Có bạn hỏi tôi sao em thấy nhiều người học hành giỏi giang mà ra đời không ăn thua.
Tôi nghĩ rằng chỉ một số ít người (1%) là di nhân, còn lại 99% là bình thường, đi làm thuê.
Thông thường thì nhóm 99% sẽ được vận hành theo chu trình như sau:
- Nhỏ học giỏi lớn lên vô trường lớn. Ra trường làm công ty lớn or cơ quan chính phủ quan trọng. Cùng với thời gian, nhóm này sẽ thành đạt (tiền bạc, địa vị, cống hiến xã hội...) hơn nhóm học không giỏi.
Tuy vậy, đó là điều diễn ra ở nước ngoài, nơi có tầng lớp trung lưu là số đông và họ nôm na là gà Tây.
Còn ở ta, giới học giỏi gặp các bất lợi sau:
- Giới trung lưu là thiểu số
- Chưa có khái niệm giỏi liên tục, trường lớn, vả lại các môn học cũng nhiều khi là kỹ năng giết rồng, xa rời ít thực tế...
- Ta là gà ta, means: làm thì chân trong chân ngoài, đa nghề bách nghệ
- Thành công dựa nhiêu vô quan hệ xã hội mà mấy người học giỏi dồn sức cho việc học nên lại yếu kém mấy môn kia
- Và cuối cùng, hê hê, chỗ làm chưa cần đến người giỏi. Và xếp phải giỏi thì mới xài được người giỏi.
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012
1. Khôn và khỏe
Các cụ thường răn dạy
Khôn không đến trẻ, khỏe không đến già
Câu này chỉ một sự thật hiển nhiên cho phần đông mọi người.
Thế còn phần không đông. Có mấy trường hợp xảy ra:
- Khôn sớm, khỏe lâu: đại thành công, nêu đại danh or xú danh
- Già quá sớm, khôn quá trễ: bất hạnh ơi là bất hạnh.
http://www.ebookmienphi.com/ebook-tam-ly-24/khi-gia-qua-som-khon-qua-muon-77.html
Nhưng họ bào chữa:
Già thì già tóc già tai
Già răng già mắt cái kia không già.
Cãi cố thôi, mần chi có chuyện đó, cái này đồng bộ với cái kia chớ.
Các bạn để ý họ khăng khăng nhận già về thể chất, chứ tinh thần và trí óc còn ngon.
Còn mấy trường hợp nữa như khôn sớm, chết sớm như Khổng Minh chẳng hạn or khôn trễ khỏe lâu như Chí Phèo...
2. Số nguyên tố cô đơn
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nhung-so-nguyen-to-suot-doi-co-don
Số nguyên tố là số chỉ chia hết cho chính nó.
Câu chuyện nói về vài nhân vật chính, người thì tự kỷ, kẻ tàn tật, kẻ đồng tính, thiểu năng...
Dưới mắt những người này thì người bình thường thật hời hợt, tham lam, ích kỷ và chuyên quyền
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Giỏi vs. dốt
Người tài giỏi là ai
- Theo các nước XHCN và định hướng thì là: hồng và chuyên
- Còn theo các nước TBCN là xám và chuyên
- Người xưa: Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Sau thế chiến 1 nước Đức thua tan tác. Để xây dựng lại quân đội Đức họ đã làm bước đầu tiên là lựa chọn sỹ quan.
Chia ra làm mấy loại:
- Giỏi và chăm chỉ: vốn quý, cho làm sỹ quan tham mưu. Loại này hiếm và quý
- Chăm và dốt: loại ngũ ngay vì chỉ phá hoại. Cái này người Việt có câu tương đương: nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại. Loại này cũng ít thôi, may quá
- Dốt và lười: sử dụng vì ít phá. Loại này đông nhất
- Giỏi và làm biếng: cho làm sỹ quan cao cấp vì đơn giản giỏi mới làm biếng được. Loại này cực hiếm.
Sau đợt phân loại này quân đội Đức đã phát triển vượt bậc và hoàn thiện chiến thuật chiến tranh chớt nhoáng khét tiếng bá đạo trong thế chiến 2
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Blitzkrieg)
Còn Enstein nói rất lo trái đất người dốt thắng thế vì họ đông quá.
Như vậy thời nay có mấy loại người:
- Ăn được, làm được
- Ăn mà không làm gì
- Ăn rồi phá
- Làm mà không ăn
Các bạn đối chiếu xem loại nào xài được loại nào cần loại ngũ.
Như vậy:
- Nếu dùng người tài thì xã hội tiến trước 10y
- Nếu người thường thỉ xã hội cũng thường thường
- Nếu người zỏm thỉ xã hội chậm tiến 10y hoặc rủi ro đi sai đường
Mà hiện nay a 4S tổng kết rằng, lãnh đạo không cần giỏi, chỉ cần quan hệ, kết nối tốt.
Hehe, xã hội đi về đâu các bạn biết rồi.
Hay.
Trả lờiXóaMột lý giải hợp lý. Điều này giải thích tại sao một số người học giỏi ở Ta chẳng làm được gì nhưng khi sang Tây thì lại thành đạt.
Tks Bác.