Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Tô tem sói


Đọc Tô tem sói của Khương Nhung – NXB văn nghệ 2006 trong đó Khương Nhung hô hào thêm chất sói cho dân tộc Hán mà Khương Nhung coi là yếu đuối như đàn cừu.

Khương Nhung còn đề nghị thay tô tem rồng bằng tô tem sói và suy luận rồng thực ra thoát thai từ đầu sói thân rắn.

Sói: khả năng cạnh tranh sinh tồn cực cao. Hung dữ, tàn bạo, tham lam, bầy đàn. Tham như sói, ác như sói, dữ như sói là những câu cửa miêng.

Rồng: không có thật. Nổi bật ở khả năng biến hóa. Cũng phải thôi vì sản phẩm tưởng tượng mà. Rồng tượng trưng cho vua nên tô tem rồng là tô tem của vua, cô độc. Biến hóa nên mục đích biện minh cho phương tiện, thật thật giả giả, gian gian dối dối.

Cừu: Khương Nhung coi dân nông nghiệp là cừu. Cừu thì sợ sói. Tồn tại nhờ tính bầy đàn và sinh sản nhanh. Điều này được chứng minh trong lịch sử. Dân Hoa Hạ bị các tộc du mục Nhung, Địch, Đột Quyết ( nguên Mông, Mãn Thanh…) đánh cho và cưỡi đầu cưỡi cổ suốt nhưng cuối cùng người Hoa vẫn là số đông.

Khương Nhung cũng chứng minh Trung Quốc từ khi đổi mới (1978) đến nay theo tinh thần sói là học từ Nhật. Nhật theo tinh thần sói biển trong 36 năm thành cường quốc. Nay TQ cũng thực hiện được hơn 30 năm, cũng thành siêu cường. Điều này cũng đáng suy ngẫm phải không.

Nếu Khương Nhung đúng thì điều này lý giải sự vươn lên, sự cư xử kiểu lưỡi bò của TQ. Khương Nhung gợi nhớ tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London – chủ nghĩa sói hoang trong một bộ phận người Hán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét