Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Negotiation hay là chuyện thằng Bờm có cái quạt mo


Cụ Phan rất thích văn học dân gian. Cụ thường ngâm:
Chồng chài, vợ lưới, con câu
Sông Ngô bể Sở gặp đâu là nhà
Nên ra tay kiếm, tay cờ
Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay ai.
và tỏ vẻ đắc ý với cái điệu phóng khoáng và tinh thần tự lực tự cường của câu ca.

Đối với bài "Thằng bờm có cái quạt mo" cụ bực tức lắm. Cụ giải thích như sau: 
Ba bò chín trâu là nói về nông nghiệp. Một xâu cá mè là nói về thủy sản. Một bè gỗ lim là nói về lâm sản. Con chim đồi mồi tượng trưng cho nền văn hóa nghệ thuật. 
Phú cường như thế mà không biết, văn minh như thế mà không biết, chỉ biết miếng ăn bỏ vào mồm!
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c323/n18652/Vai-hoi-uc-ve-Phan-Boi-Chau.html


CHUYỆN BỜM - THÔNG ĐIỆP VÀ SỰ NGỤ Ý
HAY LÀ BÍ ẨN CỦA CUỘC THƯƠNG LƯỢNG

Câu chuyện về “Thằng Bờm có cái quạt mo” có lẽ là một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất trong kho tàng cổ tích Việt Nam.

Nghe xong câu chuyện là mỗi người một ý. Kẻ nói Bờm khôn, người cho Bờm dại lại có người nói Bờm vô tư lự đối lập với Trạng Quỳnh nên mới có bài thơ sau:

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú Ong xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú Ong xin đổi ba bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú Ong xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú Ong xin đổi cục xôi Bờm cười

Nói tóm lại chuyện Bờm cứ tít mù rồi lại vòng quanh cho đến một hôm đọc một bài về tính cách người Việt trong đó có đề cập đến chuyện các cụ rất ý nhị hay có lối nói theo kiểu nói vậy mà không phải vậy tôi mới bừng tỉnh và thử phân tích câu chuyện theo phương pháp “thông điệp và sự ngụ ý” tức là phương pháp chuyên phân tích sự ngụ ý ẩn đằng sau mỗi thông điệp được công bố chính thức và tôi chép ra đây để tỏ bày cùng các bạn gần xa.
Tại sao Bờm lại chịu đổi quạt mo của mình lấy cục xôi của Phú Ong.
Trước hết ta thấy địa vị trong làng của Bờm có lẽ từa tựa như AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn trong khi đó Phú Ong là người có vai có vế dạng ho ra bạc, khạc ra tiền ở làng hiển nhiên đây là mối quan hệ trên dưới, không cùng đẳng cấp.
Vậy nên khi muốn có quạt mo Phú Ong bèn vừa cười vừa xin đổi ba bó chín trâu.

Chà, theo suy nghĩ thông thường tưởng bở thì đây quả là món hời, ham quá sao Bờm không đổi.

Xin thưa Bờm cũng thèm nhưng không đổi được vì đơn giản là không có chõ để nhốt trâu bò mà lấy về rồi bán thì Bờm không dám vì Phú Ong nói đổi chứ có cho bán đâu mà để trâu bò lang thang ăn lúa thì còn bị làng phạt vạ- vậy là lần thứ nhất Bờm làm ra vẻ khủng khỉnh “Bờm rằng Bờm chả lấy bò”.
Phú Ong tiếp tục ỡm ờ xin đổi ao sâu cá mè. Ở đây trò đùa đã được đẩy lên một mức do Bờm dám từ chối chuyện đổi chác.

Bờm nghĩ cá thì không được bán mà lại sống ở ao sâu thì có họa Bờm phải làm cá à. Tuy biết rằng sẽ phải đổi nhưng Bờm nghĩ từ từ đã lão này có phải là lý trưởng, trương tuân gì đâu mà không thư thả.
Mình nói tới ao sâu mà nó vẫn không hiểu lại còn có ý bỡn ta nữa chứ.

Mục đích vẫn chưa đạt nên Phú Ong gạ tiếp với tia nhìn đã mất nét cười “Phú Ong xin đổi một bè gỗ lim”.
Chà Phú Ong tức rồi đây, lão muốn mình xuống bè mà sống không miếng đất cắm dùi ở làng đây. Trong một thoáng Bờm đuổi theo ý nghĩ hay mình chấp nhận rời khỏi làng, chao ơi làm dân ngụ cư lang thang à và một nỗi sợ gặp cướp lờ mờ hiện ra.
Phú Ong nhìn thấy ý muốn nổi loạn rồi lại nhũn như chi chi trong mắt Bờm và lão nghĩ thôi thương lượng đùa thế đủ rồi, hạ bài được rồi nên Phú Ong phán đổi cục xôi một cách rành rẽ, chắc nịch.
Được lời như cởi tấm lòng Bờm vội vàng đổi ngay. Không đổi thì không được mà Phú Ong cho Bờm chịu thiệt có nghĩa là vẫn chấp nhận mối quan hệ trên dưới với Bờm như cũ và Bờm lại không bị đói lại được an toàn và vui vẻ trong lũy tre làng sau một cuộc thương lượng cam go nên mới có thơ về Bờm như sau:
Dại khôn khôn dại khôn dại dại
Khôn khôn dại dại dại khôn khôn
Tp.HCM Friday, January 02, 2004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét