Cao Huy Thuần bàn về tính không quá hay, trong đó có nhắc tới Trần Hưng đạo với chiến thuật 4.0 lừng danh:
- Vườn không nhà trống (tiêu thổ kháng chiến)
- Không cho địch ngủ (quấy rối tiêu hao)
- Không vây chặt (để địch có đường rút)
- Không để hậu họa (ngầm giết Ô mã nhi)
Giờ quốc phòng VN cũng theo tính không:
- Không tham gia liên minh quân sự;
- Không liên kết với nước này để chống nước kia;
- Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chỉ có cái khó ở biển Đông cũng phải không có dầu khí, không cá, không đảo nhỏ, không đường vận chuyển mới tránh được TQ nhòm ngó.
Cao Huy Thuần
Thưa ông,
Đầu năm, xin phép ông cho tôi xông đất với một câu hỏi mà chắc đã có nhiều bà mẹ đặt ra cho ông vì ông là nhà giáo. Người xông đất là phụ nữ, lại là năm Cọp, nhưng xin ông đừng lo, cọp này năm con, ngũ hổ là đại phúc.
Vâng, tôi dẫn năm con qua Pháp sau 1975, chồng tôi đáng lẽ cũng đi theo, nhưng vướng víu gì đó, biệt tích. Tôi lấy chồng sớm, trót vô tư, đẻ hơi nhiều. Ở Việt Nam , năm con là chuyện bình thường, thiếu gì gái năm con vẫn mòn con mắt. Nhưng qua Pháp, một thân một mình nuôi năm con là chuyện không dễ. Huống hồ ngũ hổ của tôi đều là mãnh hổ, chúa sơn lâm trong rừng học của nước Pháp. Nhân, cháu đầu, tốt nghiệp trường Cầu. Nghĩa, cháu thứ hai, tốt nghiệp Bách Khoa. Lễ, cháu thứ ba, tốt nghiệp trường Mỏ. Trí, cháu thứ tư, đỗ đầu trường Sư. Tất nhiên là Sư Phạm, không phải sư sãi, trường danh gía vọng tộc nhất nước Pháp.
Còn lại cháu Tín, và vì vậy mà có thư này. Đến phiên nó phải thi vào trường lớn, Tín lắc đầu. Lắc đầu, nó nói: thấy các anh ganh đua mà nó mệt. Học cũng ganh đua, đi làm cũng ganh đua. Lắc đầu lần nữa, nó thêm: mà có thấy các anh sướng đâu! Lúc nào cũng lo. Chức vụ càng cao, càng lo. Càng chen vai thích cánh trong hãng. Càng càu nhàu với vợ. Càu nhàu với ai, đã mệt; càu nhàu với vợ, chỉ còn cách chui xuống địa ngục. Rồi nó triết lý cùn: cạnh tranh biến con người thành ra thù địch với tất cả, với người khác, với chung quanh, với thiên nhiên, với cả chính mình.
Vừa rồi, xem truyền hình, thấy cảnh người chết la liệt không đất chôn sau vụ động đất ở Haïti, Tín tuyên bố với các anh: mai mốt, nếu không thấy nó về nhà nữa thì đừng chờ cơm, có thể nó qua ăn chung một mẩu bánh mì với các người thiện nguyện ở bên đó. Tín là con cưng của tôi, thông minh nhất nhà. Hàng xóm nói với tôi: bà đã bốn lần trúng số độc đắc, hãy nhường độc đắc thứ năm cho thiên hạ. Nhưng, thưa ông, với Tín, tôi đang nắm chắc độc đắc trong tay. Làm sao tôi buông?
Vậy đó, thưa ông, nếu Tín là con ông, ông nói gì với nó? Nếu không ganh đua, làm sao sống trên đời này? Làm sao một nước mạnh lên được về kinh tế nếu không có cái động lực văn hóa thúc đẩy cạnh tranh? Phải chăng các triết thuyết và tôn giáo ở phương Tây thích hợp hơn với thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi chỉ có cạnh tranh mới tiến bộ, phát triển? Học từ đâu tinh thần cạnh tranh đó nếu không phải từ bé trên ghế nhà trường? Sách vở ngày xưa của ta có lợi ích gì nữa cho con trẻ ngày nay?
Kính chào ông và chúc ông năm mới.
*
Thưa bà,
Bà có để ý nhìn cọp bắt mồi không? Nó đến gần, thật gần con mồi, vì nó biết chưa chắc nó chạy nhanh bằng con nai. Nó đến thật gần, rón rén, cúi chân, nép mình, ẩn mình, dấu mình, bẹp mình trong cỏ. Rồi nó mới phóng. Cọp mà còn bẹp mình trước con nai tơ, huống hồ lau sậy con người cỡ bà hay tôi!
Nhưng trước khi nói chuyện bẹp mình với khách xông nhà, tôi phải vinh danh và xác quyết với từ mẫu của ngũ hổ: ở đâu mà không có cạnh tranh! Chạy lên trời cũng không thoát. Nói gì qua trốn ở Haïti!
Hiền lành như Bà Huyện Thanh Quan khi bước tới Đèo Ngang, vậy mà bà cũng thấy. Thấy gì? "Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Chúng nó cạnh tranh nhau đấy chứ!
Thậm chí, có cả ông khoa học gia nhìn hoa lá tranh nhau như vậy mà phát minh ra cả một chuyện động trời: cạnh tranh sinh tồn là luật chơi của vạn vật!
Vậy thì, nếu Tín là con tôi như bà cho phép, tôi sẽ nói với cháu: hãy cạnh tranh! Tôi chỉ nói thêm: nhưng hãy cạnh tranh như hoa lá cạnh tranh nhau mặt trời để cùng đẹp; hãy cạnh tranh như bông hoa kia tỏa hết hương thơm mà không biết mình là hoa sen thơm nhất.
Vậy thì, nếu Tín là con tôi như bà cho phép, tôi sẽ nói với cháu: hãy cạnh tranh! Tôi chỉ nói thêm: nhưng hãy cạnh tranh như hoa lá cạnh tranh nhau mặt trời để cùng đẹp; hãy cạnh tranh như bông hoa kia tỏa hết hương thơm mà không biết mình là hoa sen thơm nhất.
Cạnh tranh không phải là chém nhau. Đó là cạnh tranh của hàng dao búa, không phải của Tín.
Mà chắc đó cũng không phải là cạnh tranh mà bà nghĩ tới. Nếu bà nghĩ như vậy, đâu có đem nhân nghĩa ra đặt tên cho con?
Mà chắc đó cũng không phải là cạnh tranh mà bà nghĩ tới. Nếu bà nghĩ như vậy, đâu có đem nhân nghĩa ra đặt tên cho con?
Từ trong thâm tâm, chắc bà đã biết người có trí cạnh tranh như thế nào. Cạnh tranh với lòng nhân, tức là thương người.
Cạnh tranh với lễ nghĩa, tức là trọng người. Cạnh tranh với chữ tín, tức là tin người và làm người tin mình.
Trong cạnh tranh, người có trí vẫn trọng người và trọng mình, biết có người và có mình cùng sống, cùng vươn lên.
Với người có trí, cạnh tranh không phải là làm mình nổi bật lên bằng cách nhận chìm tất cả trong bóng tối.
Làm sao để không nổi bật? Để bẹp mình xuống như con cọp bắt mồi?
Làm sao để không nổi bật? Để bẹp mình xuống như con cọp bắt mồi?
Khác với cạnh tranh của kẻ phàm phu, cạnh tranh của người tầm cỡ là phi cạnh tranh. Là không nghĩ đến cạnh tranh. Không nghĩ đến hơn thua.
Đã là hoa sen thì cứ bình yên thơm như hoa sen. Không cạnh tranh: đó là nghệ thuật sống của kẻ hơn người.
Của ai biết vận dụng mối tương quan giữa hai mâu thuẫn. Không cạnh tranh mới là vô địch. Đó là nghệ thuật và bí quyết hành động của người lãnh đạo.
Bà đã nương nhờ nhân nghĩa, tôi xin mượn dẫn Đạo Đức Kinh, năm mới trầm hương khấn Thái Thượng Lão Quân một quẻ:
"Ta có ba vật báu ôm giữ trong người. Một là từ ái, hai là cần kiệm, ba là khiêm tốn, không dám đứng trước thiên hạ.
"Ta có ba vật báu ôm giữ trong người. Một là từ ái, hai là cần kiệm, ba là khiêm tốn, không dám đứng trước thiên hạ.
Vì từ ái nên dũng cảm, vì cần kiệm nên quảng đại, vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới làm chủ thiên hạ.
Nếu không từ ái mà mong được dũng cảm, không cần kiệm mà mong được quảng đại, không chịu đứng sau người mà tranh đứng trước người, thì chỉ có chết thôi."
Đừng hiểu khiêm tốn như một chiến thuật để thắng. Khiêm tốn như vậy là giả vờ, mặt trái của phách lối. Ở đây không có thắng bại, hơn thua. Khiêm tốn là giá trị cao nhất phải học, phải thấm nhuần trong ý nghĩ, trong hành động. Khi khiêm cung đã trở thành bản tính, không cạnh tranh vẫn đứng đầu.
"Cái gì cong sẽ toàn vẹn. Cái gì uốn sẽ thẳng ra. Cái gì trũng sẽ đầy. Cái gì mòn sẽ mới. Bậc thánh không phô trương nên rạng rỡ, không tự cho là phải nên chói lọi, không tự kể công nên có công, không tự phụ nên trường cửu. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh nổi"
Với ai khác, lời nói ấy lạ tai, nhưng với cháu Tín, thưa bà, đó là linh dược, vì cháu sẽ không còn thấy cạnh tranh dưới bộ mặt tàn bạo.
Đừng hiểu khiêm tốn như một chiến thuật để thắng. Khiêm tốn như vậy là giả vờ, mặt trái của phách lối. Ở đây không có thắng bại, hơn thua. Khiêm tốn là giá trị cao nhất phải học, phải thấm nhuần trong ý nghĩ, trong hành động. Khi khiêm cung đã trở thành bản tính, không cạnh tranh vẫn đứng đầu.
"Cái gì cong sẽ toàn vẹn. Cái gì uốn sẽ thẳng ra. Cái gì trũng sẽ đầy. Cái gì mòn sẽ mới. Bậc thánh không phô trương nên rạng rỡ, không tự cho là phải nên chói lọi, không tự kể công nên có công, không tự phụ nên trường cửu. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh nổi"
Với ai khác, lời nói ấy lạ tai, nhưng với cháu Tín, thưa bà, đó là linh dược, vì cháu sẽ không còn thấy cạnh tranh dưới bộ mặt tàn bạo.
Bất kỳ ở đâu, làm gì, cháu cũng đều phải hành động, nghĩa là phải sống với người khác, mà đã hành động thì phải thành công, đã sống với người khác thì phải có thái độ với họ.
Thế nào thì thành công? Vẫn thế: không tranh. Không tranh thì tàn bạo ở đâu?
"Tướng giỏi không dùng vũ lực. Kẻ thiện chiến không giận dữ. Người khéo thắng không giao tranh với địch. Khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Thế gọi là cái đức không tranh".
Không gì kỳ diệu bằng chữ "không" trong thái độ không tranh. Nắm được chữ "'không" ấy là nắm tất cả. Bởi vì từ "không" ấy mới sinh ra "có". Vạn vật có được là từ cái chỗ trống không.
"Ba mươi gọng xe cùng quy vào một trục, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong trục mà xe mới chạy được. Nhồi đất sét để làm bình, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong bình mà bình mới đựng được nước. Đục cửa lớn cửa sổ để làm nhà, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong nhà mới ở được. Vậy ta tưởng cái trục, cái bình, cái nhà có lợi cho ta mà kỳ thực cái không mới làm ra cái có".
Cái trống rỗng là toàn năng vì nó ôm hết vạn vật, vạn vật cử động được là nhờ khoảng trống. Giá như không có khoảng trống rỗng ấy thì, thưa bà, làm sao bà nhấc được bước chân để đến xông đất nhà tôi?
Cho nên người nào có khả năng biến mình thành ra một không gian trống, người đó làm chủ được mọi tình thế vì không ai đụng tới được.
Làm chủ được mọi tình thế, người đó đâu cần ganh đua? Mà không cần ganh đua thì ngưòi đó sống hòa hợp được với mọi người khác như cái tổng thể sống hòa hợp với mỗi bộ phận.
Hãy xem vở kịch đang diễn ra trên sân khấu. Người diễn viên chính diễn hay đã đành, nhưng đâu phải diễn một mình ?
Phải để ý đến toàn thể vở kịch nữa chứ, phải diễn thế nào để ăn khớp với các vai khác thì vở kịch mới hay.
Mà muốn tất cả cùng hay thì đừng lấy mình ra lấp đầy sân khấu, phải làm trống rỗng mình và trống rỗng sân khấu để các vai khác có chỗ mà chơi.
Cái trống rỗng ấy, triết lý Phật giáo gọi là "không".
Cái trống rỗng ấy, triết lý Phật giáo gọi là "không".
Từ trong không sinh ra mọi diệu dụng. Trong kinh điển của Phật giáo có ông cư sĩ Duy Ma Cật trào phúng đáo để.
Ông ấy đau. Bồ tát Văn Thù đến thăm. Nghe tin một vị bồ tát đại trí tuệ đến thăm một ông cư sĩ cũng đại trí tuệ, ai cũng muốn đến chứng kiến hai ông đấu trí.
Cho nên tám ngàn bồ tát, năm trăm thanh văn, một trăm ngàn thiên nhân đi theo Văn Thù. Làm sao tiếp khách đông như vậy?
Ông Duy Ma dùng thần lực làm cho phòng mình trống không, chỉ còn độc một cái giường để nằm. Văn Thù hỏi: phòng này tại sao trống không?
Duy Ma trả lời: thế giới của Phật cũng không như vậy.
Hỏi: vì gì mà không?
Đáp: vì không mà không.
Hỏi: không, vì sao mà không?
Đáp: vì không phân biệt.
Hỏi: không, mà có thể phân biệt được sao?
Đáp: chính sự phân biệt cũng không.
Trong khi hai bên đối đáp như vậy, khách khứa ngồi đâu? Thì trong cái trống không của căn phòng ấy! Đã trống không thì chứa bao nhiêu chẳng được?
Xin bà đừng trách tôi nói chuyện viển vông. Cả một nền văn hóa thiền ở Nhật đã đưa cái trống không ấy vào cụ thể của đời sống.
Xin bà đừng trách tôi nói chuyện viển vông. Cả một nền văn hóa thiền ở Nhật đã đưa cái trống không ấy vào cụ thể của đời sống.
Căn phòng của trà thất chẳng hạn rộng bao nhiêu? Bốn chiếc chiếu rưỡi, tức là ba mươi lăm thước vuông, y chang mặt bằng căn phòng của ông Duy Ma.
Và, cũng y chang như vậy, trống trơn. Thiền viện cũng vậy: trống trơn, trừ một tượng Phật, tượng Bồ Đề Đạt Ma, và hai đại đệ tử của Phật, A Nan và Ca Diếp.
Bà đọc thơ thiền chắc đã thấy cái rỗng không trong đó: chính cái chỗ không nói, không lời, mới đầy ắp ý tình, xúc cảm. Tranh thiền cũng vậy: đâu phải bà ngắm con chim, đỉnh núi, bà mênh mang trong khoảng không của tưởng tượng thênh thang.
Trở về lại với nghệ thuật hành động, trống không ấy, thưa bà, cũng là cốt tủy. Cháu Tín có học võ không nhỉ?
Trở về lại với nghệ thuật hành động, trống không ấy, thưa bà, cũng là cốt tủy. Cháu Tín có học võ không nhỉ?
Nếu cháu có học nhu đạo thì biết. Nhu đạo là lấy yếu thắng mạnh, là dụ địch thủ đánh vào cái thế không đánh của mình, nghĩa là vào chỗ trống, để làm y hụt hơi.
Trần Hưng Đạo thắng Nguyên Mông là nhờ chơi trội cái binh pháp ấy. Các ông thiền sư ở Nhật mang cả cái trống rỗng đó vào trò đấu kiếm. Trống rỗng ấy nằm ở đâu?
Trong đầu tay kiếm sĩ. Khi cái đầu đã trống không - đã vô ngã - thì chú ý tha hồ thong dong di chuyển bốn phương tám hướng, từ tả qua hữu, từ trên xuống dưới, không phải chỉ chú mục duy nhất vào thanh kiếm trong tay.
Trụ chú ý vào một chỗ, anh ta sẽ mất cơ hội đầu tiên để làm hành động tiếp theo, nhường cơ hội ấy cho đấu thủ.
Anh ta sẽ suy nghĩ, sẽ ngần ngại, và trong cái khoảnh khắc chớp mắt đó, kiếm kia đã đánh gục anh.
Với cái đầu trống không, chẳng trụ vào đâu cả, anh chỉ đi theo cử động của thanh kiếm kia, nó di chuyển, anh di chuyển theo, cứ thế mà dính sát nhau, không tách nhau ra một sợi tơ, sợi tóc của suy nghĩ.
Hơn nhau ở đây không phải ở chỗ ai nhanh ai chậm. Không phải nhanh chậm mà là trống trơn. Chỉ cần một sợi tóc của ý nghĩ nhanh chậm, hơn thua, xen vào chốn trống trơn ấy, là anh toi mạng.
Đấu kiếm như vậy trở thành một nghệ thuật, hai người đấu kiếm là hai nghệ sĩ. Hơn thế nữa, đấu kiếm như vậy trở thành một tôn giáo, một đạo, một kiếm đạo, và hai người đấu kiếm là hai đạo sư.
Đấu kiếm như vậy trở thành một nghệ thuật, hai người đấu kiếm là hai nghệ sĩ. Hơn thế nữa, đấu kiếm như vậy trở thành một tôn giáo, một đạo, một kiếm đạo, và hai người đấu kiếm là hai đạo sư.
Đâu phải cạnh tranh! Không có cạnh tranh nhưng vẫn có thắng có bại. Ai thắng? Người có cái đầu không cạnh tranh!
Không cạnh tranh là sức mạnh vô địch. Không ai hơn ai thua, chỉ có cái đầu không cạnh tranh vượt cái đầu cạnh tranh.
Tôi biết, không phải ai cũng nghe được những chuyện này. Nhưng đây là chuyện của cọp, của chúa sơn lâm, chuyện bà kể cho cháu Tín.
Tôi biết, không phải ai cũng nghe được những chuyện này. Nhưng đây là chuyện của cọp, của chúa sơn lâm, chuyện bà kể cho cháu Tín.
Cái đầu của Tín sẽ hiểu luật chơi của mâu thuẫn. Sẽ hiểu tại sao nơi xứ sở của những samourai nghênh ngang lại có trà thất đơn sơ, trống trải, thấp hèn.
Trà thất ấy vừa chẳng có gì quý giá, vừa cực kỳ vương giả, quý tộc. Đồ vật càng thấp, phong cách càng cao.
Phải thấp như thế mới cao như thế. Trà thất phải nhỏ để samourai bỏ kiếm ở ngoài. Cái mái phải thấp để cái đầu phải cúi xuống. Tại sao phải cúi đầu?
"Nhón chân lên thì không đứng vững được. Xoạc cẳng ra thì không đi lâu được. Ai phô trương thì không sáng tỏ. Ai tự cho mình là phải thì không chói lọi. Ai tự kể công thì không có công. Ai tự phụ thì không trường cửu. Đó cũng giống như những đồ ăn thừa, những cục bướu".
Thưa bà, nói tới nói lui gì rồi chúng ta cũng trở về lại với con người khiêm tốn, giá trị hàng đầu của mọi thái độ, mọi hành động.
"Nhón chân lên thì không đứng vững được. Xoạc cẳng ra thì không đi lâu được. Ai phô trương thì không sáng tỏ. Ai tự cho mình là phải thì không chói lọi. Ai tự kể công thì không có công. Ai tự phụ thì không trường cửu. Đó cũng giống như những đồ ăn thừa, những cục bướu".
Thưa bà, nói tới nói lui gì rồi chúng ta cũng trở về lại với con người khiêm tốn, giá trị hàng đầu của mọi thái độ, mọi hành động.
Và mọi thành công. Giá trị hàng đầu của người lãnh đạo xuất chúng. Họ không cần chói sáng nên họ hơn người. Họ không hạ người để độc hữu, nên không ai cạnh tranh với họ.
Giữa những người sáng, họ sáng. Và không ai cạnh tranh với họ nên họ sáng nhất như tự nhiên. Tự nhiên như trăng càng sáng khi mây càng trong. Như lúa non càng xanh khi có đàn cò càng trắng. Họ là một với tất cả. Như con chim oanh trong thơ thiền của Trần Nhân Tông là một với cò trắng, với ruộng xanh:
Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết
Trên cây oanh đậu một cành hoa
Oanh ấy là một, tuyết ấy là ngàn. Quần chúng là ngàn, lãnh đạo là một. Nhưng một ấy biến mất trong ngàn để hòa hợp như bức tranh.
Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết
Trên cây oanh đậu một cành hoa
Oanh ấy là một, tuyết ấy là ngàn. Quần chúng là ngàn, lãnh đạo là một. Nhưng một ấy biến mất trong ngàn để hòa hợp như bức tranh.
Người lãnh đạo giỏi nhất là người cũng một như thế với nhân dân. Vẫn có đấy mà vẫn rỗng không. Quyền hành hiệu quả nhất là quyền hành mà không ai cảm thấy bạo lực.
Có đấy mà trống đấy. Khiêm tốn là làm rỗng mình để có mọi người. Để có tất cả, kể cả đứng đầu, mà không tranh. Đầu năm, nói chuyện bâng quơ, xin bà miễn chấp.
Kính chào bà và chúc bà năm mới.
Cao Huy Thuần
Kính chào bà và chúc bà năm mới.
Cao Huy Thuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét