Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Hãy đi xa hơn nữa


Công thức lòng tự trọng = thành tích/tham vọng
Tham vọng càng cao mà thành tích lẹt đẹt thì mặt càng dày nên mới triển
Bài ép nghỉ
1. Lựa chọn mục tiêu
2. Bao vây, cô lập, chèn ép, đe dọa, trừ lương, kỷ luật...
3. Ôi, sao lại nghỉ. Chúng tôi đang rất cần bạn
Thể nào mà khi sếp gặp hạn, mặt các nhân viên cứ tươi roi rói, hả hả hê hê.

Vậy mà đòi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đức là cái nền còn không có thì sao xây nổi.

Săn gấu xám
Công ty nào cũng có những người đã làm lâu, rất lâu và biết mọi ngóc ngách lịch sử gọi là gấu xám.  Khi sếp trẻ tới do không biết hoặc muốn thay đổi văn hóa công ty thì cuộc săn bắt đầu.
Rồi 1 ngày tóc bỗng hoa râm nhưng bạn vẫn còn đang đi làm.
Ở công ty thì sếp trẻ hơn bạn, làm cái chi cũng ngó ngó xem bạn có cười đểu không.
Rồi 1 ngày sếp nói bạn làm việc chậm, không hiệu quả bằng người trẻ và công ty giờ trả lương theo công việc chớ không theo thâm niên nên lương bạn thế là cao quá. Nên bạn đáng loại b, loại c thì cho bạn loại d  để anh em khỏi so bì. Vậy là công lao đóng góp chung tay cho công ty hai chục năm có lẻ thành công cốc mà ác đạn cái 3 đ thì nghỉ việc ha. Sếp đúng liên hoàn kế quá kinh.
Mới nhớ ra sếp cẩn thận đã điều bạn sang 1 việc khác hoàn toàn lạ lẫm và đòi hỏi nhanh tay nhanh mắt, kỹ năng excel...thay vì dùng khả năng tổng hợp của bạn. Ngoái lại mới thấy công việc cũ của mình người nhà sếp mới ra trường đã thay thế. 
Còn đồng nghiệp thì khi thấy bạn bị sếp soi, họ như vầy:
AQ nói: nó đập mình khác chi con uýnh bố (AQ chính truyện – Lỗ Tấn)
“…Cừu rất sợ sói. Bầy cừu chạy tán loạn khi có sói. Một con sói độc cắn gáy cừu, cừu không kêu cứu, im lặng giãy dụa cho đến chết. Đàn cừu tán loạn một hồi. Sau thấy sói chỉ một con liền dừng lại. Một, rồi dần dần các con khác quây thành vòng tròn xem sói giết cừu, dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Vài con còn có ý chê sói ăn chậm quá…” (trích đoạn trong Tô tem sói – Khương Nhung)
Cũng phải thôi, người cũ thì cũng như bạn, lo thân còn chưa xong. Còn đồng nghiệp trẻ thì vô vô ra ra liên tục nên màu cờ sắc áo ai quan tâm. Tất cả chỉ xoay quanh sếp.

Vậy đó, khi nằm ở diện khó xin việc nhất thì lại rơi vào cảnh dễ bị lựa chọn cho thôi việc nhất. Chả trách xưa họ lập ra công đoàn hoạt động độc lập với doanh nghiệp.

Khương Nhung tiên sinh chỉ ra tính cách hèn mạt của cừu. Ông ví dân Hán như đàn cừu khi so với dân du mục – đàn sói. Cừu luôn thua sói.
Triết lý Á Đông: 

Khi cấp dưới không bằng lòng cấp trên. Không tranh biện, không phản kháng, chỉ im lặng bỏ đi.
Từ triết lý này mới có 2 qui tắc nổi tiếng
Điều 1: Sếp luôn đúng
Điều 2: Nếu nghi ngờ, xem lại điều 1.
Chỉ im lặng bỏ đi. Thế đi rồi vẫn còn không xong, vẫn bị truy kích thì sao?
Vậy hãy đi xa hơn nữa như Nguyễn Khải nói, nếu chỉ đi quanh quẩn trong vòng ảnh hưởng của sếp thì cũng vẫn bị cảnh con uýnh bố mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét