Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012
CHUYỆN VUA LÊ CHÚA TRỊNH
Ở nước ta, chuyện vua Lê, chúa Trịnh đã trở thành thành ngữ để miêu tả việc người trên chỉ có hư danh, không có thực quyền.
Họ Trịnh tạo được 09 đời chúa thực quyền, trải dài 237 năm (từ 1545 đến 1782).
“Xét về thực chất, trong các vương triều lớn từng hiện hữu trong lịch sử Việt Nam , có lẽ không có một vương triều nào nắm được thực quyền lâu đến như vậy”. (Trần Ngọc Vương – lưỡng đầu chế thời Lê Trịnh và những hậu quả lịch sử của nó).
Cũng theo Trần Ngọc Vương thì việc triều Lê tồn tại song trùng, chỉ có hư danh là các nguyên nhân chính sau đây:
- Lý do đối ngoại: triều đình Trung quốc chỉ chấp nhận nhà Lê, không công nhận nhà Trịnh
- Lý do đối nội: đàng trong do nhà Nguyễn nắm giữ. Nếu Trịnh lên ngôi vua thì Nguyễn cũng lên ngôi vua và đất nước sẽ bị chia cắt thành 02 quốc gia độc lập
- Nắm giữ sự ổn định qua câu nói nổi tiếng của Trạng Trình: thờ Phật thì ăn oản
- Sợ mất tính chính danh: nếu làm vua thì sợ bị so sánh với nhà Mạc
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như khi Trịnh Tùng, Trịnh Sâm tính làm vua thì vì lí do này khác không thực hiện được mặc dù vua đã bị họ giết chết…
Xảy ra tình trạng lưỡng đầu chế chủ yếu do khủng hoảng lãnh đạo nhưng việc kéo dài đến 237 năm buộc ta đánh giá dưới góc độ khác theo lý thuyết agent problem (tạm rút gọn là quyền hành nằm trong tay người điều hành thuê).
Tiến trình vua chúa mất thực quyền và quyền điều hành đất nước chuyển vào tay chế độ đại nghị đã xảy ra ở châu Âu (Anh, Pháp…) như ta thấy tồn tại đến tận ngày nay (trừ Pháp).
Nếu nhìn sang Việt Nam thì việc này đi trước đến khoảng 200 năm. Điểm khác biệt chỉ là ở châu Âu tiến trình xảy ra cùng với cách mạng công nghiệp lần thứ nhât. Còn ở ta thì đơn giản là thờ phật ăn oản.
Tuy nhiên nếu nhìn dưới góc độ quản trị thì các cụ nhà ta quả đã đi trước Tây hàng trăm năm.
Đó là nói chuyện xưa, bây giờ nói chuyện nay là chuyện nhỏ hơn, chuyên quản trị công ty.
Ở những năm 50 thì hội đồng quản trị là vua, còn CEO chỉ là thiên lôi chỉ đâu đánh đó (tất nhiên là chuyên Tây).
Sang những năm 80 thì tình hình đảo ngược CEO nắm thực quyền còn HĐQT trở nên thảm hại, chờ chực mẩu bánh vụn từ CEO (cũng là tổng kết của Tây, tất nhiên)
Việc CEO là chúa có cái lý của nó, đó là:
- Do thế giới biến đổi quá nhanh, lẽ đương nhiên HĐQT không nắm bắt kịp tình hình, chỉ người điều hành trực tiếp sâu sát mới xử lý được
- Do công ty trở nên đại chúng, to lớn nên khó có người nào nắm được tỷ trọng đủ lớn, kết quả là HĐQT chủ yếu mang tính đại diện hoặc được gọi mỹ từ hay ho là ùy viên độc lập, thực chất cũng là người làm thuê.
Cùng là làm thuê, một bên chỉ có bản điều lệ, còn bên kia binh hùng tướng mạnh thì ai Trịnh ai Lê hẳn các bạn biết rõ.
Như vậy, bài học quản trị các cụ dạy ta hang trăm năm rồi mà ta chưa rõ, để đến Tây sang dạy thì lại coi là tâm đắc. Không tin các bạn lien hệ với chính bản thân công ty mình xem. Tôi tin rằng đọc lịch sử vua Lê chúa Trịnh còn nhiều điều hay.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét