RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI
RO
TRONG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
Trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới mua bán chứng khoán, công ty chứng khoán (CTCK) sẽ phải đối mặt cũng như phải tìm cách phòng tránh nhiều loại rủi ro phổ thông trong kinh doanh tài chính và những rủi ro đặc thù trong môi giới chứng khoán. Do đó, quản lý tốt rủi ro trong hoạt động môi giới là một phần quan trọng của CTCK.
Để các nhà môi giới chứng khoán hình dung được rõ nét hơn về những khó khăn trong quá trình kinh doanh của mình, chúng tôi xin được giới thiệu một số loại rủi ro và phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động môi giới chứng khoán.
I. Những loại rủi ro trong môi giới chứng khoán:
1. Rủi ro về luật pháp:
Môi giới là một công việc liên quan đến khách hàng và các tổ chức liên quan khác như CTCK, Trung tâm giao dịch chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán…
Một công việc liên quan đến nhiều đối tượng như vậy đòi hỏi sự chính xác trong tuân thủ luật pháp và các qui định về CK&TTCK và các luật lệ liên quan khác.
Những rủi ro này có thể phát sinh từ những văn bản như hợp đồng mua bán chứng khoán, hồ sơ thanh toán tiền mua bán chứng khoán, hồ sơ chuyển giao chứng khoán, các giấy tờ cá nhân của khách hàng…
2. Rủi ro về đối tác kinh doanh
Đối tác kinh doanh được chia thành 2 loại là nhà môi giới và khách hàng cá nhân. Rủi ro sẽ chấm dứt khi giao dịch hoàn tất việc thanh toán tiền cũng như chứng khoán.
Rủi ro về thanh toán giữa 2 nhà môi giới với nhau sẽ được giảm thiểu do họ đều là thành viên của TTGDCK. TTGDCK bắt buộc những thành viên của mình phải tuân thủ những qui định do TTGDCK đưa ra và đóng góp vào quĩ hỗ trợ thanh toán.
Vấn đề rủi ro trong quá trình thanh toán giữa nhà môi giới và khách hàng cũng gần như bị loại trừ do qui định khách hàng khi muốn đặt lệnh mua bán phải ký quĩ trước 100% tiền, chứng khoán.
3. Rủi ro thị trường
Rủi ro về thị trường bao gồm rủi ro về giá cả lên xuống và rủi ro về tính thanh khoản trong giao dịch của chứng khoán.
Rủi ro về giá cả lên xuống có thể phát sinh khi khách hàng tiến hành mua chứng khoán và giá chứng khoán đó bị giảm xuống.
- Khách hàng là CTCK có thể không thanh toán và công ty sẽ chịu thiệt hại nếu số lượng chứng khoán giao dịch lớn vượt quá sức phòng ngừa của quĩ hỗ trợ thanh toán.
- Đối với khách hàng cá nhân do đã có qui định ký quĩ nên không ảnh hưởng tới CTCK. Tuy nhiên nếu khách hàng bị thua lỗ nhiều thì họ sẽ không còn tín nhiệm công ty nữa.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi khách hàng thế chấp chứng khoán để mua chứng khoán khác. Nếu chứng khoán không có tính thanh khoản cao sẽ dẫn đến tình trạng là khách hàng không thể bán chứng khoán thế chấp trong thời gian qui định hoặc sẽ không chịu trả tiền thanh toán chứng khoán đã mua.
4. Rủi ro về hoạt động
Rủi ro về hoạt động là những sai sót trong quá trình tác nghiệp hàng ngày của công ty liên quan đến công việc mua bán như thực hiện lệnh, thanh toán, ký quĩ…
……………………..
II. Quản lý rủi ro
Những biện pháp cơ bản trong quản lý 4 loại rủi ro trên bao gồm:
- Qui định rõ chính sách và phương pháp giải quyết từng loại rủi ro
- Chỉ định cá nhân hoặc nhóm người có quyền xét duyệt đến phạm vi từng loại rủi ro
- Qui định rõ qui trình giải quyết, xử lý các công việc liên quan đến rủi ro
- Chỉ định cá nhân theo dõi giám sát hoạt động và thực hiện việc kiểm soát nội bộ.
1. Quản lý rủi ro về luật pháp
Để tránh những tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra thì công ty phải:
- Kiểm tra lại tính đúng đắn, hoàn chỉnh của các văn bản này trước khi đem ra áp dụng. Việc kiểm tra này tốt nhất là thông qua một tổ chức tư vấn pháp luật có uy tín.
- Các giấy tờ cá nhân của khách hàng phải được khách hàng xác nhận tính chính xác và đầy đủ.
- Hồ sơ phải chính xác và cập nhật thường xuyên
2. Quản lý rủi ro đối tác kinh doanh
Rủi ro trong quá trình thanh toán mặc dù đã được giảm thiểu tuy nhiên vẫn còn xảy ra trong trường hợp phát sinh lỗi hoặc chậm thực hiện thanh toán và chuyển giao chứng khoán do đó CTCK phải:
- Tiến hành phân cấp xét duyệt hạn ngạch giao dịch một cách cụ thể.
- Xây dựng qui trình rõ ràng, chặt chẽ cho các bước mở tài khoản giao dịch như kiểm tra hồ sơ, xin ý kiến cấp có trách nhiệm, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng…
- Theo dõi giám sát việc sử dụng hạn ngạch giao dịch đã được duyệt
- Hàng năm đánh giá và qui định lại hạn ngạch giao dịch
3. Quản lý rủi ro thị trường
- Có các qui định phù hợp về tổng số hạn ngạch giao dịch, hạn chế mức thua lỗ cụ thể.
- Đặt mức an toàn cho mỗi loại cổ phiếu
- Qui định về phương pháp giám sát, đặt ra các qui định về ngưỡng rủi ro phải thông báo hoặc qua xét duyệt
4. Quản lý rủi ro về hoạt động
- Qui định về hệ thống tác nghiệp rõ ràng, những nghiệp vụ nào phải tuyệt đối tuân thủ
- Thiết lập qui trình luân chuyển, giải quyết hồ sơ, tài liệu chứng từ một cách chặt chẽ nhất là trong khâu thanh toán tiền và nhận chuyển giao chứng khoán.
- Có hệ thống kiểm tra lại tính chính xác của việc truyền lệnh mua bán và hệ thống phân cấp thẩm quyền rõ ràng, hợp lý
- Có hệ thống báo cáo tốt, bảo đảm lãnh đạo có thể thường xuyên kiểm tra giám sát được mọi hoạt động và có biện pháp xử lý các sai sót một cách rõ ràng và nhanh chóng.
bài viết hữu ích.Cảm ơn bạn
Trả lờiXóa.........
Ms. Hoàng Thoa
Chuyên viên tư vấn bất động sản Smartland tại TpHCM
Click để xem chi tiết: Căn Hộ Chung Cư Giá Rẻ First Home Thủ Đức TPHCM hoặc Can Ho Chung Cu Gia Re First Home Thu Duc TPHCM
Thanks bài viết của bạn
Trả lờiXóa.......
Ms. Hoàng Hảo
Chuyên viên tư vấn bất động sản tại TpHCM
Click để xem chi tiết: Giá Căn Hộ Cao Cấp Vinhomes Central Park Tại Bình Thạnh hoặc Gia Can Ho Cao Cap Vinhomes Central Park Tai Binh Thanh
Cơ hội cho các nhà đầu tư trong năm 2014 đây , mọi người vào tham khảo nhé . hấp đẫn lắm đấy !
Trả lờiXóaMr.Dư Thiện
Chuyên viên tư vấn bất động sản Smartland
Click để xem chi tiết: Bán căn hộ chung cư First Home Thủ Đức HCM Giá Rẻ hoặc Can ho chung cu First Home quan Thu Duc