%87-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A7n-3-end/
Do đâu những gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản…? Phần 3 (END)
March 13, 2012aikoku2027Leave a commentGo to comments
Những gã khổng lồ bắt đầu suy yếu.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, những người khổng lồ của Nhật như Sony, Panasonic, Nissan hay Honda vẫn đang làm mưa làm gió trên thế giới ở hầu hết các phân khúc sản phẩm mà họ tham gia sản xuất. Nhưng tại sao khi bước sang thế kỷ 21 chừng khoảng 3, 4 năm đầu thì xuất hiện tình trạng dậm chân trong kinh doanh, đến khi xuất hiện khủng hoảng tài chính năm 2008 thì gần như mọi hãng công nghiệp lớn hay nhỏ của Nhật lâm vào tình trạng thua lỗ liên tục? Nhất là các hãng điện tử có quy mô lớn, họ gần như không thể phát triển ra một công nghệ hay sản phẩm đột phá gì mà phải dựa vào các hãng phần mềm của Mỹ để sản xuất. Kinh doanh thì hầu hết bại dưới tay hai gã khổng lồ của nước láng giềng là Samsung và LG, ngay cả những cái tên lạ hoắc mới nổi của Trung Quốc hay Đài Loan cũng đang ngấp nghé thị phần của họ! Câu trả lời xin gói gọn trong ba nguyên nhân: nguy cơ tiềm ẩn khi Nhật bắt đầu đưa dây chuyền sản xuất ra nước ngoài; thói quen dùng đồ điện tử của mọi người trên thế giới đã thay đổi; cuối cùng là nền kinh tế, chính trị và văn hóa của Nhật gây ảnh hưởng nặng, trực tiếp tới những gã khổng lồ này.
1. Nguy cơ tiềm ẩn khi Nhật bắt đầu đưa dây chuyền sản xuất ra nước ngoài:
Đầu thập niên 80, gần 90% các sản phẩm điện tử của Nhật đều sản xuất trong nước. Nếu nhà ai còn giữ lại các sản phẩm sản xuất vào thời điểm này gần như rất khó tìm ra chữ Made in Malaysia, Thailand, Korea hay China từ các sản phẩm của Sony, Sanyo, JVC, National của Nhật. Nhưng khi các tên tuổi này đã quá bành trướng, tình trạng cung không theo kịp cầu do họ không thể liên tục mở thêm các công xưởng lắp ráp tại Nhật bởi vấn đề liên quan đến diện tích và địa lý tại đây, cũng như tình trạng giá thành nhân công trong nước tăng chóng mặt khi Nhật gần bước vào giai đoạn bong bóng kinh tế châu Á vào năm 1986, đã khiến các hãng công nghiệp này tìm đến các nước Đông Nam Á và Trung Quốc xây dựng các nhà máy lắp ráp, thuê luôn nhân công bản địa với giá tiền rẻ hơn vài chục lần so với tại Nhật. Vậy là vấn đề cung cầu cùng với giá thành nhân công của họ gần như giải quyết triệt để.
Ban đầu các nhà máy bên ngoài Nhật Bản vẫn do các hãng này nắm quyền lực chi phối, họ chỉ chuyển các bộ phận không quan trọng của một sản phẩm hay một vài linh kiện nào đó cho các nhà máy này sản xuất, hay các sản phẩm rẻ tiền dành cho tầng lớp lao động sử dụng. Đến khi Nhật chính thức bước vào giai đoạn bong bóng kinh tế châu Á nữa cuối thập niên 80, thì các công ty này bắt đầu đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhiều nhà máy lắp ráp bên ngoài Nhật Bản, họ cũng chú ý nâng cao tay nghề cho công nhân bản địa trong các nhà máy của mình. Từ đó các thành phần quan trọng hơn, các kỹ thuật tiên tiến dần dần được các công ty này chuyển ra nước ngoài để sản xuất và lắp ráp. Nguy cơ tiềm ẩn về việc các kỹ thuật và công nghệ sản xuất đồ điện tử của Nhật bị đánh cắp bắt đầu dần xuất hiện.
Bạn cần phân biệt rằng tại sao Nhật cũng nhờ công nghệ của phương Tây đem vào nhưng lại không bao giờ có người Mỹ hay người châu Âu nào nói “Nhật lấy cắp công nghệ của chúng tôi“? Bởi những kỹ thuật công nghệ người Mỹ hay phương Tây đem vào Nhật giai đoạn nước này mở cửa là dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Tàu hỏa, xe điện, ô tô, máy bay, tivi, radio… đều là sản phẩm sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh bên ngoài Nhật Bản. Vì vậy các sản phẩm “đầu tiên của Nhật hay châu Á” trong hai phần đầu của loạt bài này đều do tự người Nhật làm ra từ các mẫu sản phẩm đã có sản xuất hoàn chỉnh của nước ngoài. Bởi Mỹ hay phương Tây chỉ muốn xuất khẩu sản phẩm của họ để thu tiền, chứ họ không dại gì mà xuất khẩu cả kỹ thuật công nghệ của mình cho Nhật. Nhưng họ không thể ngờ người Nhật có thể chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh tương tự như vậy với kỹ thuật còn vượt trội hơn.
Có người sẽ cho rằng việc nhìn vào một sản phẩm hoàn chỉnh rồi chế tạo ra một sản phẩm tương tự sẽ dễ dàng hơn thay vì học hỏi hay đánh cắp kỹ thuật khi sản xuất từng bộ phận rời của một sản phẩm nào đó. Nhưng tôi cho rằng hoàn toàn ngược lại! Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian ban đầu trong việc tiếp xúc kỹ thuật công nghệ của nước ngoài khi sản xuất các bộ phận rời rạc mà chẳng chế tạo được gì, nhưng đó lại là thời gian quý báu nâng cao trình độ cùng kinh nghiệm của bạn trong một thời gian dài tiếp xúc với các kỹ thuật này, thời gian sau sẽ dễ dàng có được nền tảng nhất định thì việc tự chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh không còn là vấn đề. Từ đó bạn sẽ bắt kịp rất nhanh với các công nghệ tiên tiến khác do nền tảng lúc này đã khá vững. Còn nếu không có được giai đoạn học hỏi hay đánh cắp mà tự nhìn theo đó chế tạo ra, bạn vẫn có thể làm ra được sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng chất lượng cùng sự sáng tạo sẽ muôn đời không thể phát triển được.
Nhưng do đâu người Nhật lại có nền tảng kỹ thuật mạnh mẽ như vậy cho dù phương Tây không dạy họ? Nguyên nhân cũng chỉ có hai: bản chất của người Nhật từ thời xa xưa đã rất giỏi về thủ công kỹ thuật cùng sự tinh xảo ngay từ thời kỳ Sengoku và Edo. Bạn sẽ giật mình khi nhìn vào các kỹ thuật đồ đồng, gốm, nghề mộc của họ tỉ mĩ và sắc sảo ra sao từ thế kỷ 15, 16 trong các viện bảo tàng quốc gia của Nhật. Tất nhiên đây là thời kỳ mà các nước châu Á chịu sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa cổ đại và trung đại, người Nhật cũng không hề phủ nhận vấn đề này. Nhưng những gì người Nhật tiếp thu từ văn minh của nước ngoài, họ đều có thể làm tốt hơn nhiều các thứ trước đó, đây có lẽ do trời phú. Nguyên nhân thứ hai chính là thời điểm Nhật mở cửa thì người dân họ được tiếp xúc với văn hóa cùng đồ đạc lạ lẫm của phương Tây, do dòng máu có từ thời xa xưa là không chịu thua ai, nên có rất nhiều nhà tri thức của họ sang phương Tây tìm hiểu văn hóa cùng học hỏi văn minh, rồi về nước truyền bá lại.
Quay lại vấn đề các nhà máy bên ngoài Nhật Bản. Do Trung Quốc giai đoạn giữa cuối thập niên 80 vẫn còn tình trạng bế tắc về kinh tế cùng chính trị so với Malaysia, Thái Lan, nên họ chưa thật sự là mầm mống nguy hiểm đối với các hãng điện tử Nhật Bản. Đông Nam Á cũng không là vấn đề với Nhật do trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật tại đây thuộc loại thấp nhất châu Á. Nhưng Hàn Quốc thì hoàn toàn là câu chuyện khác, họ mở cửa đón nhận văn hóa kỹ thuật của phương Tây ngay trước khi giành lại độc lập từ tay Nhật Bản năm 1945, được Mỹ ủng hộ hết mình trong quá trình nội chiến với Bắc Triều Tiên nên ngay từ thời điểm đó Hàn Quốc đã là một nước tư bản thực thụ. Họ cũng có những nhân tài như Hyundai không thua kém gì người Nhật trong giai đoạn hình thành nước công nghiệp. Ngoài ra do khi người Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, họ đã mở các nhà máy, xưởng chế tạo do các tập đoàn hình thành trước năm 1945 như Mitsubishi, Hitachi, Toshiba nhằm sản xuất các sản phẩm cần thiết cho quân lính Nhật đồn trú tại đây. Vì vậy khoa học kỹ thuật công nghiệp của Hàn Quốc đã được hình thành sớm từ giai đoạn này.
Các công ty điện tử của Nhật trong thập niên 80 khi đẩy mạnh xây dựng nhà máy lắp ráp tại đây đã quá tự tin cho rằng công nghệ của họ sẽ không dễ dàng gì bị bắt chước hay đánh cắp như tại Trung Quốc hay Đông Nam Á. Nhưng phải chăng do nhân công của Hàn Quốc lúc này vẫn còn chênh lệch rất lớn so với Nhật, mà trình độ kỹ thuật lại khá hơn nhiều so với các nước kia, giúp họ tiết kiệm chi phí nâng cao tay nghề như tại các nước khác, nên các công ty này đã tự tin đem dây chuyền sản xuất sang đây? Vậy là theo thời gian dần dần các sản phẩm của Sony, Panasonic, Hitachi… càng ngày càng xuất hiện chữ China, Korea, Thailand, Malaysia thay cho chữ Japan. Mà theo luật quốc tế về việc ghi nơi xuất xứ sản phẩm xuất khẩu, bắt buộc trên 70-75% linh kiện được sản xuất tại đâu thì phải ghi nơi đó. Vì vậy dễ dàng nhận ra các hãng này đã gần như đem dây chuyền sản xuất ra khỏi Nhật Bản, song song với việc công nghệ của họ bị người bản địa học hỏi hay đánh cắp là chuyện dễ dàng trong thời kỳ hiện đại này. [Bên lề một chút: đây là nguyên nhân vì sao hầu hết các sản phẩm của Apple kể từ năm 1997 trở lại đây đều không ghi chữ Made in China mà là Assembled in China, bởi không có nước nào chiếm trên 70% linh kiện trong các sản phẩm đó. Bạn cũng sẽ bắt gặp một vài sản phẩm điện tử (không nhiều) chỉ ghi Assembled in China mà không hề ghi Made in ...].
Người Trung Quốc thời gian này do đang trong giai đoạn lưỡng lự giữa kinh tế đi theo XHCN hay TBCN nên chưa chú trọng đến vấn đề học hỏi nghiêm túc công nghệ nước ngoài, mà họ chỉ thấy gì bắt chước làm theo vô tội vạ theo “thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình. Đông Nam Á tuy có Thái Lan, Singapore, Malaysia tương đối bắt đầu phát triển, nhưng họ chú trọng nhiều hơn vào kinh tế và các ngành nghề khác của xã hội, còn nghiên cứu tìm hiểu khoa học kỹ thuật điện tử của Nhật thì không nhiều. Chỉ Thái Lan là thành công trong việc lấy được kỹ thuật sản xuất xe gắn máy từ hãng Honda, hiện tại Honda Thailand gần như độc lập với Honda Nhật Bản khi từ thiết kế tới sản xuất đều do người Thái làm. Còn người Hàn Quốc thì rõ ràng thấy được tiềm năng to lớn của thế giới đồ điện tử, vì vậy họ rất hoan nghênh việc các hãng điện tử của Nhật đầu tư hay liên doanh với các hãng trong nước. Khi Hàn Quốc đã có tay nghề cùng kinh nghiệm khá tốt, chỉ cần liên doanh với bất kỳ hãng điện tử nào của Nhật hay phương Tây thì việc học lén trong khi sản xuất là việc không quá khó. Một anh kỹ sư bình thường chỉ cần nhìn vào công nghệ cao cấp của đối thủ cũng dễ dàng tìm ra mấu chốt của công nghệ đó hơn so với một anh công nhân có tay nghề cao. Vậy là từ ô tô, máy móc, tivi, đồ gia dụng… đều được người Hàn Quốc tiếp thu theo đường chính quy và không chính quy. Từ thập niên 60 đến cuối thập niên 80 các hãng sản xuất semiconductor của Nhật đã lấy hết thị phần của người Mỹ và họ luôn là nhà sản xuất lớn nhất, nhưng sang đến thập niên 90 gió liền đổi chiều khi lần lượt Samsung, LG của Hàn Quốc hay một số hãng của Đài Loan lại là người đứng đầu.
Hậu quả nặng nề nhất là Sony, khi họ liên doanh hợp tác với Samsung mở nhà máy S-LCD năm 2004 khi Sony bắt đầu gấp rút chạy đua với Sharp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sai lầm chết người của Sony có lẽ do việc họ cho rằng giá nhân công tại Hàn Quốc vẫn rất rẻ so với Nhật Bản, nên đã gật đầu với đề nghị của Samsung là đặt toàn bộ nhà máy sản xuất tấm nền LCD của liên doanh S-LCD này tại Tangjeong, đồng thời Samsung nắm 50%+ và Sony là 50%-. Thời điểm này tivi của Samsung đã được ưa chuộng tại một số thị trường (do đâu nằm ở nguyên nhân thứ hai), việc liên doanh S-LCD ra đời là cơ hội không thể tốt hơn cho họ đánh bại mọi đối thủ kể cả đối tác Sony trong bối cảnh các gã khổng lồ này đột nhiên trì trệ đến khó hiểu. Chỉ hai năm sau Samsung đã chiễm chệ đứng đầu thị phần LCD toàn cầu, kể cả tivi lẫn tấm nền màn hình.
Tại sao cùng dùng chung một nơi cung cấp tấm nền nhưng Samsung ăn nên làm ra còn Sony hay nhiều hãng khác của Nhật sử dụng tấm nền từ lò S-LCD này lại kinh doanh bế tắc? Nguyên nhân thứ hai sẽ trả lời bạn.
2. Thói quen dùng đồ điện tử của mọi người trên thế giới đã thay đổi:
Trong nguyên nhân này xin lấy thị phần tivi làm ví dụ chính.
Thập niên 60, 70, 80, hầu như từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ đều có một loại thói quen dùng đồ điện tử: tốt, bền, mắc một chút cũng không sao. Do đó sản phẩm “Made in Japan” được khắp nơi nhiệt liệt hoan nghênh, lý do đơn giản bởi giá sản phẩm so với “Made in USA” hay “Made in Germany” rẻ hơn một chút nhưng tốt và tối tân hơn, cùng điều kiện cốt lõi là độ bền vô địch. Bạn muốn biết bền ra sao ư? Rất dễ dàng: bất kỳ sản phẩm đồ công nghiệp Made in Japan nào của Nhật sau một đoạn thời gian sử dụng qua, rồi bạn ngưng không dùng tới nữa, vài năm hay thậm chí trên mười năm sau bạn lấy ra cắm điện hay battery vào thì ngay tức thì sử dụng bình thường như lúc mới dùng. Còn Made in USA thì không được vậy, không đến nỗi không hoạt động, nhưng sẽ bị một chút trục trặc ban đầu khi dòng điện trong các bản mạch chưa chạy ổn định do một thời gian dài không dùng qua, nhưng chỉ cần vài tiếng sau là máy sẽ chạy lại bình thường như lúc đầu. Made in Korea cũng không được như USA và có phần tệ hại hơn. Còn Made in China thì khỏi phải nói, cho dù đó là của Sony hay Panasonic thì kết quả chỉ có một: máy sẽ không hoạt động, hoặc sẽ “mát mát” không sử dụng bình thường được. Dễ dàng nhận ra điều này trong các remote của tivi, dàn âm thanh hay các máy CD, DVD. Chỉ cần bạn không rớ tới khoảng hai năm thì các remote (đa số Made in China, Korea và Malaysia) này đều “dở chứng” ngay, trong khi cái máy chính (Made in Japan) vẫn hoàn hảo.
Văn hóa đồ công nghiệp của Nhật đã quá in sâu sau một thời gian dài, dẫn đến việc dần dần giá sản phẩm của họ được xếp ngang hàng với châu Âu và Mỹ. Ngoài ra ở nhiều quốc gia trong thời gian này, phải gia đình khá giả một chút hay giàu có mới dám sở hữu đồ điện từ Nhật hay châu Âu. Nhưng bước sang nữa cuối thập niên 90 thì tình hình bắt đầu thay đổi, tầng lớp người nghèo tại các nước bắt đầu khá lên, họ cũng muốn sở hữu tivi, tủ lạnh, máy giặt… như những người khá giả và giàu có khác. Samsung và LG nổi lên như là người hùng đối với tầng lớp này bởi giá bán quá tốt so với đồ của Nhật (Made in China, Malaysia). Sản phẩm của Nhật bắt đầu gặp hai vấn đề: những khách hàng trung thành của họ vẫn đang sở hữu mọi thiết bị do họ làm ra mà vẫn không muốn đổi cái mới do hoàn toàn không bị hư hại gì, tầng lớp khá giả chiếm số đông nhất; sản phẩm Nhật Bản cho dù lắp ráp ở đâu cũng phải không quá chênh lệch về chất lượng so với lắp ráp trong nước, nên giá thành vẫn rất cao nếu so với Samsung, LG hay của Đài Loan dành cho người nghèo.
Vấn đề phát sinh từ đây: người nghèo không mua đồ của họ do quá mắt so với Samsung hay LG; một lượng lớn người khá giả không mua đồ của họ do các sản phẩm trong nhà vẫn còn hoạt động tốt; người giàu có thì vẫn chiếm số ít trong xã hội, ngoài ra Nhật còn phải cạnh tranh với châu Âu ở thị trường cho người giàu. Vậy là có một đoạn thời gian khoảng 5-7 năm trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Nhật xuất khẩu rất nhiều nhưng bán không bao nhiêu so với năm năm trước đó, cũng may những ngành công nghiệp khác như ô tô, semiconductor hay công nghiệp nặng vẫn phát triển mạnh nên sự trì trệ này cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Nhật.
Khủng hoảng tài chính xảy ra khiến mọi người tại các nước châu Á giàu có bao gồm cả Nhật bắt đầu giảm chi tiêu, người Nhật bắt đầu có thói quen mua đồ rẻ tiền. Không chỉ châu Á, không khí u ám này cũng ảnh hưởng tới Mỹ và châu Âu do kinh tế Nhật suy yếu. Người người bắt đầu bỏ thói quen mua đồ tốt, bền có giá khá mắc của Nhật, họ quay sang các nhãn hiệu của Hàn Quốc nổi tiếng với chất lượng chấp nhận được mà kiểu dáng khá bắt mắt cùng giá thành rẻ hơn so với Sony hay Panasonic. Bởi thời đại dùng đồ đạc lúc này không còn chú trọng đến “bền bỉ“, mọi người chấp nhận một món đồ chỉ sử dụng trong hai, ba năm mà không cần phải trên mười năm như xưa, đổi lại họ có thể hưởng được các công nghệ mới trong thời gian ngắn hơn. Đến lúc các hãng điện tử lớn của Nhật nhận ra thói quen dùng đồ của mọi người đã thay đổi thì họ cũng không kịp chuyển hướng kinh doanh của mình cho phù hợp tình hình này, mặc dù họ đã cố gắng đem hầu hết dây chuyền sản xuất ra nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành. Trong lúc loay hoay không tìm được hướng đi mới, thì các đối thủ nước láng giềng Hàn Quốc bắt đầu tăng tốc tấn công mọi thị trường của Nhật. Họ không ảnh hưởng gì so với các hãng nước láng giềng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính do được chính phủ bảo trợ phía sau. Họ đánh đúng vào tâm lý của tầng lớp nghèo với các sản phẩm rẻ tương đương Trung Quốc nhưng chất lượng tốt hơn nhiều; các dịch vụ khuyến mãi cùng mẫu mã chất lượng được nâng cao mà lại rẻ hơn của Nhật đã đánh đúng tâm lý của tầng lớp khá giả. Ngoài ra sự khác biệt chính là Samsung và LG không quá chăm chú vào một sản phẩm bất kỳ, họ đoán đúng thời điểm thói quen thích thay đổi công nghệ mới trong thời gian ngắn của mọi người, cùng lợi thế giá thành nhân công và giá thành linh kiện không hãng Nhật nào cạnh tranh lại, họ sản xuất ra sản phẩm mới liên tục trong thời gian ngắn nhất mỗi khi trên thế giới có một công nghệ gì mới ra. Đài Loan và sau này là Trung Quốc đã thành công khi áp dụng theo Hàn Quốc.
Quả thật các hãng điện tử Nhật Bản đã không thích ứng kịp tình trạng thay đổi của người tiêu dùng trong thế kỷ 21 này. Họ bắt buộc phải chuyển hướng hợp tác liên doanh với người láng giềng Hàn Quốc hay Đài Loan, Trung Quốc nhằm có được giá thành sản phẩm tương đương với đối thủ trong cạnh tranh. Đây là cơ hội trời cho đối với Hàn Quốc, điển hình là Samsung với việc liên doanh S-LCD cùng Sony. Hiện tại nhìn lại liên doanh này, chỉ có thể nói là “thất bại ê chề” dành cho Sony, còn Samsung thì “thành công rực rỡ“. Trước khi có liên doanh này, Samsung vẫn là một hãng lớn về LCD, nhưng chất lượng hình ảnh chưa được đặt ngang hàng với Sony, Toshiba, Panasonic. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm, chất lượng của Samsung đã cải tiến triệt để cùng việc kinh doanh thuận lợi của họ đã giúp Samsung đứng đầu về thị phần từ 2006 đến nay. Hiện nay chất lượng tivi của cả Samsung lẫn LG đều 8.5 -10 đối với Sony hay Panasonic. Không ai phủ nhận những nổ lực cải tiến chất lượng của Samsung hay LG trong lĩnh vực này, nhưng nếu không có sự “cẩu thả” trong kinh doanh cùng các vấn đề liên doanh của các hãng điện tử Nhật, thì hai người khổng lồ Hàn Quốc không thể nhanh chóng qua mặt họ như vậy.
Một dẫn chứng khác chính là tấm nền công nghệ IPS của Hitachi. Họ là hãng phát minh ra công nghệ này, sau đó LG đã liên doanh với Hitachi nhằm mở rộng thị trường cho IPS. Kết quả thì hiện tại ai cũng chỉ biết IPS là do LG làm, còn cái tên Hitachi gần như chỉ ai hiểu rõ về thời điểm IPS được phát minh ra mới biết được. Hiện tại Hitachi “ôm đầu máu” tuyên bố sẽ không tham gia sản xuất tấm nền cho LCD nữa do sự thua lỗ của họ. Còn LG thì là ông vua sản xuất IPS LCD cho mọi mặt hàng điện tử. Tương tự với IPS chính là Oled, trước khi Samsung tham gia vào sản xuất Oled thì Sony, Pioneer của Nhật là hai hãng chính sản xuất ra sản phẩm thương mại sử dụng màn hình này. Nếu bạn còn nhớ những năm cuối thập niên 90, những dàn âm thanh trên xe ô tô đều có một màn hình điện tử chói mắt sáng rực, đó đều là màn hình Oled thế hệ đầu, hầu hết đều do Pioneer và Sony sản xuất ra. Do Pioneer đồng thời nghiên cứu màn hình Plasma với Panasonic nên họ đã bán lại công nghệ này cho các nhà sản xuất màn hình của Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc (Samsung và LG). Sony một lần nữa lại hợp tác (không phải liên doanh) với Samsung cùng một vài hãng sản xuất màn hình của Đài Loan nhằm đưa Oled vào màn hình tivi. Năm 2007 họ đã thành công khi là hãng đầu tiên chế tạo được tivi Oled thương mại, còn Samsung và LG chỉ có sản phẩm mẫu ở phòng trưng bày và thông báo trên báo chí là họ làm ra tv Oled, chứ chưa hề có tivi Oled nào của họ bán ra thời điểm đó cho tới hiện tại. Nhưng Sony lại dâng toàn bộ thành quả công nghệ Oled của họ cho các hãng này. Chúng ta chỉ có thể nói các hãng điện tử Nhật thời điểm cuối năm 90 đến hiện tại đã “sai lầm không thể chữa” trong các vấn đề về hợp tác kinh doanh.
Đến đây xin trả lời câu hỏi bên trên về việc do đâu cùng lấy tấm nền LCD chung một nguồn là S-LCD, nhưng Sony và Panasonic lại không bán được như Samsung. Do hai nguyên nhân:
Sony hay Panasonic lấy tấm nền do S-LCD tại Hàn Quốc gởi qua vô tình họ mất một khoảng chi phí vận chuyển. Công nghệ LCD trên đó vẫn là công nghệ thô, Sony, Panasonic phải đem vào công xưởng nghiên cứu của mình để thêm bớt vào đó tùy theo công nghệ riêng của họ mới ra thành phẩm. Một số sẽ được lắp ráp tại Nhật cho các tivi cao cấp, còn lại sẽ chuyển ra các công ty gia công lắp ráp khác như Foxconn tại Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia hay Thái Lan. Samsung cũng phải tự nghiên cứu ra công nghệ riêng trên LCD, nhưng họ không tốn một xu vận chuyển mà trực tiếp nghiên cứu, lắp ráp và đóng gói ngay tại chỗ. Mà việc nghiên cứu R&D tại Nhật luôn mắc hơn Hàn Quốc, kỹ sư Nhật tại R&D của các hãng lớn trung bình lương giờ tệ nhất cũng 15-20$ trong các khâu bình thường, các khâu quan trọng lương gần gấp đôi hay gấp ba con số trên. Vì vậy các hãng này vẫn không thể tìm ra đáp án làm cách nào có thể bán ra sản phẩm chất lượng hơn đối thủ mà giá thành tương đương.
Hiện tại năm 2012 này, bạn thấy tivi Sony hay Samsung có giá như không chênh lệch mấy nhưng sao Sony vẫn lỗ khi họ vẫn là hãng chiếm thị phần thứ ba? Panasonic cũng tương tự? Do vấn đề về tỷ giá xuất khẩu mà các hãng này phải chịu lỗ nhằm cạnh tranh thị phần hoặc thu vô không đủ lời trong khi tiền marketing lại quá lớn. Và để có thể trung hòa các yếu tố này, họ phải hy sinh vấn đề marketing. Thời đại thế kỷ 21 này, nếu marketing không tốt thì bạn sẽ không thể bán được nhiều sản phẩm. Trong khi các hãng Nhật Bản càng thu hẹp khoảng marketing thì Samsung và LG bành trướng rộng lớn hơn trong các khoảng chi về marketing. Tại Mỹ từ hơn ba, bốn năm nay các quảng cáo lớn hay poster của Samsung và LG treo mọi nơi, quảng cáo trên báo hay tivi cũng nhiều hơn hẳn so với Sony hay Panasonic. Còn Sharp và Hitachi gần như “lặn mất tiêu”.
Vậy là đối với một khách hàng bình thường không quá khắt khe về chất lượng sản phẩm, họ sẽ chọn Samsung hay LG do giá cả rẻ hơn, mẫu mã bắt mắt hơn mà chất lượng không hề thua sút các hãng của Nhật như đồ của Trung Quốc. Xin nêu ví dụ cho bạn dễ hiểu: anh A sẵn sàng bỏ ra $800 mua LCD của Samsung hay LG tại thời điểm năm 2009, anh A cũng chấp nhận LCD đó sẽ gặp vấn đề về chất lượng hình ảnh sau hai, ba năm sử dụng, bởi anh A dự tính sẽ mua một LCD công nghệ mới hơn sau hai, ba năm đó cũng với giá tiền tương đương hay thậm chí rẻ hơn, chỉ có Samsung hay LG mới đáp ứng được yêu cầu này. Còn Sony hay bất kỳ hãng nào của Nhật đều không làm được. Cùng thời điểm năm 2009 để có được một LCD như Samsung hay LG của Sony, anh A phải bỏ thêm $100-250 mới mua được, dễ dàng nhận ra được tâm lý của anh A sẽ dao động mạnh với số tiền bỏ ra để mua tivi Sony này. Anh A cũng rất “ngại” việc hai, ba năm sau phải đổi cái tivi Sony hoàn toàn còn hoạt động tốt để mua tivi công nghệ mới khác. Thời điểm nước Mỹ và châu Âu rơi vào khủng hoảng tín dụng năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn càng khiến những người cùng suy nghĩ như anh A chọn mua Samsung và LG hơn là các hãng điện tử Nhật Bản.
Bạn đừng thấy ở thị trường Mỹ, người tiêu dùng đều là người Mỹ chính thống. Còn rất nhiều thành phần khác như dân tị nạn, ở bất hợp pháp, người mới di dân từ các nước nghèo khác sang… Thành phần những người tiêu dùng này không hề ít, những hãng điện tử Nhật Bản không thể cạnh tranh được với các hãng đến từ Đài Loan, Trung Quốc, cũng như các sản phẩm giá rẻ của Samsung và LG. Nếu Sony, Panasonic hay Sharp chỉ cần đẩy mạnh vào thị trường giá rẻ này sẽ càng chết sớm hơn, bởi thương hiệu của các hãng này trong bao năm qua đều dành cho khách hàng khá giả tới giàu có, họ sẽ quay mặt với các hãng Nhật Bản khi cho rằng các thương hiệu này cũng chỉ nganh hàng với Hàn Quốc hay Trung Quốc.
Trên đây chỉ là lấy tivi ra làm dẫn chứng. Ngoài tivi, một loạt các sản phẩm khác trong ngành điện tử của Nhật đều chịu tình trạng tương tự.
Samsung, LG hay một vài hãng của Trung Quốc, Đài Loan đều có sự trợ giúp từ chính phủ mỗi khi có chuyện gì xảy ra. Còn Sony, Panasonic, Sharp? Tại sao chính phủ Nhật không nhúng tay vào vấn đề này, bởi xuất khẩu điện tử chiếm gần 15% (2011) tổng thu nhập kim ngạch xuất khẩu của Nhật đang giảm xuống không phanh kể từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước? Câu trả lời là có, nhưng vướng phải tình trạng “lực bất tòng tâm”. Nguyên nhân cuối sẽ giải đáp cho bạn.
3. Nền kinh tế, chính trị và xã hội hiện tại của Nhật gây ảnh hưởng trực tiếp tới những gã khổng lồ này.
Nhật sẽ chẳng u ám như ngày nay nếu năm 1997 khủng hoảng tài chính tại châu Á không xảy ra. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng, nhưng nó như là một giọt nước làm tràn ly, khiến cách sinh hoạt của người Nhật thay đổi hoàn toàn so với trước thời kỳ bong bóng kinh tế những năm 80. Người Nhật đã bắt đầu “biết cách” hạn chế trong tiêu xài cùng việc mua đồ giá rẻ. Trước khi xảy ra cơn bão tín dụng năm 2008, một thời gian rất dài chính phủ Nhật không tìm ra được biện pháp nào để cải thiện tình hình “ăn xài” của người Nhật như xưa.
“Thời điểm tiết kiệm” này cũng là lúc tôi đang học tại Tokyo. Sau hai, ba năm hòa nhập và quen với cách xài của họ, tôi đã từng hỏi ông thầy trong trường: người Nhật hiện tại thấy xài sang và chịu chi quá, sao báo chí lại nói rằng họ đang tiết kiệm? Câu trả lời tôi nhận được là thời điểm cuối thập niên 70 đến đầu những năm 90, người Nhật thời đó xài tiền gấp ba lần hiện tại! Những nhà hàng đắt tiền như là các bữa ăn bình dân, thời trang cao cấp như là món đồ chơi, thích là cứ mua mà chẳng quan tâm tới túi tiền ra sao. Nhưng giữa thập niên 90, kinh tế Nhật bắt đâu có chiều hướng trở xấu do xuất khẩu không được như xưa, sau khủng hoảng năm 1997 đến tận khi Thủ Tướng Koizumi lên nắm quyền tình hình ngày càng tồi tệ. Chính phủ Nhật không thể kiếm được nguồn thu đầy đủ từ thúê tiêu dùng, trong khi ngân hàng tiết kiệm Japan Post lại trữ lượng tiền khổng lồ càng ngày càng tăng từ người dân mà chính phủ không thể sử dụng. Ngân hàng này là quốc hữu hóa nên tiền tiết kiệm của người dân chính phủ không được phép rớ tới. Trái phiếu của Nhật đã không còn hấp dẫn đối với dân Nhật, bởi ai cũng nghĩ có chuyện gì thì không kịp xoay sở, tiền mặt trong tay là thích hợp nhất thời điểm khó khăn này. Những ông lão trong bộ tài chính chỉ còn đề xuất là tăng tỷ lệ trái phiếu bán ra nước ngoài nhằm thu nguồn tiền cho chính phủ.
Nước Nhật bắt đầu dần lún sâu vào nợ nần khi họ tăng số lượng trái phiếu bán cho Mỹ, châu Âu và anh chàng Trung Quốc mới bắt đầu giàu có sau khi thu được mỏ vàng là Hong Kong về tay mình năm 1997. Việc bạn muốn bán trái phiếu cho nước ngoài phải hội tụ một trong hai điều kiện chính: đồng tiền của bạn phải ổn định và có tiếng trên thế giới ($, ¥ và € là ba loại chính trong giao dịch quốc tế); phải khiến người mua thấy được cái lợi trong giao dịch, đầu tư tương lai. Tuy kinh tế Nhật có dấu hiệu bất ổn nhưng đồng ¥ hoàn toàn ổn định, vì vậy ngân hàng cùng bộ tài chính làm mọi cách để giữ cho đồng yên không bị biến động về tỷ giá so với các đồng tiền khác.
Khi ông Koizumi lên nắm quyền, ông đã thay đổi cách làm truyền thống của đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ (Jimintō – LDP), giúp Nhật bắt đầu quay lại quỹ đạo ngày xưa, nhưng chỉ một phần nhỏ. Bởi một số cải cách trong thời gian trước khi ông Koizumi làm thủ tướng và sau khi hết nhiệm kỳ của LDP đã ảnh hưởng xấu rất lớn tới chính phủ sau này khi tình hình toàn cầu bị điêu đứng năm 2008. Hệ quả là chính phủ mới đã cắt giảm những khoảng chi tiêu lãng phí trước đó, nhưng tiền từ người dân lại một lần nữa không chạy vào tay chính phủ. Vậy là bộ tài chính và ngân hàng trung ương lại “bổn cũ soạn lại“, tiếp tục bán trái phiếu, giữ giá tiền ¥ ổn định.
Nhiều người cho rằng đồng ¥ tăng giá so với $ hay € là sai lầm. Chính xác là ¥ dậm chân tại chỗ so với trước và sau năm 2008, còn $, € hay các đồng tiền khác đều đồng loạt sụt giảm. Đến đây thì mới biết chính phủ Nhật “lực bất tòng tâm” ra sao. Khi $, € giảm giá so với ¥, việc xuất khẩu của Nhật gặp khó khăn lớn trong khi đồ nhập khẩu của nước ngoài lại ồ ạt vào Nhật và dễ dàng bán được do giá quá rẻ. Người dân lại thích du lịch ra nước ngoài, họ xài tiền thoải mái do ¥ cao hơn $ hay €, nhưng tiền đó là tiền đóng thúê cho chính phủ bản địa, còn chính phủ Nhật không thu được một xu nữa. Do phải giữ giá ¥ ổn định so với các loại tiền khác để trái phiếu có thể dễ dàng bán ra, ngân hàng trung ương không thể làm gì hơn ngoài việc “không đá động tới tỷ giá ¥, không thể hạ tỷ giá ¥ xuống“, vì nếu bây giờ hạ tỷ giá ¥ xuống sẽ khiến Mỹ và châu Âu cùng Trung Quốc gây áp lực ngay, do kinh tế Nhật không bị khủng hoảng như Mỹ hay châu Âu, mà chỉ bị trì trệ, tăng chậm.
Đến đây bạn đã có thể nhận ra tại sao ¥ lại mạnh hơn nhiều so với $ và €. đây là tác động rất lớn, ảnh hưởng sâu nặng tới xuất khẩu của Nhật. Các công ty điện tử Nhật khi xuất khẩu qua Mỹ hay EU, họ phải chịu mức lỗ rất lớn so với trước năm 2008 do tỷ giá xuất khẩu xuống quá thấp. Ví dụ: thời điểm $1=¥108~115 thì tỷ giá xuất khẩu của Sony là khoảng $1=¥90~93; Toyota thấp hơn, khoảng $1=¥86~89. Trong khi từ năm 2009 đến nay, $1 chỉ còn ¥77~89, các hãng phải điều chỉnh tỷ giá xuống thấp hơn mức này, trong khi giá bán ra tại Mỹ hay EU không thể quá cao so với Samsung hay LG, vì vậy từ năm 2008 tới nay “bài ca lỗ vốn” luôn được các công ty điện tử Nhật hát lên mỗi khi có báo cáo tài chính. Trừ khi đồng $ hay € tăng giá trở lại, nếu không thì trong vòng hai, ba năm tới chúng ta sẽ còn nghe câu chuyện lỗ vốn dài dài của các hãng điện tử Nhật Bản.
Một vấn đề nữa mà có lẽ rất ít người biết tới, đó là vấn đề thuế nhập khẩu đồ điện tử của Nhật và Hàn Quốc khác nhau. Trước khi vấn đề tín dụng năm 2008 xảy ra, Samsung, LG và tất cả các hãng xe ô tô Hàn Quốc khi bán hàng qua bên Mỹ thì thuế của họ là 2% (1980~2000) và 0%(2012-?) theo điều khoản FTA (Free Trade Agreement-hiệp định thương mại tự do) ký kết giữa Mỹ-Hàn Quốc, đổi lại Hàn Quốc bắt buộc phải nhập khẩu xe ô tô và thịt bò của Mỹ dài hạn. FTA giữa hai nước này chỉ mới có hiệu lưc về thuế mới bắt đầu từ năm nay. Còn Nhật Bản thì bất kỳ hàng hóa nào xuất khẩu qua Mỹ đầu bị đánh thuế cao tương đương các nước EU, do quốc gia này thuộc dạng giàu thứ hai trên thế giới. Điều này dẫn đến việc một sản phẩm của Sony nếu cùng công nghệ, cùng giá tiền sản xuất như Samsung thì giá bán qua bên Mỹ cũng không thể bằng giá với Samsung được, nếu Sony không muốn bán lỗ trong tất cả mọi mặt hàng.
=> Đối với những ai yêu thích sự đơn giản không màu mè nhưng tuyệt đối chất lượng của các sản phẩm điện tử Nhật Bản, quả thật đang thất vọng với các hãng này trong vấn đề cạnh tranh, phát minh ra những công nghệ mới so với các hãng của Mỹ, Hàn Quốc và cả Đài Loan. Thế hệ những người đứng đầu hiện tại của các hãng này đều là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba. Do đó có thể họ không có được những động lực cần thiết như những thế hệ đầu tiên của Sony, Panasonic, Honda, Toyota… Tầm nhìn trước mắt của họ quá hạn hẹp do những cái lợi trước mắt làm lu mờ. Tình yêu của họ dành cho công ty nơi họ đang nắm quyền không bằng một gốc so với thế hệ đầu tiên. Ngoài ra những người đứng đầu, những cổ đông hiện tại của các công ty công nghệ Nhật Bản đã quá lạm quyền trong các dự án sản phẩm mới, họ can thiệp quá nhiều vào quy trình sản xuất và thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa lượng tiền bỏ vào R&D, thay vào đó lượng tiền này sẽ chảy vào túi họ. Một phần nguyên nhân khác cũng bởi sự chênh lệch về công nghệ giữa các quốc gia hiện nay không còn quá cao so với hai, ba mươi năm trước.
Hy vọng khi nền kinh tế thế giới ổn định trở lại, người Nhật lại cho chúng ta những sản phẩm công nghệ mới trong đời sống hằng ngày như cái cách Sony đã từng làm khi xưa.
-END-
Lưu ý: nội dung của phần này là do ý kiến cá nhân tôi, đã tham khảo sách báo, ý kiến của bạn bè và một thầy người Nhật, cùng kinh nghiệm từng sống bên đó mà viết ra. Nội dung chỉ mang tính tham khảo, không chắc chắn đúng 100%. Vì vậy rất hoan nghênh các ý kiến khác của người đọc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)