Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Chó cứ sủa, người cứ tiến


Coi chừng chó dữ là một thông báo nên luôn ghi nhớ. Cần nhớ bởi hàm chó vó ngựa đã nức tiếng từ xưa.
Trong chuyện Kim Dung kể về dân ăn mày, đi đâu cũng kè kè cây gậy đánh chó. Lên tới trưởng cái bang cũng được truyền thụ gậy đánh chó (đả cẩu bổng) và cách đánh chó (đả cẩu bổng pháp).
Còn sao ăn mày nhiều thế, các cụ đã tổng kết:
Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày
Các cụ nói vậy vì đời là bể khổ, chỉ một sốt ít mới thoát được cái khổ cơm áo mà thôi.
Tiếc rằng trong đám thoát khổ đó lại có nhiều kẻ biến thái thành chó gộc.
Để chống chọi với đám chó này tôi giới thiệu một số thế trong đả cẩu bổng pháp.

Chiêu thứ nhứt : Beware of dog
Coi chừng chó dữ. Hãy kỹ càng trong biên bản, văn bản. Không chỉ phải cẩn trọng trong nội dung mà cả trong thể thức.
Biên bản tốt nhứt phải được cùng ký, bạn phải ký trên mỗi trang và được đóng dấu giáp lai. Nếu sơ sảy rất dễ bị chèn thêm nội dung, chỉnh sửa cắt xén trong ruột gây bất lợi cho mình.

Có thơ làm chứng:
Sếp phó đánh cái tít
Thư ký thay rối rít
Thay đi rồi in lại
Lỗ đít vẫn chưa khít.

Vậy nhé, các bạn. Coi chứng chó dữ. Còn phải cẩn thận cả tủ, máy tính của mình nữa nhé.

Chiêu thứ hai: Đánh chó phải ngó chủ nhà
Chó cắn càn, đương nhiên phải nện.
Tuy nhiên nện chó xong thì chủ nhà lại gây sự thì nguy.
Chủ này chính là chó gộc. Nên cần cẩn trọng vì chó binh chó. Khi chủ nhà binh chó cắn bậy thì chủ nhà là chó gộc.
Hãy ghi nhớ kỹ về quan hệ chó – chó đó.
Đánh chó sẽ bị rầy “sao đập chó tao”.
Lỗi nhỏ, sẽ bị xé ra to. Chủ chó thua lý sẽ nhiếc móc về tình…

Chiêu thứ ba: Nước sông không đụng nước giếng

Em như cục cứt trôi sông
Anh như con chó chạy rông trên bờ.

Chó nào chẳng thèm cứt. Thèm mà không làm gì được bởi cái thế không thể phạm. Nên chỉ chạy theo sủa oăng oẳng

Chiêu thứ tư: Thiếu đuôi điêu, gắn đuôi chó vào

Xưa, quan được đội nón gắn lông đuôi chim điêu. Rất đẹp.
Sau thời loạn lạc, nhiều quan quá, đào đâu ra lông chim điêu. Bèn nghĩ ra kế, thay bằng đuôi chó.
Vậy nên, thấy mấy người đội nón đuôi chó thì phải biết ai là ai. Tránh cho xa, kẻo tai bay vạ gió.

Chiêu thứ năm: Chó cứ sủa, người cứ tiến

Chó ta rất hay sủa. Chúng sủa ban ngày, ban đêm. Chúng sủa người lạ, sủa trăng, sủa con chó khác.

Một con sủa, các con khác sủa theo, con thì đanh đảnh, con thì the thé, con thì ông ổng, con thì khè khè.

Nói tóm lại chó sủa để dọa người, dọa đối thủ khác, để tranh ăn, tranh chó cái,...sủa để chứng minh lãnh địa của mình và sủa để hưởng ứng, a dua...

Khi sủa chó có thể nghênh ngang hoặc trong sợ hãi. Có con còn thanh minh là đi với chó thì phải sủa như chó. Thực ra đúng là đáng sợ thiệt, trong bầy mà không sủa hay sủa không nhiệt tình là bị chó thủ lĩnh táp ngay.

Nhưng các cụ rút ra được một kết luận, chó sủa mà sợ nó là chó lấn tới. Vậy nên chó cứ sủa mà người cứ tiến.

Có bạn hỏi tôi nó cắn trộm thì mần chi. Chó biết mình sợ nó càng làm tới, vậy cứ vững bước tiến tới. Mình không sợ nó sẽ sợ mình. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa người và chó.

Chiêu thứ sáu: Mắc sẵn mồi thơm giật cá ngao

Chủ thường cho chó ta ăn tồi, ăn đói nên chó rất tham ăn ”ăn như cẩu”, ”ăn như chó táp” là những câu thành ngữ quen thuộc.

Chủ còn sợ chó động cỡn bèn thiến béng đi, thiến xong còn chơi ác đặt mảnh sành nhỏ vô trong. Mảnh sành làm chó ngứa ngáy khó chịu, những con chó này thường rất dễ nổi điên nổi khùng, rất dữ.

Tuy dữ nhưng vì bị thiến, mất tính đực nên chúng thấy cái chảy dãi tong tong, thở hồng hộc only. Không còn hành động được nên chúng mất tư thế thủ lĩnh, tuy dữ nhưng phải phụ thuộc vào chủ.

Chủ biểu sao, chó nghe zậy.

Xưa trộm muốn vô nhà thường đánh bả chó. Bả chó là miếng mồi thơm, thường là thịt tẩm độc.

Con nít ghét chó thường nướng trái mướp hoặc trái khế lên, ném cho chó ăn. Chó táp vô, ôi thôi rụng hết răng, lập tức về hưu tức vô nồi thịt chó.

Chiêu thứ bảy: Tinh người vs. Tinh chó

Chó sợ người là sợ đôi mắt. Chó nhìn mắt để đoán biết người kia đang đái ra quần, run lẩy bẩy hay đang có củ đậu bay và cây gậy.

Đường cùng chó rượt hãy quay hẳn lại, ngồi thụp xuống nhìn thẳng vào mắt chó, tay quơ gạch kế bên. Tinh chó đâu bằng tinh người, Phật pháp kêu bằng tuệ nhãn mừ; hắn bèn lảng ra sủa chứ không dám nhào vô cắn.

Chiêu thứ tám: gậy đánh chó

Ngàn đời rồi, chó sợ gậy. Đứa bé cầm cây gậy, chó chỉ nhìn thấy gậy mà không thấy đứa bé.

Cho nên, đến bang chủ Cái bang cũng còn phải giắt gậy hộ thân, huống chi đám tiểu lâu la.

Vậy nên, nhớ cho kỹ, chó chỉ sợ gậy. Và phải có gậy mới trị, dọa được chó.

(than ôi, đây là bản sách cũ, chó đời nay ăn thịt nhiễm chất hóa học rồi nên cũng lờn như vi khuẩn lờn thuốc kháng sinh vậy).

Chiêu thứ chín: mãnh hổ nan địch quần cẩu
Khi chó thành bầy thì hổ cũng chẳng là gì.
Xưa có câu: Cọp xuống bình nguyên bị chó lờn là chỉ tình trạng trên.
Bạn nào hay xem tiết mục thế giới động vật trên TV hẳn thấy khi đàn linh cẩu tới thì sư tử cũng phải chuồn.
Vậy là bầy chó tuy không cao nhưng bạn cũng phải ngước nhìn.

Chiêu thứ mười: Chó nhảy bàn độc
Nhờ thượng đội hạ đạp, một mực trung thành với chủ mà có dog’s day. Ngày chó nhảy bàn độc đè đầu cưỡi cổ đàn chó và hơn cả chó.
Thôi thì của ngon vật lạ, nịnh bợ xun xoe, chó cái thoải mái...
Chó tha hồ ngạo mạn. Nhưng lúc ngạo mạn ghếch chưn đái tè đánh dấu lãnh địa thì nó bị bất động, bị lòi chim chó.

Chiêu thứ mười một: Chó cùng rứt giậu
Nhắc lại khi chó đang ghếch chưn đái tè thì bị đả cẩu bổng vụt tới.
Bãi đái đang ngon bị tắt nửa chừng, thận ứ nước tức óc ách. Chó chồm lên cắn trả, rất điên dại.
Giờ đây chó đã hết khôn, không cắn chủ nhà nữa mà cứ táp rồi ra sao thì ra.

Chiêu thứ mười hai: Chó chết hết chuyện
Chó sau khi tả xung hữu đột lại ghếch chân đái tè, nghênh ngang đánh dấu lãnh địa, các con chó cái thần phục hộ bíp bíp hưởng ứng, mấy chó đực liếm láp chực rửa chim chó đầu đàn.
Bỗng nghe cái vút, tròng thòng lọng từ đâu quăng ra thít cổ. Chó giãy dụa, bị lôi xềnh xệch theo xe, bụi mù.
Vậy là hết đời con chó.


Chiêu thứ 13: Chó xà mâu
Xưa các bộ lạc da đỏ rất hay đánh nhau. Khi hành quân họ có 2 đội chó, 1 đội chó tấn công làm nhiệm vụ trinh sát, cảnh giới, chiến đấu còn đội 2 làm hậu cần, ăn những vật người thải ra và để làm thịt (giống ông bà ta vừa nuôi chó giữ nhà vừa để thịt nhỉ). 
Còn phương đông thì có câu thỏ hết thì chó săn bị nấu để chỉ khi người hết tác dụng thì vắt chanh bỏ vỏ. Ngon lành mà còn vậy huống chi bị xà mâu (ghẻ lác), nước này thì chỉ thịt, thui rơm vàng.
Nên mọi người cứ hay rủa nhau là đồ chó, đồ chó dẻ...là chỉ chó xà mâu này đây, thân bại danh liệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét