Dê hay là 35, biểu tượng sex Á đông. Tương truyền rằng sở dĩ chết số ba lăm do tỷ lệ vàng 01 dê đực đáp ứng 35 dê cái. Dê do đó còn được gọi là sư phụ, thậm chí có ông còn kiêng thịt dê.
Biểu tượng này trông xồm xoảm, xấu.
Ngược lại dân Tây, như playboy lấy biểu tượng sex là con thỏ. Dịu dàng, dễ thương.
Mời xem
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Hoi-nha-de/50708033/415/
"Hội nhà dê"
Một số chức sắc huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã thành lập Hội nhà dê với tiêu chí "nhằm thống nhất hành động trong giới đàn ông con trai để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn"... Rất tự hào với cái Hội "độc đáo" này, các vị lãnh đạo huyện mang ra khoe với bất cứ người khách nào đến huyện làm việc.
Bìa cuốn điều lệ Hội nhà dê.
Hạ tuần tháng 3/2004, phóng viên báo Thanh Niên về Đầm Dơi và trong bữa cơm trưa tại nhà ăn UBND huyện, họ được một vị lãnh đạo của huyện trao tặng quyển Điều lệ Hội nhà dê (ĐLHND) dạng bỏ túi được in ấn cẩn thận.
Vị này tự hào khoe rằng, bản thân ông đã dày công nghiên cứu, biên soạn chỉnh sửa nhiều lần để cho ra đời quyển điều lệ lưu hành nội bộ có một không hai này.
ĐLHND gồm nhiều chương mục. Trang đầu tiên, dưới tiêu đề "Hội nhà dê Việt Nam - Chi hội Đầm Dơi" là thứ tự các mục như: Lời nói đầu, Khái niệm, Ý nghĩa và mục đích, Lịch sử hình thành "Hội nhà dê".
Tiếp đến là nội dung của 5 chương (chương I: Nguyên tắc chung; chương II: Những điều cấm; chương III: Tổ chức và Tên gọi; chương IV: Kinh phí của hội; chương V: Tổ chức thực hiện) gồm 13 điều của Hội nhà dê.
Phần cuối của ĐLHND là tên của những người có liên quan: Dương Hùng Dũng (soạn thảo), Nguyễn Ái (đánh máy và sửa văn bản), Võ Hùng (chịu trách nhiệm xuất bản và trình bày).
3 nhân vật này là những chức sắc của huyện, không hiểu các vị cho lưu hành quyển ĐLHND để làm gì, bởi nội dung của nó quả thực khó chấp nhận. Thanh Niên đã trích dẫn nguyên văn nội dung một số đoạn trong quyển ĐLHND, mà các vị chức sắc này đã "dày công" nghiên cứu:
- Việc thành lập tổ chức Hội nhà dê là một yêu cầu bức xúc, nhằm để thống nhất ý chí và hành động của các thành viên (Lời nói đầu).
- Hội nhà dê ra đời là nhằm thống nhất hành động trong giới đàn ông con trai để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn (Ý nghĩa và mục đích).
Một trang điều lệ Hội.
- Xã hội loài người càng phát triển thì dê còn là một hoạt động có tính văn hóa, tính tổ chức rất cao, và do vậy Hội nhà dê ra đời, có mục đích, có điều lệ hẳn hoi, nó phù hợp với yêu cầu bức xúc của xã hội (đặc biệt là các thành viên của hội) và ngày sẽ càng lớn mạnh. Hội nhà dê là một tổ chức xã hội mang tính nghề nghiệp và mang tính đặc thù riêng (Lịch sử hình thành Hội nhà dê).
- Tất cả thành viên của Hội nhà dê được quyền quản lý: giá, lém, luốc, vện, phèn, sút cán, lỡ thời... Giá là từ khi chồng chết đến khi mãn tang, lém là từ khi mãn tang đến 2 năm, luốc là từ 2 đến 4 năm, vện là từ 4 năm đến 7 năm, phèn là từ 7 năm trở lên, sút cán là có chồng mà bị chồng thôi hoặc thôi chồng nhưng phải có quyết định của tòa án cho ly hôn, lỡ thời là từ tuổi 25 trở lên mà chưa chồng (Điều 3).
- Tất cả thành viên của Hội nhà dê được quyền dê các trường hợp sau: Dê đại lộ đi ra đường gặp 7 đối tượng nêu ở điều 3 dê liền; Dê bành trướng là bước ra khỏi cửa gặp 7 đối tượng trên dê liền (Điều 5).
- Hội nhà dê được hình thành 4 cấp: Trung ương hội, Tỉnh hội, Huyện hội, Tổ hội... (Điều 7). Tất cả thành viên của hội bất kỳ lúc nào và ở đâu nếu gặp dê phải chắp tay xá 2 xá và kính cẩn chào: Xin chào sư phụ! (Điều 8).
- Hội nhà dê có nhiệm kỳ chung ở mỗi cấp hội là 5 năm đại hội 1 lần, nếu trong nhiệm kỳ có gì bất thường hoặc xuất hiện sự cố đặc biệt thì tổ chức đại hội bất thường... (Điều 9).
- Con dấu của hội được làm từ thân so đũa, khắc hình bầu dục, xung quanh có hàng chữ Hội nhà dê ngay ở giữa có đầu con dê. Dấu của hội chỉ sử dụng khi đóng vào các văn bản hoạt động của hội... Huy hiệu của hội cũng hình bầu dục ở giữa có đầu con dê, vòng ngoài hình tam giác đeo đúng góc nhọn và chỉ đeo khi làm nhiệm vụ của hội (Điều 11).
- Nguồn kinh phí của hội do đóng góp tự nguyện của các hội viên và được các hội viên rút từ túi vợ nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật... Tài khoản của hội 00035. Kinh phí của hội được chi cho các hoạt động của hội, cứu trợ các thành viên và đối tượng của hội khi gặp hoàn cảnh đặc biệt, chi cho thi đua khen thưởng của hội (Điều 12). Điều lệ này được phổ biến rộng rãi, ai tán thành điều lệ hội, muốn tham gia vào tổ chức hội phải làm đơn để được tổ chức hội xem xét, thử thách trước khi đưa ra quyết định kết nạp. Lễ kết nạp phải tiến hành đơn giản nhưng nhất thiết phải nghiêm túc (Điều 13)...
Đọc những điều khoản trên, chắc chắn chị em phụ nữ sẽ bị sốc khi có thể bị liệt vào một trong các hạng như ở Điều 3 (giá, lém, luốc, vện, phèn...). Ai cũng biết, 5 sắc màu lông này thường dùng để ám chỉ cho loài động vật 4 chân mà cụ thể là loài chó (chó vá hoặc giá, chó lém, chó luốc, chó vện, chó phèn...). Chị em phụ nữ nghĩ sao khi có chồng, cha, anh, em, con, cháu mình tham gia Hội nhà dê?
Việt Báo (Theo-Ngoisao)
Còn đây: Thỏ
http://like2chat.blogspot.com/2010/04/chuyen-con-tho.html
Chuyện con thỏ
Biểu tượng của sự ngây thơ trong trắng?
Mình có một cô bạn, ai gặp lần đầu cũng ấn tượng bởi vẻ “thỏ yêu”, và được rất nhiều anh theo đuổi. Ví dụ, có anh người quen đến mời kẹo cho cả hội, ai cũng ăn phần của mình.
Riêng cô ấy, kẹo vừa vào mồm, đã í ơi “ôi, em nhai kẹo nhanh quá, chưa kịp biết mùi vị nó ra sao, tiếc quá. Anh cho em thêm một cái nhé”. Hay cả hội đi ăn về, qua hàng khoai sắn, cô ấy chọn mua mấy lát khoai, rồi quay sang mình nói “chị cầm cho em với, em mặc váy mà cầm túi khoai nó cứ thế nào ấy”.
Mấy cô bé cùng cơ quan thì kể, hồi mới quen cô ấy ở chỗ làm, thấy cô ấy cong ngón tay trỏ lên, chỉ con kiến thánh thót nói “Ôi con kiến, em sợ quá”, thì bảo ô bạn này có khiếu hài hước như Minh Vượng, vui tính, hay.
Rồi 1 tuần làm việc trôi qua, thấy ngày nào cô ấy cũng Minh Vượng, mới à ra, không phải Minh Vượng mà là “thỏ yêu”. Những vụ án “thỏ yêu” này dài dài vô cùng, viết chuyện này lại thèm viết chuyện tiếp, nên thôi mình dừng ở đây.
Hôm rồi đọc ở blog của Ben về HN có bài về một bạn mặc cái áo ghi cái dòng chữ rất giật ngân, nhưng vẫn hồn nhiên như cô tiên mới nhớ ra cái chuyện con thỏ của cô bạn.
Hôm ấy cả hội đi PQ, ai cũng xúng xính trang phục ra biển. Cô bạn chọn mặc một cái áo phông in hình con thỏ, mình tự nghĩ, rất khéo chọn. Lại thêm một cái nơ thướt tha to đùng trước bụng, trông càng ra dáng con nhà cành vàng lá ngọc. Vậy mà khi cô bạn người Mỹ vừa thấy cái áo, liền gọi giật cô ấy “ô, mày thực sự bốc lửa, Playboy”. Cả hội ớ người, rồi mình nói “con thỏ là biểu tượng của sự ngây thơ chứ - tao nghĩ là cô ấy thích ngây thơ” – “Ồ, con thỏ đó là biểu tượng của Playboy ở nước tao, vì thỏ sinh hoạt tình dục vô cùng thoải mái – Ngây thơ à? Cũng đúng, cô ấy hẳn là rất ngây thơ khi mua cái áo ấy”. Hô hô, cả hội được phen rũ rượi, còn cô ấy được phen bẽn lẽn, ngỡ ngàng.
Hay biểu tượng của Playboy?
cổ xúy tình dục thoáng đãng?
Mò vào wikipedia, đọc về con thỏ mới thấy đúng là cùng con thỏ, mỗi dân tộc lại gắn nó với một khái niệm vô cùng khác nhau.
Thỏ thường được coi là biểu tượng của sự mắn đẻ hoặc sự tái sinh, và lâu nay vẫn được gắn với mùa xuân và lễ Phục sinh (thỏ phục sinh). Vì là một loài bị săn thịt nên loài này còn có một ý nghĩa biểu trưng nữa là ngây thơ, cũng như mắn đẻ. Thỏ trong chuyện dân gian thường được khắc họa là một nhân vật xảo trá, vì thường dùng sự ranh mãnh của mình để đấu trí với kẻ thù.
• Trong thần thoại Aztec, thỏ là tượng trưng cho sự mắn đẻ, tiệc tùng và nát rượu.
• Ở trung Phi, thỏ thường được biết đến như một nhân vật mưu mẹo, biết cách thương lượng dành phần lợi về mình.
• Trong văn hóa Trung Quốc, thỏ gắn với mặt trăng. Con thỏ là một trong 12 con giáp năm âm lịch. Điểm thú vị là người Việt Nam thay năm con thỏ này bằng năm con mèo vì thời đầu thỏ không sinh sống ở Việt Nam.
• Trong dân gian Mỹ, chân thỏ thường được đem theo mình để làm bùa hộ mệnh, và thường được xâu vào dây đeo chìa khóa, để hy vọng may mắn sẽ đến.
• Trong truyền thống của Nhật bản, thỏ sống trên mặt trăng làm món mochi, một loại bánh nếp của Nhật. Họ cho là phần tối trên mặt trăng là hình con thỏ đứng kiễng chân bên trái để giã gạo trong cối usu.
• Trong dân gian Do thái, thỏ thường được gắn với khái niệm hèn nhát, giống từ con gà trong tiếng Anh.
• Thần thoại Triều tiên cũng gần giống với Nhật bản, cho rằng thỏ sống trên mặt trăng và làm bánh gạo Tteok.
• Trong thần thoại người Ojibwe ở châu Mỹ, Thỏ vĩ đại là một vị thần quan trọng tạo ra thế giới.
• Trong thần thoại Việt Nam, thỏ thường thể hiện sự ngây thơ vô tội và sức trẻ. Thỏ thường bị chúa trời săn giết để tỏ quyền lực.
• Ở đảo Portland, Dorset, ở Anh, thỏ được xem là đem lại điều xui xẻo và nhắc đến từ thỏ có thể làm người già không hài lòng. Từ thỏ thường được nói lái sang thành “con tai dài".
Hôm rồi đọc ở blog của Ben về HN có bài về một bạn mặc cái áo ghi cái dòng chữ rất giật ngân, nhưng vẫn hồn nhiên như cô tiên mới nhớ ra cái chuyện con thỏ của cô bạn.
Hôm ấy cả hội đi PQ, ai cũng xúng xính trang phục ra biển. Cô bạn chọn mặc một cái áo phông in hình con thỏ, mình tự nghĩ, rất khéo chọn. Lại thêm một cái nơ thướt tha to đùng trước bụng, trông càng ra dáng con nhà cành vàng lá ngọc. Vậy mà khi cô bạn người Mỹ vừa thấy cái áo, liền gọi giật cô ấy “ô, mày thực sự bốc lửa, Playboy”. Cả hội ớ người, rồi mình nói “con thỏ là biểu tượng của sự ngây thơ chứ - tao nghĩ là cô ấy thích ngây thơ” – “Ồ, con thỏ đó là biểu tượng của Playboy ở nước tao, vì thỏ sinh hoạt tình dục vô cùng thoải mái – Ngây thơ à? Cũng đúng, cô ấy hẳn là rất ngây thơ khi mua cái áo ấy”. Hô hô, cả hội được phen rũ rượi, còn cô ấy được phen bẽn lẽn, ngỡ ngàng.
Hay biểu tượng của Playboy?
cổ xúy tình dục thoáng đãng?
Mò vào wikipedia, đọc về con thỏ mới thấy đúng là cùng con thỏ, mỗi dân tộc lại gắn nó với một khái niệm vô cùng khác nhau.
Thỏ thường được coi là biểu tượng của sự mắn đẻ hoặc sự tái sinh, và lâu nay vẫn được gắn với mùa xuân và lễ Phục sinh (thỏ phục sinh). Vì là một loài bị săn thịt nên loài này còn có một ý nghĩa biểu trưng nữa là ngây thơ, cũng như mắn đẻ. Thỏ trong chuyện dân gian thường được khắc họa là một nhân vật xảo trá, vì thường dùng sự ranh mãnh của mình để đấu trí với kẻ thù.
• Trong thần thoại Aztec, thỏ là tượng trưng cho sự mắn đẻ, tiệc tùng và nát rượu.
• Ở trung Phi, thỏ thường được biết đến như một nhân vật mưu mẹo, biết cách thương lượng dành phần lợi về mình.
• Trong văn hóa Trung Quốc, thỏ gắn với mặt trăng. Con thỏ là một trong 12 con giáp năm âm lịch. Điểm thú vị là người Việt Nam thay năm con thỏ này bằng năm con mèo vì thời đầu thỏ không sinh sống ở Việt Nam.
• Trong dân gian Mỹ, chân thỏ thường được đem theo mình để làm bùa hộ mệnh, và thường được xâu vào dây đeo chìa khóa, để hy vọng may mắn sẽ đến.
• Trong truyền thống của Nhật bản, thỏ sống trên mặt trăng làm món mochi, một loại bánh nếp của Nhật. Họ cho là phần tối trên mặt trăng là hình con thỏ đứng kiễng chân bên trái để giã gạo trong cối usu.
• Trong dân gian Do thái, thỏ thường được gắn với khái niệm hèn nhát, giống từ con gà trong tiếng Anh.
• Thần thoại Triều tiên cũng gần giống với Nhật bản, cho rằng thỏ sống trên mặt trăng và làm bánh gạo Tteok.
• Trong thần thoại người Ojibwe ở châu Mỹ, Thỏ vĩ đại là một vị thần quan trọng tạo ra thế giới.
• Trong thần thoại Việt Nam, thỏ thường thể hiện sự ngây thơ vô tội và sức trẻ. Thỏ thường bị chúa trời săn giết để tỏ quyền lực.
• Ở đảo Portland, Dorset, ở Anh, thỏ được xem là đem lại điều xui xẻo và nhắc đến từ thỏ có thể làm người già không hài lòng. Từ thỏ thường được nói lái sang thành “con tai dài".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét