26.02.2019
Muôn việc đều thuận, chỉ đợi gió kế toán
Quy định mệnh giá tỏ ra lỗi thời rồi, chỉ còn giúp cho hạch toán thôi.
Vướng cả phát hành thêm trên TTCK lẫn bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước. Bỏ mệnh giá đi thôi.
Ưu điểm:
- Dễ hiểu, ngân hàng căn cứ vô đó cho vay dễ
Nhược điểm:
- Vì cho vay dễ, nên dễn dính cổ phiếu, chứng khoán dạng rác
- Cản trở tới tách gộp cổ phiếu. Không thực hiện được nghiệp vụ này. Vd: CP có thị giá lên đến 200, 300k mà không tách nhỏ ra được. Còn CP có giá 1,2k ngược lại cũng không gộp lại được.
Dẫn đến, CP có tiềm năng thì không cất cánh được, CP rác thì không thu hẹp lại được, ngược với quy luật thị trường.
- Khi bán vốn nhà nước tại các DN có giá dưới mệnh giá cũng khó là khăn.................
Cách mạng kỹ thuật làm thế kỷ 18 nở bùng. Cùng với công nghiệp hóa là xâm lược thuộc địa, thương mại mua bán vòng quanh trái đất. Các công ty cũng nhanh chóng phát triển từ dạng công ty mang tính chất gia đình, công ty nhỏ sang công ty lớn. Có một thứ ít ai chú ý là việc công nghiệp hóa trong quá trình huy động vốn cho công ty.
Thay vì đi vay ngân hàng, góp bằng vốn tự có thì họ đã nghĩ ra cổ phiếu, một tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu tương đương với số tiền bỏ ra. Rất nhanh chóng, cổ phiếu được tiêu chuẩn hóa, giống nhau về đơn vị đo (cổ phần, mệnh giá…) giống như hệ mét và nó được bán rộng rãi ra cho mọi người (phát hành ra công chúng).
Thực ra ngoài câu chuyện tiêu chuẩn hóa thì còn có 3 điều kiện nền tảng sau mà nếu thiếu nó thì kinh tế thị trường không ra đời được.
Đó là:
- Luật về hợp đồng: không có nói miệng nữa mà bút sa gà chết. Tất nhiên đi kèm với nó là tòa án, trọng tài và luật sư
- Quyền sở hữu: quyển này phải rõ ràng, rành mạch, đảm bảo quyền cho người sở hữu một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện vì chẳng ai dại thả gà ra đuổi.
- Lòng tin: nôm na là tin vào một thứ xác định. Trong trường hợp này là tin vào cổ phiếu. Nó là tờ chứng nhận quyền sở hữu chứ không phải giấy lộn, qua nó ta sẽ có lời…
Tóm lại, lòng tin và lợi ích đi đôi với nhau. Nhưng chính vì thế mà nhiều khi, nhiều người lại lầm tưởng lòng tin và lợi ích là như nhau. Khi trùng lên nhau như thế thì nó biến tướng thành lòng tham.
Thị trường chứng khoán sinh ở trời tây nhưng ở Mỹ mới là nơi nó biến thành monster. Trước 1929 tức là trước đại khủng hoảng thì TTCK Mỹ thực sự thành quái thú với nạn lũng đoạn, đầu cơ làm giá, giao dịch nội gián tràn lan.
Đó là nói về thị trường giao dịch. Còn nơi phát hành nhờ những điều luật tiểu bang dễ dãi kiểu blue sky mà công ty trở thành nơi in giấy lấy tiền, pha loãng cổ phiếu, phát hành mà không có tài sản, dự án đi kèm, thu tiền xong thì bùng hoặc tiếp tục chơi trò tháp Ponzi…hỗn loạn.
Nơi mà tổng thống Mỹ bất lực thì thị trường nói lên sức mạnh của nó. Đại khủng hoảng cuốn bay thành quả hàng chục năm. Đã đến lúc phải chấn chỉnh.
New Deal ra đời. Ngân hàng bắt buộc phải chia tách thành 2 thực thể riêng rẽ là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Chế định này hoạt động yên ổn đến 1998. Trước sức ép của giới tài chính tổng thống B.Clinton cho chúng tái hợp, 10 năm sau, hậu quả nhãn tiền, khủng hoảng tài chính 2008 nổ bùng vì con quái vật được sổng chuồng và người ta lại loay hoay kiềm chế sức mạnh của nó.
Cùng với chế định bảo hiểm tiền gửi thì luật về chứng khoán ra đời năm 1933 và luật về giao dịch chứng khoán 1934.
Từ đây những khái niệm hiện đại như bản cáo bạch, công bố thông tin, bảo vệ quyền cổ đông như chống pha loãng ra đời.
Từ đây muốn phát hành ra công chúng thì người phát hành phải qua ngân hàng đầu tư là người chuyên nghiệp trong dịch vụ chứng khoán, công ty phải được kiểm toán và phải cung cấp thông tin cho mọi người biết vì nhà chức trách đã nhận ra chứng khoán không phải là ốc đảo mà nó ảnh hưởng tới chính quyền, tới người cho vay, tới người góp vốn và không có chỗ cho trò ăn xổi.
Nhưng thế vẫn chưa đủ, Enron mở mắt cho mọi người, công cụ mới quản trị công ty được siết chặt. Người có vốn buộc người nhận vốn vạch áo ra rõ hơn.
Nhưng thêm quy định nghĩa là thêm chi phí. Ra công chúng thì thủ tục hàng hàng lớp lớp. Còn phát hành riêng lẻ thì phải giảm bớt, đơn giản hóa. Tất cả chỉ nhằm mục đích giảm chi phí gọi vốn vì cuối cùng chứng khoán phải cạnh tranh với ngân hàng và nếu chi phí vốn cao thì công ty làm ăn lợi nhuận sẽ kém đi và nếu kém mãi thì những chiêu trò lách luật, gian lận lại xảy ra.
Tuy nhiên khủng hoảng 2008 lại bắt buộc gia tăng các quy định, viễn cảnh làm ăn mờ mịt cộng với gánh nặng luật lệ khiến việc phát hành gọi vốn khó khăn, đây đó nổi lên nghi ngờ sự hữu dụng của phát hành chứng khoán đã đến thời cáo chung chăng?
Xong chuyện bên trời tây giờ nói chuyện ta.
Năm 2007, cùng với chính sách gia tăng tín dụng cao hơn 30% năm là dòng tiền tây đổ vào ủng hộ/kiếm lời chuyện VN gia nhập WTO, giá chứng khoán dựng ngược trong khi các quy định, luật lien quan còn thiếu/chưa lường hết được mọi chuyện.
Những công cụ như Repos, margin, shortsell… xuất hiện mà không có hướng dẫn, không có chế tài, doanh nghiệp, nhà đầu tư thì như nước chảy chỗ trũng, đường nào lợi thì đi thôi.
Bị gắn chặt bởi quy định trong luật doanh nghiệp, luật tổ chức tín dụng như vốn điều lệ, mệnh giá (liên quan đến định giá, thế chấp, truy đòi…) và nguồn gốc của nhiều doanh nghiệp là DN nhà nước cổ phần hóa.
Muôn việc đều thuận, chỉ đợi gió kế toán
Quy định mệnh giá tỏ ra lỗi thời rồi, chỉ còn giúp cho hạch toán thôi.
Vướng cả phát hành thêm trên TTCK lẫn bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước. Bỏ mệnh giá đi thôi.
Ưu điểm:
- Dễ hiểu, ngân hàng căn cứ vô đó cho vay dễ
Nhược điểm:
- Vì cho vay dễ, nên dễn dính cổ phiếu, chứng khoán dạng rác
- Cản trở tới tách gộp cổ phiếu. Không thực hiện được nghiệp vụ này. Vd: CP có thị giá lên đến 200, 300k mà không tách nhỏ ra được. Còn CP có giá 1,2k ngược lại cũng không gộp lại được.
Dẫn đến, CP có tiềm năng thì không cất cánh được, CP rác thì không thu hẹp lại được, ngược với quy luật thị trường.
- Khi bán vốn nhà nước tại các DN có giá dưới mệnh giá cũng khó là khăn.................
Cách mạng kỹ thuật làm thế kỷ 18 nở bùng. Cùng với công nghiệp hóa là xâm lược thuộc địa, thương mại mua bán vòng quanh trái đất. Các công ty cũng nhanh chóng phát triển từ dạng công ty mang tính chất gia đình, công ty nhỏ sang công ty lớn. Có một thứ ít ai chú ý là việc công nghiệp hóa trong quá trình huy động vốn cho công ty.
Thay vì đi vay ngân hàng, góp bằng vốn tự có thì họ đã nghĩ ra cổ phiếu, một tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu tương đương với số tiền bỏ ra. Rất nhanh chóng, cổ phiếu được tiêu chuẩn hóa, giống nhau về đơn vị đo (cổ phần, mệnh giá…) giống như hệ mét và nó được bán rộng rãi ra cho mọi người (phát hành ra công chúng).
Thực ra ngoài câu chuyện tiêu chuẩn hóa thì còn có 3 điều kiện nền tảng sau mà nếu thiếu nó thì kinh tế thị trường không ra đời được.
Đó là:
- Luật về hợp đồng: không có nói miệng nữa mà bút sa gà chết. Tất nhiên đi kèm với nó là tòa án, trọng tài và luật sư
- Quyền sở hữu: quyển này phải rõ ràng, rành mạch, đảm bảo quyền cho người sở hữu một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện vì chẳng ai dại thả gà ra đuổi.
- Lòng tin: nôm na là tin vào một thứ xác định. Trong trường hợp này là tin vào cổ phiếu. Nó là tờ chứng nhận quyền sở hữu chứ không phải giấy lộn, qua nó ta sẽ có lời…
Tóm lại, lòng tin và lợi ích đi đôi với nhau. Nhưng chính vì thế mà nhiều khi, nhiều người lại lầm tưởng lòng tin và lợi ích là như nhau. Khi trùng lên nhau như thế thì nó biến tướng thành lòng tham.
Thị trường chứng khoán sinh ở trời tây nhưng ở Mỹ mới là nơi nó biến thành monster. Trước 1929 tức là trước đại khủng hoảng thì TTCK Mỹ thực sự thành quái thú với nạn lũng đoạn, đầu cơ làm giá, giao dịch nội gián tràn lan.
Đó là nói về thị trường giao dịch. Còn nơi phát hành nhờ những điều luật tiểu bang dễ dãi kiểu blue sky mà công ty trở thành nơi in giấy lấy tiền, pha loãng cổ phiếu, phát hành mà không có tài sản, dự án đi kèm, thu tiền xong thì bùng hoặc tiếp tục chơi trò tháp Ponzi…hỗn loạn.
Nơi mà tổng thống Mỹ bất lực thì thị trường nói lên sức mạnh của nó. Đại khủng hoảng cuốn bay thành quả hàng chục năm. Đã đến lúc phải chấn chỉnh.
New Deal ra đời. Ngân hàng bắt buộc phải chia tách thành 2 thực thể riêng rẽ là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Chế định này hoạt động yên ổn đến 1998. Trước sức ép của giới tài chính tổng thống B.Clinton cho chúng tái hợp, 10 năm sau, hậu quả nhãn tiền, khủng hoảng tài chính 2008 nổ bùng vì con quái vật được sổng chuồng và người ta lại loay hoay kiềm chế sức mạnh của nó.
Cùng với chế định bảo hiểm tiền gửi thì luật về chứng khoán ra đời năm 1933 và luật về giao dịch chứng khoán 1934.
Từ đây những khái niệm hiện đại như bản cáo bạch, công bố thông tin, bảo vệ quyền cổ đông như chống pha loãng ra đời.
Từ đây muốn phát hành ra công chúng thì người phát hành phải qua ngân hàng đầu tư là người chuyên nghiệp trong dịch vụ chứng khoán, công ty phải được kiểm toán và phải cung cấp thông tin cho mọi người biết vì nhà chức trách đã nhận ra chứng khoán không phải là ốc đảo mà nó ảnh hưởng tới chính quyền, tới người cho vay, tới người góp vốn và không có chỗ cho trò ăn xổi.
Nhưng thế vẫn chưa đủ, Enron mở mắt cho mọi người, công cụ mới quản trị công ty được siết chặt. Người có vốn buộc người nhận vốn vạch áo ra rõ hơn.
Nhưng thêm quy định nghĩa là thêm chi phí. Ra công chúng thì thủ tục hàng hàng lớp lớp. Còn phát hành riêng lẻ thì phải giảm bớt, đơn giản hóa. Tất cả chỉ nhằm mục đích giảm chi phí gọi vốn vì cuối cùng chứng khoán phải cạnh tranh với ngân hàng và nếu chi phí vốn cao thì công ty làm ăn lợi nhuận sẽ kém đi và nếu kém mãi thì những chiêu trò lách luật, gian lận lại xảy ra.
Tuy nhiên khủng hoảng 2008 lại bắt buộc gia tăng các quy định, viễn cảnh làm ăn mờ mịt cộng với gánh nặng luật lệ khiến việc phát hành gọi vốn khó khăn, đây đó nổi lên nghi ngờ sự hữu dụng của phát hành chứng khoán đã đến thời cáo chung chăng?
Xong chuyện bên trời tây giờ nói chuyện ta.
Năm 2007, cùng với chính sách gia tăng tín dụng cao hơn 30% năm là dòng tiền tây đổ vào ủng hộ/kiếm lời chuyện VN gia nhập WTO, giá chứng khoán dựng ngược trong khi các quy định, luật lien quan còn thiếu/chưa lường hết được mọi chuyện.
Những công cụ như Repos, margin, shortsell… xuất hiện mà không có hướng dẫn, không có chế tài, doanh nghiệp, nhà đầu tư thì như nước chảy chỗ trũng, đường nào lợi thì đi thôi.
Bị gắn chặt bởi quy định trong luật doanh nghiệp, luật tổ chức tín dụng như vốn điều lệ, mệnh giá (liên quan đến định giá, thế chấp, truy đòi…) và nguồn gốc của nhiều doanh nghiệp là DN nhà nước cổ phần hóa.
Mà dính vào chuyện định giá tài sản nhà nước là rất lôi thôi, ước lệ nên trong thời thịnh những phương thức ít sử dụng ở nước ngoài lại được sử dụng tràn lan ở Việt Nam như phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn bằng lợi nhuận…tất cả cũng chỉ nhằm mục đích tăng vốn vì nhu cầu phát triển doanh nghiệp lớn hơn lúc nào hết.
Ví dụ như Sacombank tăng vốn cực nhanh, vượt qua cả đàn anh ACB nhưng rồi bị thâu tóm cũng một phần nguyên nhân tăng vốn nhanh quá làm quyền sở hữu của nhóm Đặng Văn Thành giảm đi trong khi các nguồn lực chống thâu tóm lại rải mành mành qua đường, bất động sản, bảo hiểm…
Note lại chút là tây thì việc tách gộp cổ phiếu dễ dàng hơn, là thong lệ vì tây kế toán là phục vụ chứ không phải là quyết định.
Ví dụ như Sacombank tăng vốn cực nhanh, vượt qua cả đàn anh ACB nhưng rồi bị thâu tóm cũng một phần nguyên nhân tăng vốn nhanh quá làm quyền sở hữu của nhóm Đặng Văn Thành giảm đi trong khi các nguồn lực chống thâu tóm lại rải mành mành qua đường, bất động sản, bảo hiểm…
Note lại chút là tây thì việc tách gộp cổ phiếu dễ dàng hơn, là thong lệ vì tây kế toán là phục vụ chứ không phải là quyết định.
Trong khi VN thì ngược lại các văn bản, mang âm hưởng kinh tế nhà nước việc bảo toàn vốn là quan trọng hàng đầu.
Cứ xem trong doanh nghiệp nhà nước thì sau giám đốc là kế toán trưởng chứ còn ai trồng khoai đất này nữa. Bạn nào không tin, coi vụ mấy công ty công ích Tp.HCM lương khủng mà xem, cao nhất giám đốc, thức đến chủ tịch hội đồng thành viên hoặc kế toán trưởng, hùng hồn hơn mọi lời nói.
Việc phát hành dưới mệnh giá hiện nay tranh cãi rất sôi nổi, đứng về mặt quy định mà nói thì hơi giống biết là độc vẫn phải uống để giải cơn khát. Có cách nào để doanh nghiệp tránh khỏi chuyện này không.
Tách cổ phiếu được không, như Vinamilk lên tới mười mấy lần mệnh giá, cơ hôi là đây chứ đâu mà vẫn khó. Gộp cổ phiếu lại được không, hay mấy ông ngân hàng, sở tài chính, kế hoạch đầu tư lại phản đối vì không dưng số thế chấp lại giảm, vốn điều lệ lại giảm, vốn danh nghĩa của nhà nước lại giảm…một vòng rối tung.
Cuối cùng vẫn phải quay lại chuyện sửa luật, tạm biệt vai trò của mệnh giá, vốn điều lệ vì đó là khái niệm của ngày hôm qua. Không làm thì chuyện lách luật, vi phạm lại tái diễn.
Việc phát hành dưới mệnh giá hiện nay tranh cãi rất sôi nổi, đứng về mặt quy định mà nói thì hơi giống biết là độc vẫn phải uống để giải cơn khát. Có cách nào để doanh nghiệp tránh khỏi chuyện này không.
Tách cổ phiếu được không, như Vinamilk lên tới mười mấy lần mệnh giá, cơ hôi là đây chứ đâu mà vẫn khó. Gộp cổ phiếu lại được không, hay mấy ông ngân hàng, sở tài chính, kế hoạch đầu tư lại phản đối vì không dưng số thế chấp lại giảm, vốn điều lệ lại giảm, vốn danh nghĩa của nhà nước lại giảm…một vòng rối tung.
Cuối cùng vẫn phải quay lại chuyện sửa luật, tạm biệt vai trò của mệnh giá, vốn điều lệ vì đó là khái niệm của ngày hôm qua. Không làm thì chuyện lách luật, vi phạm lại tái diễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét