25.0820
Lịch sử là một cuốn sách dạy nấu ăn. Đám bạo chúa là các chef. Tụi triết gia viết thực đơn. Lũ giáo sĩ là bồi bàn. Đống quân nhân là gác cửa. Tiếng hát mà ta nghe thấy là tập đoàn nhà thơ đang rửa bát trong bếp (Simic)
Người xưa nói có 3 cách học:
- Đẻ ra đã biết: chỉ loại thần đồng, học 1 hiểu 10
- Ráng học mà biết: học nữa học mãi thành GSTS, là loài mọt sách
- Chịu gian nan mà biết: học ở trường đời, học qua thực tế. Gọi là đời dạy
Những người viết văn, làm thơ, sáng tác nói chung chia làm 3 loại:
- Loại tự sướng: 99%
- Loại giành cho quảng đại quần chúng
- Loại cho giới tinh hoa đọc
Sáng tạo là nhu cầu của con người
Các nhà văn thường có 2 trường phái:
- Tưởng tượng ra và viết trong vòng tưởng tượng của nhà văn
- Quan sát và mô tả lại thiên nhiên, đời sống xã hội...
3 cách đọc sách:
- Đọc hiểu nội dung
- Đọc biết điều tác giả ngụ ý: đọc giữa 2 hàng chữ
- Đọc biết điều tác giả không nói đến
Đó là cách đọc truyền thống chớ giờ người đọc thường đọc lướt cho biết nội dung là dạng đọc kỹ, không thì chỉ đọc tóm tắt hoặc sách ngàng trang thì đọc vài chục trang là thường.
Hôn nhân và tình yêu như 1 trận chiến. Kẻ nào lộ ra là mình yêu nhiều hơn trở thành nô lệ cho người kia(Balzac)
Đọc sách dở chính là cả một nghệ thuật, cái nghệ thuật nhiều lúc tôi thấy còn quan trọng hơn so với nghệ thuật đọc sách hay (để đọc một cuốn sách hay, đâu cần phải có nghệ thuật). Một cuốn sách dở chắc chắn cho chúng ta thấy rất nhiều điều hơn so với một cuốn sách hay.
Thỉnh thoảng cần phải đọc sách dở, và đọc cho đến cùng. Nhất là khi nào bỗng có diễm phúc bắt gặp một cuốn sách dở vô vàn. Joyce quá nhảm nhí khi nói cái gì đời quá ngắn không thể đi đọc sách dở. Và lũ không biết đọc bèn ào theo. (Nhị Linh)
Ngốc nghếch không có nghĩa là biết ít, mà đúng hơn đó là làm ra vẻ như biết cái mà mình không biết (Socrates)
.....................
Lê Quí Đôn là nhà bác học của Việt nam mặc dù nhiều người nói ông chỉ ghi chép sự việc chứ không có tư tưởng hay lý luận tầm cỡ.
Đối với tôi, ông bác học theo kiểu Việt nam tức là tổng kết được những câu ở tầm cao khái quát.
Đây là một số tổng kết của ông mà tôi lượm lặt được (của ông thì tôi không dám chắc)
Vai trò của sĩ nông công thương với quốc gia
Phi nông bất ổn
Phi công bất phú
Phi thương bất hoạt
Phi trí bất phát
Về nguy cơ và rủi ro với quốc gia
Một: sĩ phu ngoảnh mặt với thời cuộc
Hai: Tham nhũng tràn lan
Ba: Binh kiêu, tướng thoái hóa
Bốn: Trò không kính thầy
Năm: Trẻ con khinh người già
Ngoài ra còn những câu hay của những người khác như
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về bằng hữu thân thích
Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi
Tú Xương nói về tình thầy trò, đệ tử chỉ thuần về lợi:
Còn rượu còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
Những câu chua chát, trần trụi làm sao.
Đậm đà tình nghĩa như vua Tự Đức khóc vợ
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi
Từ xưa tới nay các bậc chân sư dạy rằng vợ chồng sống với nhau trước là tình sau là nghĩa gắn bó keo sơn. Họ không nói tới duyên, Tự đức thêm chữ duyên. Chỉ thêm chữ đó thôi ông đáng tầm vua, một lời khen hơi thừa.
Còn câu nữa nói về tu thân do Sơn Nam sưu tầm được từ nhân dân
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
Hết thời ra chợ lượm thun… bắn ruồi
Hệt như một nụ cười tủm tỉm.
Ngốc nghếch không có nghĩa là biết ít, mà đúng hơn đó là làm ra vẻ như biết cái mà mình không biết (Socrates)
.....................
Lê Quí Đôn là nhà bác học của Việt nam mặc dù nhiều người nói ông chỉ ghi chép sự việc chứ không có tư tưởng hay lý luận tầm cỡ.
Đối với tôi, ông bác học theo kiểu Việt nam tức là tổng kết được những câu ở tầm cao khái quát.
Đây là một số tổng kết của ông mà tôi lượm lặt được (của ông thì tôi không dám chắc)
Vai trò của sĩ nông công thương với quốc gia
Phi nông bất ổn
Phi công bất phú
Phi thương bất hoạt
Phi trí bất phát
Về nguy cơ và rủi ro với quốc gia
Một: sĩ phu ngoảnh mặt với thời cuộc
Hai: Tham nhũng tràn lan
Ba: Binh kiêu, tướng thoái hóa
Bốn: Trò không kính thầy
Năm: Trẻ con khinh người già
Ngoài ra còn những câu hay của những người khác như
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về bằng hữu thân thích
Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi
Tú Xương nói về tình thầy trò, đệ tử chỉ thuần về lợi:
Còn rượu còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
Những câu chua chát, trần trụi làm sao.
Đậm đà tình nghĩa như vua Tự Đức khóc vợ
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi
Từ xưa tới nay các bậc chân sư dạy rằng vợ chồng sống với nhau trước là tình sau là nghĩa gắn bó keo sơn. Họ không nói tới duyên, Tự đức thêm chữ duyên. Chỉ thêm chữ đó thôi ông đáng tầm vua, một lời khen hơi thừa.
Còn câu nữa nói về tu thân do Sơn Nam sưu tầm được từ nhân dân
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
Hết thời ra chợ lượm thun… bắn ruồi
Hệt như một nụ cười tủm tỉm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét