Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Thị trường sau 03 năm


24.07.20
Sự móc xúc xích của luật
Dạo bên chứng khoán muốn nâng room cho nhà đầu tư nước ngoài. Đội ngũ nghiên cứu hùng hậu cả trong và ngoài nước, đủ thành phần lien quan. Xong đâu đấy thủ tướng khi gặp nhà đầu tư nước ngoài tuyên bố sẽ mở room.
Việc như tới nơi nhưng lại vấp phải cửa ải khó vượt qua bên luật đầu tư, 51% trở lên thì được coi như NĐT nước ngoài, mà room hiện hành đã là 49%.
Bó tay. Sau lách bằng cách để cho DN tùy chọn mở room hay không mở nhưng lại vướng cái khác

Phân ngành
DN hoạt động trong ngành nào? Nếu theo TCVN lấy chuẩn phân ngành thời LX thì không hợp với thị trường mà lấy chuẩn quốc tế thì VN lại chưa công nhận.

Không phân ngành đúng thì DN mà nới room ra lại vướng cái 51% thì sao? Thế thì lại quay lại là việc này phải có hướng dẫn từ cơ quan QLNN là loại hình nào nhà nước nắm giữ 100%, loại nào 51%, loại nào khỏi…nhưng bắt đầu lại phải phân ngành cho hợp với kinh tế thị trường.
Mà khi phân tích cũng ép giò ép mỡ công ty vô ngành lọ ngành chai theo chuẩn VN hay quốc tế thì thỉnh thoảng lại nhốt công vô chuồng quạ là chuyện thường.

Tín dụng
Theo luật tổ chức tín dụng thì CTCK không được làm tín dụng mà nhu cầu tự nhiên trên thị trường là vay và cho vay tiền, chứng khoán. Sau 1 hồi làm theo luật dân sự kiểu hợp tác đầu tư không êm thì giờ BTC ra thông tư margin để quản lý việc cho vay (cung cấp margin) trên thị trường chứng khoán. Vậy là ổn rồi nhỉ.

Hàng hóa tương lai
Do luật thương mại mà bên bộ công thương quản hàng hóa tương lai, cho phép mở sở giao dịch hàng hóa tương lai cà phê, điều…mà thực ra đây là sản phẩm tài chính vì có giao hàng hóa thật đâu.
Mà đã là sản phẩm tài chính thì nên để bên chứng khoán làm mới chính danh chớ.
Việc không chính danh này sẽ dẫn đến câu chuyện như ta thấy trên thị trường bất động sản như Luyện Ali33 ra hợp đồng góp vốn chung trên đất, rồi có công ty cam kết mua lại, cam kết trả lãi…thì nó là mua bán BĐS thông thường hay là chứng khoán hóa, có phải là REPO không, có biến tướng đa cấp Ponzi không…đó là những lỗ hổng mà giới doanh nhân khôn lanh khai thác.

Luật DN
Luật DN VN theo style TQ nên có BKS. Khi đưa quản trị công ty vào với mong muốn nâng cao chất lượng quản trị thì mới thấy BKS giống như bánh xe thứ 5. Vậy nên phải sửa luật cho phép tùy chọn mô hình ban kiểm soát hoặc ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị với quyền được quản lý kiểm toán nội bộ. Phải vậy chớ, cuối cùng cũng để chuyên gia Tây có chỗ mà tư vấn cho nên làm như thế nào vì thực ra việc thực thi luật cần tránh nhất là lối làm hình thức, làm cho có ở đa số những nước đang phát triển.

Luật kế toán
Nói tới nói lui cuối cùng cũng đụng tới vấn đề gốc. Tiêu chuẩn kế toán mà thấp, không phù hợp thị trường thì làm sao thị trường minh bạch được. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS sẽ sớm được áp dụng là 1 điểm sáng nhưng nếu đại trà thì còn chờ xem.
Có nước như Colombia chả hạn, DN được tự do lựa chọn tiêu chuẩn kế toán, quản trị công ty ở mức cao nhất, cao nhiều hơn mức đang áp dụng trong nước vì họ muốn nâng tầm công ty lên mức quốc tế. Khác chuyện tự do chọn room nhỉ.
Cuối cùng thì đích làm sao để cho DN phát triển hết tiềm năng 1 cách lành mạnh vẫn là quan trọng nhất. 


Tài khoản ủy thác và giao dịch trong ngày
Tăng thanh khoản cho TTCK luôn là vấn đề đau đầu. Vừa rồi luật CK chỉ cho phép giao dịch tập trung càng làm khó hơn. Ngó bên ngân hàng thì lãi suất không kỳ hạn rất thấp và các ví tiền điện tử đang nở rộ.
Vậy nếu bên CK cho phép mở TK ủy thác là tài khoản tổng của các món nhỏ lẻ và được phép giao dịch trong ngày thì các khoản tiền nhỏ cỡ từ 100k trở lên nhàn rổi có thể mang lại lời lãi cho chủ của nó. Tích tiểu thành đại, mang lại lãi suất cho nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng mức ls năm là được rồi, còn bao nhiêu CTCK được hưởng. Mọi người cùng vui

Xử lý vi phạm hành chính
Xử lý vi phạm hành chính trong ck luôn khó khăn nếu người vi phạm không hợp tác. Nhiều nước cách làm của họ hiệu quả và nhanh chóng bằng cách họ lập ra 1 hội đồng bao gồm:
- UBCKNN chủ trì lập biên bản, quyết định xử phạt
- Sở GDCK: nơi cung cấp bằng chứng vi phạm
- CTCK nơi nhà đầu tư vi phạm
- Nhà đầu tư vi phạm
Nhà đầu tư không đến thì hội đồng vẫn làm việc bình thường và gởi biên bản tới nhà đầu tư. Trong vòng 2 tuần NĐT có quyền khiếu nại, không thì phải ký biên bản. Mấu chốt là nếu NĐT không ký thì TK sẽ bị phong tỏa tiền, ck tương ứng với khoản phạt không cho giao dịch và sẽ cưỡng chế thu hồi nếu họ không nộp phạt sau khi đã có quyết định xử phạt.

25.02.2019

Năm 2019 là năm bản lề đối với TTCKVN:
- Sửa luật CK, thành lập SGDCKVN, đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch KRX.
Trên thế giới, giao dịch ck diễn ra trong sở và ngoài sở (VN mới giao dịch tập trung trong sở.
- Mỹ bắt đầu cho phép gd ngoài sở từ 1980, sau đó là Anh, châu Âu. Tới 12.1998 thì Nhật cũng thực hiện. Việc cho phép gd ngoài sở được coi là bigbang trong ngành tài chính. Nó giúp tăng thanh khoản như trong bc 2016 của OECD thì Mỹ là 33%, châu Âu 50% trong năm 2015 và có xu hướng tăng nhanh. Vd năm 2018 NYSE tới 70%.
Như vậy Nhật sau Mỹ chừng 20 năm. VN với sự thay đổi hạ tầng công nghệ 2019 cũng có thể triển khai bigbang sau Nhật 20 năm chứ nhỉ?

"Tăng thanh khoản cho TTCK
Thanh khoản là quan trong nhất với TTCK vì đơn giản có nó thì từ nhà quản lý, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ, sở giao dịch, trung tâm lưu ký và các thành phần trung gian khác mới sống được.
Gia tăng thanh khoản có nhiều cách trong đó có mấy cách phổ biến đang thực hiện
- Tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin như hệ thống giao dịch...
- Tăng thời gian giao dịch
- Tăng sản phẩm mới, công cụ mới...
Tuy nhiên còn lối khác để thực hiện là giảm phí giao dịch, tăng độ dễ trong giao dịch chứng khoán
Tại VN hiện nay chỉ có Hose, HNX được lập sàn giao dịch theo luật, CTCK không được.
Tại các nước, mô hình tập trung này đã bỏ, do đó các sàn giao dịch mọc lên rất nhiều. Chúng được hoạt động miễn thỏa điều kiện về tổ chức họat động do ủy ban chứng khoán quy định.
Đây là big bang trong giao dịch. Phí giảm sâu, thanh khoản tăng vọt, mọi người cùng hưởng lợi.
Nói gọn lại là thay vì chỉ Hose, HNX được lập sàn thì CTCK, pháp nhân khác cũng được lập sàn tạo nên môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ vì cuối cùng giao dịch ở đâu mà chẳng phải qua trung tâm lưu ký."


Bài này viết vào cuối 2003. Nhân kỷ niệm ngày thị trường đi vào hoạt động (20/7). 
THỰC TRẠNG TTCK VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
 Tóm tắt nội dung:
Sau 3 năm hoạt động TTCK Việt Nam đang gặp hàng loạt khó khăn, thách thức như chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đức Quang thừa nhận trong bài phỏng vấn trên Thời báo kinh tế Việt Nam số ra ngày 21/07/2003 trong đó nổi bật lên những khó khăn sau:
-         UBCKNN - cơ quan quản lý nhà nước và TTGDCK Tp.HCM là cơ quan điều hành trong thời gian qua cũng có những thiếu sót do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn,
-         Việc công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK không phụ thuộc vào UBCKNN mà phụ thuộc chủ quan của các doanh nghiệp có muốn tham gia hay không.
Hai khó khăn trên thực sự là hai thách thức rất lớn. Một ban quản lý chợ phải làm gì khi bản thân bộc lộ yếu kém, lúng túng và người nắm quyền chủ động lại không muốn đưa hàng hóa vào chợ của mình?
Để đánh giá TTCK trong thời gian vừa qua có theo đúng và hoàn thành mục tiêu ban đầu của thường vụ bộ chính trị cũng như chính phủ đề ra là đưa vào vận hành một TTCK qui mô nhỏ, phát triển từ thấp tới cao và không gây mất ổn định kinh tế-xã hội chúng ta cần có phương pháp tiếp cận theo một hướng mới nhằm làm rõ nguyên nhân của những khó khăn kể trên cũng như đánh giá sự tuân thủ mục tiêu định hướng đã được đề ra.
Trên tinh thần đó chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc thị trường như là công cụ chủ yếu để tìm hiểu nguyên nhân mang tính bản chất của vấn đề. Nội dung cơ bản của phương pháp này coi việc xây dựng thị trường tuân theo quy luật phát triển từ dưới lên và coi trọng những yếu tố nền móng của thị trường, coi đó như là nguồn động lực để thị trường phát triển.
Các thành phần tham gia thị trường cũng từ đó được trui rèn, qua thử thách cạnh tranh để phát triển và là nguồn cung tiềm năng cho những thị trường cấp cao hơn hoạt động, hình thành nên tập quán kinh doanh chứng khoán trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam nơi TTCK và văn hóa cổ phần vẫn còn mới mẻ, xa lạ đối với đại bộ phận xã hội.
Phương pháp cũng đi sâu vào phân tích dòng chủ động, dòng tự nguyện trên thị trường để biết rằng thị trường đã được thiết kế để có cân đối chi phí – lợi ích phù hợp đối với các thành phần trong ngành cũng như của ngành đối với nền kinh tế hay chưa; đối tượng nào là nguồn lực thúc đẩy chính trên thị trường cũng như tính tự nguyện tham gia, tự nguyện liên kết của các thành phần trên thị trường như thế nào.
Việc sử dụng phương pháp phân tích này đã đưa đến một số kết quả đáng ngạc nhiên và chỉ ra những nguồn lực đã bị lãng phí cũng như  giải thích được nguyên nhân của những cơn sốt nóng, lạnh và sự trì trệ trên TTCK Việt Nam hiện nay như:
-         UBCKNN đã định vị thị trường quá hẹp, chỉ bao gồm các công ty CPH mà bỏ qua các CTCP khác. Mặt khác lại còn làm hẹp thêm khi chỉ quản lý các CTNY
-         Đây chỉ là thị trường cho doanh nghiệp loại vừa của nền kinh tế trở lên (giống Peru ) với quy mô nhỏ và khó lòng đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện về CTNY mà ta đã du nhập từ ngoài vào như phát hành, CBTT…
-         Điều này cũng dẫn đến tình trạng tính thanh khoản kém (10% CTNY cung cấp 90% tính thanh khoản của thị trường). Sự thiếu hụt cung và cầu trầm trọng cũng dẫn đến hiện tượng được gọi là “tình trạng bị thao túng một cách tự nhiên” tức là thị trường bị lũng đoạn một phần do chính đặc điểm của nó
-         Quá trình niêm yết (tạo hàng hóa cho thị trường), thành viên (gia nhập thị trường) diễn ra hết sức thụ động. Những người thiết kế thị trường không kiểm soát được và không tạo ra được động lực cho tiến trình này
-         Các thành phần đều không quen công khai. Hiện nay trừ CTNY phải CBTT còn các thành phần khác còn rất hạn chế trong vấn đề này. Như vậy CBTT là gánh nặng đối với đa số CTNY nhưng nếu không CBTT nghiêm ngặt thì không xây dựng được lòng tin trên thị trường, đây là một mâu thuẫn do sự nóng lòng muốn đốt cháy giai đọan, bỏ qua quy luật phát triển từ thấp đến cao của TTCK.

Như vậy, mô hình này trên lý thuyết nếu vận hành tốt cũng chỉ mở ra được kênh huy động vốn cho DN vừa và nhỏ được CPH chứ không thể là kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Nhưng ngay cả khi hoạt động tốt thì TTCK cũng không thể cạnh tranh về phát hành đối với các CTCP theo luật doanh nghiệp được do khó khăn quá nhiều về thủ tục, điều kiện  và chi phí cũng như cạnh tranh với hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp vốn (chi phí vẫn quá cao so với 2 đối tượng này). Đây cũng là lý do sau 3 năm hoạt động việc huy động vốn trên TTCK gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nên chỉ có một công ty (Hapaco) rất quyết tâm đã thực hiện được một cách trầy trật.

Từ đặc trưng mô hình trên có thể rút ra được bản chất của tình trạng hiện nay như sau:
-         Thị trường bị phân mảnh, các thành phần đều thiếu động lực phát triển thông qua cạnh tranh, chọn lọc
-         Cấu trúc thị trường không có nền móng, mới chỉ quản lý phần nổi (CTNY) của tảng băng nhỏ (CPH) nên quy mô quá nhỏ và biệt lập. Thiếu tính định hướng công chúng hóa đầu tư trên TTCK, thị trường phụ thuộc vào một số lượng rất ít nhà đầu tư thường xuyên tham gia giao dịch (chỉ khoảng vài trăm người).
-         Do được đặc cách vào thẳng thị trường cấp cao không qua giai đoạn phát triển, không trải qua hoạt động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nên  các thành phần đều đuối sức hụt hơi trong quá trình hoạt động và tỏ rõ sự nghiệp dư, yếu kém của mình
-         Chi phí và quyền lợi của các bên tham gia chưa rõ ràng, có chiều hướng tăng và điều quan trọng là thị trường quá nhỏ và cằn cỗi. Điều này dẫn tới một vòng lẩn quẩn là thị trường nhỏ, sinh lợi ít không thu hút được các thành phần tham gia vào thị trường cũng như  mối quan tâm, đầu tư của xã hội và dẫn tới thị trường khó có thể phát triển được.
-         Hoạt động thiếu tính chủ động tự nhiên theo qui luật thị trường mà mang nặng tính cưỡng bức một cách thụ động. Thay vì xây dựng thị trường từ dưới lên và để các thành phần cạnh tranh phát triển thì lại làm từ trên xuống một cách hành chính. Thay vì xây dựng thị trường OTC để giao quyền chủ động cho CTCK – đối tượng chủ lực nhất trong giao dịch chứng khoán thì lại xây dựng thị trường tập trung để giao quyền chủ động vào tay công ty niêm yết – một đối tượng đặc cách chưa thấy được động lực để tham gia trong điều kiện hiện nay.

Có thể thấy rằng định hướng phát triển TTCK đã không được hiểu đúng: từ phát triển thị trường có quy mô nhỏ trở thành quá nhỏ để có thể phát triển; phát triển từ thấp đến cao trở thành từ cao đến thấp như ‘xây nhà từ nóc’ và một thị trường mang tính cưỡng ép nhiều như vậy không thể lấy được lòng tin của các nhà đầu tư nhất là khi UBCKNN lại trao quyền chủ động sai chỗ cho công ty niêm yết – hậu quả của quá trình làm ngược thay vì trao quyền chủ động cho các công ty chứng khoán.
Từ những phân tích trên bài viết cũng đi tới phương án giải quyết vấn đề là xây dựng nền móng cho TTCK bằng cách đưa vào hoạt động thị trường OTC - một thị trường có tiềm năng lớn, nơi người mua bán nắm quyền chủ động, vừa sức với trình độ của ngành chứng khoán hiện nay và lấy đó làm nơi ‘tuyển binh chọn tướng’ cho hoạt động của thị trường bậc cao hơn tại TTGDCK Tp.HCM, giúp cho cả hai thị trường hoạt động một cách lành mạnh và phát triển nhằm thoát ra khỏi tình thế bế tắc như hiện nay.


THỰC TRẠNG TTCK VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Kể từ đó đến nay mặc dù các thành phần tham gia thị trường đã hết sức cố gắng nhưng hoạt động dường như vẫn mang hình thái của những “dao động cưỡng bức”.
Như vậy, TTCK đang bị đánh giá là yếu kém cả về mặt cung cấp tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp cũng như chưa hình thành được kênh huy động vốn trên thị trường sơ cấp; chưa tạo được lòng tin của công chúng đầu tư và bảo vệ người đầu tư.
Vấn đề đặt ra ở đây là các mục tiêu có vẻ như ngày càng xa sau khi đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật. Để giải quyết triệt để tình trạng trên cần phải tiến hành đánh giá lại mô hình TTCK đang vận hành trên cơ sở nền kinh tế chuyển đổi và giải đáp được câu hỏi liệu mô hình đó có khả năng đem lại sự phát triển và lợi ích đủ lớn cho các thành phần tham gia thị trường cũng như đóng góp được gì về mặt kinh tế, xã hội với tư cách là một ngành công nghiệp.
TTCK bao gồm thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu có những đặc điểm rất khác biệt đòi hỏi sự tiếp cận và phương pháp phân tích khác nhau nên trong nội dung bài viết này chỉ đề cập đến thị trường cổ phiếu.

I.                   Những điều kiện tiền đề:
1.      Trước tiên phải khẳng định TTCK ra đời trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường trên cơ sở xuất phát rất thấp với 70% dân số làm nông nghiệp. Các thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường tài sản phi tiền tệ đang trong giai đoạn hình thành nên những cái cũ, mới đan xen nhau, các yếu tố tạo nên cân bằng động cho cả 3 thị trường còn thiếu và rời rạc. Hàng loạt cơ chế mới phát sinh hoạt động chung với cơ chế cũ cũng như trong một con người thì tư duy cũ mới cũng đang đan xen, hợp tác và đấu tranh với nhau nên quá trình phát triển cái mới là một quá trình rất gian khổ lâu dài.
Thị trường tài chính Việt Nam đang ở trong tình trạng rất kém cả về khung pháp lý, hạ tầng cơ sở, qui mô, nhân lực…và đó cũng chính là lý do đây là một trong những ngành được bảo hộ và quy định thời gian lâu nhất trong các đàm phán thương mại như AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ, WTO.

2.      Luật, quy định về chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các luật liên quan như: luật doanh nghiệp, luật thương mại, hợp đồng, thuế, luật phá sản, luật cạnh tranh, luật ngân hàng, hệ thống giải quyết tranh chấp…
-         Luật doanh nghiệp ra đời trước khi TTCK đi vào hoạt động nên phần quy định về công ty cổ phần cực kỳ thoáng và có nhã ý dành sân cho nghị định (NĐ) 48 về chứng khoán và TTCK (ra đời trước luật doanh nghiệp) giải quyết nhưng rất tiếc NĐ48 lại chỉ điều chỉnh những công ty niêm yết nên vô hình chung đã để một lỗ hổng rất lớn về mặt pháp lý đối với vấn đề này. Tình trạng này cũng đã tạo ra một sân chơi bất bình đẳng giữa doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp niêm yết, điều này sẽ được quay trở lại ở phần sau.
-         Luật thương mại, hợp đồng mới chỉ điều tiết về hàng hóa vật chất nói chung và chưa có quy định về các công cụ tài chính nên cũng đã tách rời các phần liên kết thị trường giống như một cánh đồng rộng nay bị chia năm sẻ bảy hồn ai nấy giữ mà cũng chưa liên kết theo kiểu hợp tác xã được.
-         Hệ thống thuế: công ty niêm yết được ưu đãi thuế, công ty chứng khoán được ưu đãi thuế, nhà đầu tư cá nhân không phải nộp thuế thu nhập tuy nhiên đã có lời cảnh báo sẽ thu thuế từ bộ trưởng tài chính, nhà đầu tư pháp nhân không được ưu đãi thuế khi đầu tư vào TTCK. Như vậy chính sách thuế đối với các thành phần tham gia thị trường còn mang tính tạm thời và chưa được rõ ràng cho lắm.
-         Luật phá sản hầu như chưa đi vào cuộc sống do còn vướng mắc hàng loạt vấn đề về sở hữu và là một ách tắc không chỉ của riêng ngành chứng khoán.
-         Luật cạnh tranh đang ở mức dự thảo và chưa đi vào cuộc sống.
-         Luật ngân hàng: luật về tổ chức tín dụng không đề cập đến công ty chứng khoán (CTCK), điều này đã trói chân tay CTCK vì phần lớn các nghiệp vụ của CTCK có liên quan đến tín dụng và nói chung hệ thống ngân hàng VN còn mang nặng tính hành chính, độ phát triển ở mức thấp, các nghiệp vụ thị trường mở, thị trường liên ngân hàng còn rất yếu; quy định còn bó buộc ngăn cản các NH tham gia niêm yết trên TTCK. Các công ty cổ phần (CTCP) còn bị phân biệt đối xử khi đi vay tại ngân hàng
-         Hệ thống giải quyết tranh chấp còn mang nặng tính giải quyết khiếu nại qua hệ thống hành chính. Hệ thống trọng tài, tòa án và nói chung hoạt động tư pháp trong lĩnh vực kinh tế còn nhiều yếu kém, chậm chạp
-         Chế độ kế tóan, kiểm toán đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường nên phương pháp hạch toán, chế độ báo cáo còn chưa theo kịp tiêu chuẩn quốc tế chứ chưa nói đến những đòi hỏi cao hơn về công bố thông tin trên TTCK
-         Chính sách cổ phần hóa một mặt quy định công ty từ 5 tỷ trở lên nhà nước phải chiếm 51% cũng làm giảm đáng kể lượng hàng hóa trên thị trường thứ cấp cũng như tính hấp dẫn của nó. Mặt khác việc người lao động nắm giữ số cổ phần đáng kể trong công ty cũng làm giảm tính thanh khoản trong giao dịch cổ phiếu và gia tăng cơ hội giao dịch nội gián trên thị trường.
-         Các công ty từ 30 tỷ trở lên được tập trung vào các tổng công ty và tập đoàn của nhà nước trong các ngành nghề chủ lực cũng làm cho nguồn cung hàng hóa cho TTCK trở nên ít về số lượng và yếu về chất lượng.
-         Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài: quy định quá chặt về tỷ lệ sở hữu 30%, thời gian chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là một năm, quy định quỹ đầu tư nước ngoài muốn hoạt động phải được phép của thủ tướng là những điều kiện không hấp dẫn.
-         Ngoài ra còn tồn tại sự phân biệt đối xử trong thực tế, chính sách, tâm lý giữa DNNN và CTCP.

3.      Tính công khai, minh bạch còn rất yếu và không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cơ quan quản lý cũng có tập quán bí mật thay vì công bố thông tin (CBTT) cho công chúng được biết.

Kết luận:
Một chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp lành mạnh và cơ sở hạ tầng công cộng phát triển tốt (pháp lý, kế toán…) là những điều kiện tiên quyết cho việc phát triển ngành chứng khoán hiệu quả.
Do luật, quy định về chứng khoán không thể đứng tách rời cho nên chúng ta có thể thấy các điều kiện tiền đề cho việc phát triển một TTCK tập trung ở nước ta là còn yếu và thiếu trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chế độ sở hữu và dịch chuyển sở hữu còn chưa rõ ràng và vốn không được thiết kế để tăng cường tính trao đổi, dịch chuyển.
Nói một cách tổng quát hơn thì việc dịch chuyển các dòng nhân, tài, vật lực ở nước ta đang trong giai đoạn thiết kế và thi công một cách manh mún và chưa giải quyết đến được những vấn đề cơ bản, nền tảng một cách đồng bộ và có hệ thống.

II.                Vấn đề gia nhập ngành và các rào cản:
Vấn đề gia nhập ngành được thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau:
-         Bình đẳng, công khai, chi phí thấp
-         Tiến trình diễn ra từ thấp đến cao theo quy luật cạnh tranh, chọn lọc
-         Việc quản lý mang tính dẫn hướng, tạo môi trường tốt kích thích kinh doanh như hướng dẫn nhiều dòng chảy nhỏ hợp lại thành sông chứ không phải là hành động be bờ tát nước
-         Các tổ chức được niêm yết, trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán, SGDCK là kết quả của một quá trình cạnh tranh chọn lọc, mang tính đẳng cấp và là niềm mơ ước, đích phấn đấu chứ không phải được do đặc cách

Do TTCK hoạt động dựa vào 4 cột trụ chính là công ty cổ phần, công ty chứng khoán và nhà điều hành (UBCK, SGDCK), nhà đầu tư  nên chúng ta lần lượt xem xét 4 đối tượng này:

1.      Công ty cổ phần:

Quốc tế
-         CTCP ở nước ngoài đã phát triển thành tập quán
-         Thị trường sơ cấp (kênh huy động vốn): quy định rất rõ về thế nào là phát hành ra
công chúng (public) và phát hành riêng lẻ, mọi đối tượng đều phải theo quy định của UBCK (public) hoặc đăng ký (phát hành riêng lẻ)
-         Phân biệt rõ sơ cấp và thứ cấp (nơi tạo tính thanh khoản). Phân biệt rõ giữa phát hành và niêm yết
-         Có tiêu chuẩn nền về CBTT và chế độ kế toán, kiểm toán. Những công ty niêm yết
 phải theo tiêu chuẩn cao hơn do sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) quy định


-         Để được niêm yết CTCP phải thể hiện được mình qua cuộc cạnh tranh chọn lọc,
tức là đi từ các thị trường có tiêu chuẩn từ thấp đến cao (từ OTC cho CTCP bình thường
đến SGDCK là nơi tập trung của các công ty hàng đầu - buechips) nếu muốn được công
nhận là hàng chiếu trên. Quá trình mang tính tự nguyện mang lại lợi ích rõ ràng.
-         Dòng phấn đấu-lợi ích là liên tục như dòng sông

-         Tỷ lệ CTCP là lớn trong các doanh nghiệp
-         Quá trình tư nhân hóa được thúc đẩy tương đối nhanh và gặp nhiều khó khăn,
 xáo trộn
Việt Nam
-         Chưa thành tập quán, chưa có văn hóa cổ phần
-         Chỉ quy định về phát hành ra công chúng đối với công ty niêm yết còn những công ty không vào niêm yết thì phát hành theo luật doanh nghiệp.
-         Nguồn niêm yết chủ yếu từ CPH
-         Chưa phân biệt rõ. Niêm yết và phát hành là song trùng

-         Khi theo luật doanh nghiệp thì đòi hỏi về kế toán, CBTT còn rất dễ dãi. Khi niêm
 yết phải có kiểm toán, CBTT, quản trị công ty theo điều lệ mẫu trong khi kế toán không
 có yêu cầu khác. Đây là một bước nhảy vọt từ thói quen bí mật sang công khai, là một yêu cầu rất khó
-                      Sau khi CPH được đặc cách vào thẳng niêm yết không phải qua quá trình chọn lọc.
-                       Tức là quá trình mang tính tự nguyện mang lại lợi ích mơ hồ (cho dù được niêm
-                       yết vẫn không phải là buechips của nền kinh tế)


-         Rời rạc, như tát từ hồ CPH sang hồ niêm yết, riêng rẽ, không liên tục
-         Tỷ lệ CTCP nhỏ, mới
-         Tiến trình CPH khó khăn và chậm chạp. Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh
 tế chuyển đổi thì luôn khó khăn và chậm hơn dự tính


2.      Công ty chứng khoán

Quốc tế
-         Tiêu chuẩn gia nhập ngành rõ ràng, dựa nhiều trên kinh nghiệm thực tế
-         Được thực hiện nhiều dịch vụ theo xu hướng một cửa (one-stopping services).
 Các dịch vụ phát sinh từ thực tế (từ dưới lên)
-         Hoạt động trên nhiều thị trường như OTC (phi tập trung), SMB (vừa và nhỏ), bảng chính (SGDCK)
-         Là thành viên của SGD: không phải CTCK nào cũng là TV mà phải đáp ứng được
tiêu chuẩn của SGD và phải trải qua quá trình cạnh tranh, chọn lọc như đáp ứng tiêu chuẩn CTCK, được hiệp hội các nhà kinh doanh CK công nhận là hội viên để được kinh doanh
trên OTC. Tức là đáp ứng được tiêu chuẩn từ thấp đến cao. Tư cách thành viên là chiếu
 trên trong ngành chứng khoán.
-         Phải đóng góp vốn cho SGDCK và không được bao cấp
-         Tự nguyện thành lập, tính chuyên nghiệp cao
Việt Nam
-         Tiêu chuẩn gia nhập ngành có nhưng được đặt ra một cách cảm tính, chưa được trải nghiệm
-         Không được thực hiện rất nhiều dịch vụ ví dụ như tín dụng. Các dịch vụ được quy
 định từ trên xuống

-         Hoạt động chỉ trên TTGDCK, kinh doanh CP được niêm yết

-                      Không có sự phân biệt giữa tiêu chuẩn CTCK và thành viên của TTGDCK.
-                      Thành viên được đặc cách không qua quá trình cạnh tranh, chọn lọc.
 -         Được bao cấp cho hoạt động trên TTGDCK
-         Tự nguyện và một số là do ý kiến từ chính phủ (4 NHTM quốc doanh), thiếu tính chuyên nghiệp



3.      Nhà đầu tư
(*): Ngoài tư cách là một trong những cột trụ của TTCK thì lòng tin của nhà đầu tư được xây dựng trên:
-         Cơ sở hạ tầng chung như  môi trường kinh tế, chính trị xã hội; hệ thống luật pháp; hệ thống kế toán, kiểm toán; đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam, văn hóa đầu tư
-         Ba cột trụ của trong hoạt động của TTCK là CTCP, CTCK và cơ quan quản lý, điều hành thị trường
Quốc tế
-         Đã có tập quán kinh doanh chứng khoán, kinh doanh theo thông tin trên thị
 trường
-         Có nguồn vốn tích lũy lớn, được ngân hàng hỗ trợ trong vay vốn kinh doanh
-         Số lượng nhà đầu tư đông đảo, đa dạng

-         Nhà đầu tư chuyên nghiệp nhiều
-         Nhà đầu tư nước ngoài ít bị phân biệt
-         Được giáo dục và bảo vệ kỹ càng
-         Có lòng tin vào thị trường*
Việt Nam
-         Chưa có tập quán kinh doanh, chủ yếu dựa vào tin đồn

-         Tích lũy ít, ít được ngân hàng hỗ trợ

-         Nhà đầu tư  ít, tập trung ở thành phố lớn, tính phong trào cao, đây cũng là yếu tố
làm thị trường bất ổn
-         Thiếu nhà đầu tư chuyên nghiệp
-         Nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế nhiều
-         Bảo vệ và giáo dục còn rất yếu
-         Chưa có lòng tin vào thị trường

4.      Cơ quan quản lý, điều hành (uỷ ban chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán)

Quốc tế
1.      UBCK:
-         Là cơ quan độc lập, đủ quyền lực


-         Quản lý toàn bộ ngành chứng khoán

-         Nhân viên thu nhập tốt, chuyên nghiệp
-         Quyền cưỡng chế thực thi cao
-         Các nguyên tắc và mục tiêu rõ ràng
-         Chủ yếu tạo môi trường tốt cho kinh doanh

2.      SGDCK:
-         Mang tính tự quản cao; vừa quản lý thị trường vừa cung cấp dịch vụ
-         Hoạt động theo cơ chế thành viên. Có xu hướng trở thành tổ chức kinh doanh
như TNHH, CTCP



-         Các tiêu chuẩn hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật đạt  chuẩn của UBCK đề ra.
Các hệ thống phục vụ cho hoạt động được tự động hóa và tích hợp
-         Thành viên là các CTCK hàng đầu. Tham gia khi đã khẳng định được mình
-         CTNY là các công ty hàng đầu. Tuân theo tiêu chuẩn CBTT nghiêm ngặt.
Tham gia khi đã khẳng định được mình



-         Hoạt động dưới sự cạnh tranh, chuyên nghiệp ở trình độ cao

Việt Nam
1.      UBCKNN
-         Cơ quan không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tính hành chính bao
cấp cao, không có tính chủ động, không đủ quyền lực
-         Chỉ quản lý phần trên cùng là thị trường tập trung bao gồm các công ty niêm yết
-         Nhân viên thu nhập thấp, không chuyên nghiệp
-         Quyền cưỡng chế thực thi thấp
-         Nguyên tắc và mục tiêu chưa rõ ràng
-         Kiêm cả việc xây dựng thị trường (vừa đá bóng vừa thổi còi)

2.      TTGDCK:
-         Không mang tính tự quản

-                      Cơ chế thành viên mang tính hình thức. Là tổ chức sự nghiệp có thu mang tính bao
-                       cấp cao. Có thể nói trong lòng thị trường đã có 2 đơn vị không theo cơ chế thị trường là UBCKNN và TTGDCK

-         Chưa có tiêu chuẩn rõ ràng mà mới có các quy chế ở mức chung chung.
 Các hệ thống phục vụ đa phần là thủ công, chắp vá và rời rạc
-         Thành viên là các CTCK được đặc cách

-         CTNY là công ty loại vừa của nền kinh tế. Tiêu chuẩn niêm yết là 10 tỷ VND
(khoảng 640.000 EUR) tương đương với tiêu chuẩn công ty vừa và nhỏ trên thế giới
(EUR 500.000-1.000.000). Tuân theo tiêu chuẩn CBTT du nhập từ nước ngoài đang là
 gánh nặng quá sức với đa số CTNY. CTNY cũng được đặc cách
-                      TTGDCK đi vào hoạt động cũng được đặc cách, vừa làm vừa học, thiếu tính
-                      chuyên nghiệp


Từ việc phân tích 4 trụ cột trên chúng ta có thể so sánh tiếp về cấu trúc thị trường

Quốc tế
1.      Cấu trúc thị trường:
-         Tuân theo sự toàn vẹn của thị trường

-         Thị trường rộng lớn, có nền tảng vững chắc

-         OTC được coi là nền móng. Ví dụ thị trường NASDAQ của Mỹ hiện nay về
 bản chất vẫn là OTC được công nghệ tin học hỗ trợ, tức là từ cơ chế thỏa thuận giá
sang thị trường đấu lệnh của các nhà kinh doanh (dealer). Thị trường bảng chính
 (SGDCK) là đỉnh của tảng băng và thị trường cho DN vừa và nhỏ mang tính hỗ trợ,
 bổ sung.
-         Tính minh bạch cao

2.      Định vị thị trường
-         Có sự liên kết chặt chẽ với thị trường tiền tệ, ngân hàng và bảo hiểm
-         Toàn bộ các CTCP

3.      Dòng tự nguyện
-         Việc giao dịch trên OTC do hiệp hội kinh doanh chứng khoán quyết định nên
có thể nói chứng khoán càng nhỏ về quy mô, chất lượng thì CTCK càng có quyền
chủ động trong giao dịch và ngược lại đối với việc niêm yết trên SGDCK thì quyền
chủ động lại thuộc về CTNY.
-                      Cả 4 thành phần đều trưởng thành theo trình tự từ thấp đến cao (từ OTC
-                      đến SGD)
Việt Nam
1.      Cấu trúc thị trường
-         Chưa có sự toàn vẹn, còn cắt khúc, chưa dựng được các audit trail (tiến trình kiểm
toán theo dõi) về nghiệp vụ hoàn chỉnh
-         Thị trường nhỏ hẹp, chỉ đại diện cho các công ty CPH, không có nền móng vững
chắc
-                      Chưa có OTC. Về bản chất TTGDCK Tp.HCM là nơi tập trung DN loại vừa của
-                      nền kinh tế nên tính thanh khoản thấp.



-         Tính minh bạch còn kém, chưa rõ ràng



2.      Định vị thị trường
-         Chưa có sự liên kết và tác động qua lại

-         Chỉ là các công ty niêm yết từ nguồn CPH

3.      Dòng tự nguyện
-         Chưa hình thành dòng tự nguyện. CTNY trên TTGDCK nửa do vận động, nửa do
tự nguyện
 Cả 4 thành phần đều mang tính đặc cách, đi thẳng vào phần cao nhất của thị trường không
-          theo trình tự phát triển

III.             Đánh giá mô hình hoạt động:
Với việc định vị thị trường thị trường như  trên ta có thể thấy quy mô thị trường được thiết kế hết sức nhỏ bé và mang tính thụ động, hạn chế sự phát triển kinh doanh. Sự hạn chế chủ yếu từ:
-         UBCKNN đã định vị thị trường quá hẹp, chỉ bao gồm các công ty CPH mà bỏ qua các CTCP khác. Mặt khác lại còn làm hẹp thêm khi chỉ quản lý các CTNY
-         Ở Việt Nam các doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế là các DNNN, đây là một thực tế và điều này làm TTCK tập trung của Việt Nam (TTGDCK Tp.HCM) mất đi đặc điểm tối quan trọng là nơi niêm yết các công ty hàng đầu. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này cũng là một quá trình khó khăn và tốn rất nhiều thời gian.

Ngoài ra còn tồn tại các khó khăn khác liên quan đến đầu tư chứng khoán:
-         Xã hội chưa có tập quán kinh doanh đầu tư chứng khoán cũng như kiến thức về chứng khoán
-         Thị trường biến động nhiều và tính thanh khỏan thấp
-         Thị trường không công khai minh bạch
-         Tập quán sử dụng hệ thống ngân hàng quá mạnh và các cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn như bất động sản, vàng…mà không phải chịu sự giám sát như khi kinh doanh trên TTCK.

Như vậy ta có thể thấy đặc trưng của mô hình TTCK hiện nay là
-         Là thị trường cho doanh nghiệp loại vừa của nền kinh tế trở lên (giống Peru) với quy mô nhỏ và khó lòng đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện về CTNY mà ta đã du nhập từ ngoài vào như phát hành, CBTT…
-         Điều này cũng dẫn đến tình trạng tính thanh khoản kém (10% CTNY cung cấp 90% tính thanh khoản của thị trường). Sự thiếu hụt cung và cầu trầm trọng cũng dẫn đến hiện tượng được gọi là “tình trạng bị thao túng một cách tự nhiên” tức là thị trường bị lũng đoạn một phần do chính đặc điểm của nó
-         Quá trình niêm yết (tạo hàng hóa cho thị trường), thành viên (gia nhập thị trường) diễn ra hết sức thụ động. Những người thiết kế thị trường không kiểm soát được và không tạo ra được động lực cho tiến trình này
-         Các thành phần đều không quen công khai. Hiện nay trừ CTNY phải CBTT còn các thành phần khác còn rất hạn chế trong vấn đề này. Như vậy CBTT là gánh nặng đối với đa số CTNY nhưng nếu không CBTT nghiêm ngặt thì không xây dựng được lòng tin trên thị trường, đây là một mâu thuẫn do sự nóng lòng muốn đốt cháy giai đọan, bỏ qua quy luật phát triển từ thấp đến cao của TTCK.
-         Như vậy, mô hình này trên lý thuyết nếu vận hành tốt cũng chỉ mở ra được kênh huy động vốn cho DN vừa và nhỏ được CPH chứ không thể là kênh huy động vốn cho nền kinh tế
-         Nhưng ngay cả khi hoạt động tốt thì cũng không thể cạnh tranh về phát hành đối với các CTCP theo luật doanh nghiệp được do khó khăn quá nhiều về thủ tục, điều kiện  và chi phí cũng như cạnh tranh với hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp vốn (chi phí vẫn quá cao so với 2 đối tượng này). Đây cũng là lý do sau 3 năm hoạt động việc huy động vốn trên TTCK gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nên chỉ có một công ty (Hapaco) rất quyết tâm đã thực hiện được một cách trầy trật.

Từ đặc trưng mô hình trên có thể rút ra được bản chất của tình trạng hiện nay như sau:
-         Thị trường bị phân mảnh, các thành phần đều thiếu động lực phát triển thông qua cạnh tranh, chọn lọc
-         Cấu trúc thị trường không có nền móng, mới chỉ quản lý phần nổi (CTNY) của tảng băng nhỏ (CPH) nên quy mô quá nhỏ và biệt lập. Thiếu tính định hướng công chúng hóa đầu tư trên TTCK, thị trường phụ thuộc vào một số lượng rất ít nhà đầu tư thường xuyên tham gia giao dịch (chỉ khoảng vài trăm người).
-         Do được đặc cách vào thẳng thị trường cấp cao không qua giai đoạn phát triển, không trải qua hoạt động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nên  các thành phần đều đuối sức hụt hơi trong quá trình hoạt động và tỏ rõ sự nghiệp dư, yếu kém của mình
-         Chi phí và quyền lợi của các bên tham gia chưa rõ ràng, có chiều hướng tăng và điều quan trọng là thị trường quá nhỏ và cằn cỗi. Điều này dẫn tới một vòng lẩn quẩn là thị trường nhỏ, sinh lợi ít không thu hút được các thành phần tham gia vào thị trường cũng như  mối quan tâm, đầu tư của xã hội và dẫn tới thị trường khó có thể phát triển được.
-         Hoạt động thiếu tính chủ động tự nhiên theo qui luật thị trường mà mang nặng tính cưỡng bức một cách thụ động. Thay vì xây dựng thị trường từ dưới lên và để các thành phần cạnh tranh phát triển thì lại làm từ trên xuống một cách hành chính. Thay vì xây dựng thị trường OTC để giao quyền chủ động cho CTCK – đối tượng chủ lực nhất trong giao dịch chứng khoán thì lại xây dựng thị trường tập trung để giao quyền chủ động vào tay công ty niêm yết – một đối tượng đặc cách chưa thấy được động lực để tham gia trong điều kiện hiện nay.

IV.              Các đối thủ cạnh tranh trong huy động vốn dài hạn

Ngân hàng Cho vay
chính sách
Ngân sách
nhà nước
Luật doanh nghiệp Chứng khoán
Thế mạnh:
-         Giữ thế áp đảo

-         Đã thành tập quán
-         Giữ được bí mật kinh doanh

Điểm yếu:
-         Giới hạn về cho vay dài hạn. Mức hiện nay là 30% đã là quá cao












Thuận lợi:
-         Đối tượng khách hàng đông đảo và truyền thống
-         Tiếp tục giữ vai trò chính yếu trong huy động vốn




Rủi ro:
-         Không thể gia tăng quá nhiều nợ dài hạn vì sẽ gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế
Thế mạnh:
-         Lãi suất rất thấp
-         Không cần có lãi





Điểm yếu:
-         Số khách hàng ít
-         Về lâu dài không thể bao cấp mãi được












Thuận lợi:
-         Được nhà nước khuyến khích


-         Đóng vai trò hỗ trợ cho chính sách xã hội



Rủi ro:
-         Gia tăng nợ khó đòi ví dụ như quỹ tín dụng nhân dân, quĩ hỗ trợ phát triển
Thế mạnh:
-         NSNN là nguồn cung ứng vốn lớn cho DNNN đặc biệt trong  XD hạ tầng
-         DNNN giữ vai trò chủ đạo

Điểm yếu:
-         Tỷ trọng đầu tư trong NSNN không thể tăng quá cao và NSNN cũng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng vốn đầu tư









Thuận lợi:
-         Là công cụ chủ đạo của nhà nước để phát triển, kích thích kinh tế








Rủi ro:
-         Phải rời “bầu sữa mẹ” là xu hướng không thể đảo ngược của các doanh nghiệp
Thế mạnh:
-         Thủ tục , điều kiện cực kỳ dễ dàng
-         Chi phí thấp


Điểm yếu:
-        Chưa tạo được lòng tin
-        Thiếu tính minh bạch
-         Quy mô DN còn nhỏ








Thuận lợi:
-         Ở trong khoảng trống quản lý và luật

-         Số người muốn tham gia góp vốn ngày càng nhiều
Rủi ro:
-         Am ảnh về tình trạng nước hoa Thanh Hương

Thế mạnh:
-         Là một kênh huy động vốn dài hạn
-         Minh bạch, nhà đầu tư được bảo vệ
-         Cửa ngõ cho đầu tư gián tiếp
Điểm yếu:
-         Thu nhập của người dân quá thấp
-         Chưa có tập quán kinh doanh chứng khoán
-         Tính cạnh tranh quá thấp
-         Qui mô quá nhỏ, tính thanh khoản thấp
-      Các điều kiện hạ tầng còn thiếu
 và yếu
Thuận lợi:
-         Là công cụ sắc bén cho CNH, HĐH
-    Nhu cầu vốn ngày càng tăng từ chính phủ, địa phương, doanh nghiệp
-  Tiềm năng lớn

Rủi ro:
-      Đi trước quá sớm, yêu cầu quá cao và không
chứng minh được hiệu quả để tạo được tác động và niềm tin của xã hội

V.                 Một số giải pháp cho vấn đề phát triển thị trường
  Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy những giải pháp được đưa ra sẽ hướng tới mục tiêu:
-         Tạo điều kiện về  cơ sở hạ tầng cho thị trường vốn phát triển
-         Tạo một sân chơi bình đẳng cho các loại kênh huy động vốn, giảm bớt sức mạnh của các kênh mang tính phi thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho kênh huy động qua TTCK
-         Đưa ra mô hình TTCK đủ lớn, đủ hấp dẫn, có cơ chế vận hành rõ ràng minh bạch với chi phí thấp để tự thân nó và các thành phần tham gia có thể phát triển và mang tính công chúng hóa cao
-         Hướng tới hội nhập và đủ khả năng đón nhận luồng vốn quốc tế

Sau đây chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính nền tảng, xương sống để giải quyết vấn đề phát triển TTCK trong giai đoạn hiện nay:
1.      Giải pháp về khung pháp lý chung:
-         Khung pháp lý: xây dựng theo hướng tăng cường khả năng dịch chuyển của các dòng vốn, tài sản, nhân lực cũng như tăng cường tính công khai, minh bạch tạo cơ sở cân bằng động cho cả 3 loại thị trường
-         Tạo nền bình đẳng và tính liên thông cho các thành phần tham gia huy động vốn như ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức cung cấp tín dụng dạng chính sách và chứng khoán nhằm giảm chi phí phát hành trên TTCK

2.      Khung pháp lý cho TTCK
-         UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước  về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung trừ những trái phiếu phát hành thuộc Bộ Tài chính (đại diện cho chính phủ) tức là quản lý toàn bộ CTCP và tổ chức phát hành trái phiếu về mặt chứng khoán và giao dịch chứng khoán
-         Tạo tiêu chuẩn nền về công bố thông tin của CTCP
-         Quy định mức phát hành ra công chúng của các CTCP, TNHH, DNNN tham gia huy động vốn

3.      Giải pháp về thị trường cổ phiếu
-         Xây dựng nền móng cho thị trường, xây dựng một cấu trúc thị trường hướng tới sự toàn vẹn và công chúng hóa.
-         Tạo ra động lực tự nhiên cho các thành phần tham gia thị trường
-         Xây dựng thị trường OTC và trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập như một nền móng cho thị trường. Trong trường hợp này TTGDCK Hà Nội sẽ hoạt động với tư cách điều phối, quản lý thị trường OTC
-         Trường hợp chính phủ đưa các công ty lớn vào niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM sau một thời gian tất yếu sẽ tiến hành phân thành bảng chính và bảng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để đảm bảo dòng chảy cung cấp hàng hóa là liên tục và từ thấp tới cao
-         Để phù hợp với sự phát triển và trình độ thị trường cần trả tính chủ động về cho CTCK để chủ động đưa hàng hóa vào giao dịch trên OTC (CTCK chủ động tối đa trên OTC còn CTCP chủ động tối thiểu). Khi công ty được niêm yết trên bảng chính (SGDCK) thì CTCP giữ vai trò chủ động. Đây chính là mô hình UBCKNN quản lý, CTCK chủ động tiến tới việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho quá trình giao dịch chứng khoán của hơn 2.000 công ty (cả CTCP và CPH) thay vì quản lý 21 CTNY như hiện nay.

4.      Giải pháp cho CTCK:
-         CTCK được kinh doanh trên cả OTC chứ không bó hẹp ở cổ phiếu được niêm yết như hiện nay
-         CTCK được phép cho vay tín dụng và chủ động đưa ra các công cụ giao dịch mới miễn điều đó luật không cấm

5.      Giải pháp cho TTGDCK
-         Chuyển sang loại hình doanh nghiệp
-         Hướng đến và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về hoat động  của một sở giao dịch chứng khoán

Có thể thấy rằng với những giải pháp thị trường nêu trên thì mô hình TTCK đưa cũng mới chỉ là kênh huy động vốn cho các CTCP và CPH. Chỉ khi CTNY trên SGDCK là những công ty hàng đầu của nền kinh tế thì thị trường mới mang tính thanh khoản cao và mới đủ lớn trở thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế.
Để làm được điều đó cần sự đầu tư  tới hạn cả về tài chính, công nghệ, con người cũng như sự tuần tự phấn đấu theo quy luật thị trường, tuân theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế tránh sự nôn nóng “đại nhảy vọt”, đốt cháy giai đoạn. Chỉ có kiên trì tuân  theo những nguyên tắc đó một cách công khai, minh bạch thì TTCK mới lấy được lòng tin của công chúng đầu tư, của xã hội và mới thực hiện được mục tiêu trở thành một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.
Phụ lục: Bảng so sánh mô hình hiện tại và mô hình kiến nghị

Mô hình TTCK VN hiện tại
1.      Lộ trình phát triển:
-         TTGDCK Tp.HCM: hoạt động từ năm 2000
-         TTGDCK Hà Nội cho DN vừa và nhỏ: 2003-2005
-         Xây dựng trung tâm lưu ký độc lập:2003-2005
-         Xây dựng thị trường OTC:2005-2010 (dự kiến 2010) sau khi  TTGDCK
Tp.HCM trở thành SGDCK
-         TTGDCK Hà Nội chuyển thành trung tâm OTC

2.      Các thành phần tham gia thị trường:
-         Chỉ bao gồm các công ty niêm yết từ nguồn CPH
-         Các CTCK là thành viên của TTGDCK Tp.HCM

3.      Đặc trưng mô hình hoạt động:
-         Hoạt động trong điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu và yếu
-         Không phân biệt rõ ràng giữa sơ cấp và thứ cấp
-         Cấu trúc thị trường được phát triển từ trên xuống
-         Quy mô thị trường hết sức nhỏ bé
-         Các thành phần tham gia đều được đặc cách, thiếu kinh nghiệm, không qua
cạnh tranh chọn lọc
-         Quyền chủ động thuộc về doanh nghiệp khi niêm yết; UBCK không điều khiển
-          được quá trình này


4.      Kết quả đạt được:
-         Thị trường nhỏ, tính thanh khoản thấp, dễ bị biến động
-         Tách rời khỏi nền kinh tế, hoạt động rời rạc
-         Không thể trở thành được kênh huy động vốn cho nền kinh tế cũng như cho DN
 CPH
-         Tạo sự bất bình đẳng giữa CTNY và CTCP do CTNY tại Việt nam về bản chất
chỉ là công ty loại vừa phải tuân theo nhiều yêu cầu trên TTCK vốn chỉ dành cho DN
 hàng đầu của nên kinh tế như thông lệ quốc tế
-         Đưa ra các tiêu chuẩn như CBTT, công khai minh bạch thấp so với quốc tế
nhưng lại quá cao so với Việt nam
-         Chưa tạo được lòng tin, gây nên cú sốc đột ngột quá sức các thành phần tham
-         gia thị trường, đặc biệt là CTNY.
Mô hình kiến nghị
1.      Lộ trình phát triển:
-         Xây dựng thị trường OTC với TTGDCK Hà Nội là cơ quan quản lý, điều hành:
2003 – 2004
-         Xây dựng trung tâm lưu ký độc lập: 2003 – 2004
-         Nâng cấp TTGDCK Tp.HCM lên SGDCK và tiến hành tách bảng cho các CTNY
 tại đây thành bảng chính và bảng cho DN vừa và nhỏ: 2010



2.      Các thành phần tham gia thị trường:
-         Bao gồm CTCP và CPH
-         CTCK không nhất thiết là thành viên của TTGDCK

3.      Đặc trưng mô hình hoạt động:
-         Tạo điều kiện cơ sở hạ tầng cho thị trường vốn phát triển
-         Phân biệt rõ giữa sơ cấp và thứ cấp
-         Cấu trúc thị trường được phát triển từ dưới lên
-         Quy mô thị trường đủ lớn để có thể phát triển
-         Các thành phần tham gia phải qua quá trình phấn đấu, cạnh tranh, chọn lọc
-         CTCK chủ động trong giao dịch chứng khoán trên OTC, CTNY chỉ có quyền chủ
 động khi niêm yết tại TTGDCK


4.      Kết quả đạt được:
-         Tạo được nền móng và động lực phát triển tự nhiên cho thị trường
-         Trở thành kênh huy động vốn cho CTCP nói chung
-         Tạo ra được sân chơi bình đẳng, vừa sức cho các thành phần tham gia. Xây dựng
được dòng phấn đấu, liên kết tự nguyện cho các thành phần trên thị trường theo nguyên tắc
 từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn

-         Các tiêu chuẩn được hình thành phù hợp thực tế do được trải nghiệm
-         Lòng tin được xây dựng từng bước song song với việc hình thành văn hóa cổ phần,
 tập quán kinh doanh chứng khoán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét