Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Ân đền oán trả (9)

02.06.21
Vì sao câu chuyện covid 19 thoát ra từ phòng thí nghiệm nóng trở lại. Xưa ta rất phục tây, cái gì họ cũng giải quyết được. Tới khi đại dịch covid bùng ra ta mới phát hiện tây cũng thường thôi kiểu gần chùa gọi bụt bằng anh. 
 Đầu tiên thấy họ coi thường, rồi họ luống cuống, sợ hãi...thì ta thấy thất vọng về họ. Bệnh dịch hoành hành họ mãi trong khi ta thực hiện giãn cách rất kỷ luật, số người nhiễm ít thì không khỏi ngạo nghễ. Tây khi đó tất nhiên nghiến răng phát triển vacxin, các thứ khác lờ lớ lơ như không biết ta cười. 
Thực ra nghe nói xấu dù quen cũng tức đầy bụng. Và rồi khi họ có vacxin, tình hình ổn trở lại thì tất nhiên là ân đền oán trả. Rất cay nhưng phải từ từ, giờ là lúc TQ bắt đầu mệt đây.
.....
Hàn tín hàn vi lông bông tới khi thành danh trả ơn rất đầy đủ, hậu hĩnh và báo oán cũng từ việc nhỏ như cọng tóc. Ngũ tử tư quật cả mồ người chết lên để đánh roi báo thù. Việt vương câu tiễn thành công giết ngay ông mưu sỹ Văn chủng vì bày mưu nếm phân. Nhà Tây sơn, nhà Nguyễn cũng trả thù bằng cách phá mồ phá xác...do đâu mà quân tử trả thù 10 năm không muộn hay ân đền oán trả trải từ đời này qua đời khác...

#9. Tâm lý đền đáp (Reciprocation tendency)
@Ngài Munger: “Trong mỗi người chúng ta, xu hướng đền đáp lại ân hay oán đã từ lâu được lưu ý. Chúng ta cũng thường thấy tâm lý này trong các loài vật, đặc biệt nhất là loài chó, hoặc khỉ. Xu hướng này giúp thúc đẩy sự hợp tác, tương hỗ lẫn nhau trong cùng chủng loài.

Nhìn lại lịch sử chiến tranh thế giới, chúng ta thấy cả hai mặt của tâm lý này diễn ra thường xuyên như thế nào: hai quốc gia này có thể trao trả tù binh cho nhau một cách văn minh, trong khi hai quốc gia khác sẵn sàng tiêu diệt mọi thứ liên quan đến nhau.
Một trong những liệu pháp nhằm tránh việc trả đũa cực đoan: là tự kiểm soát để hoãn việc hành động lại. 

Như lời của Tom Murphy – một người bạn vô cùng thông thái của tôi – khuyên rằng: 
“Bạn luôn luôn có thể bảo gã ấy cút xéo đi vào ngày mai. Nếu đó thực sự là một ý hay!"

Ngược lại, đối với trường hợp báo ân, trong giới kinh doanh, khi một tay bán ô tô khôn ngoan mời bạn ngồi xuống ghế đệm sofa cao cấp và thưởng thức một ly cà phê ngon miễn phí, bạn có thể dễ dàng bị rơi vào một tình huống mà bạn có thể bị thiệt hại hơn hàng trăm lần so với phép lịch sự nhỏ nhoi ấy.
Điều này thậm chí còn ảnh hưởng nặng nề hơn ở trong trường hợp của các bộ phận mua hàng (purchasing), nơi mà thiệt hại tăng lên thuộc về công ty chứ không phải người mua hàng đó.

Vì lẽ này, Sam Walton – chủ chuỗi siêu thị Walmart nổi tiếng – đã khôn ngoan nghĩ ra giải pháp: 
"Không cho phép nhân viên mua hàng nhận bất cứ quà cáp gì từ người cung cấp, cho dù đó là một miếng hotdog. Xét đến thứ tâm lý đền đáp đã ăn sâu trong não chúng ta, biện pháp này của Walton có thể nói là vô cùng chính xác..."

@S.A.F.E: Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi thấy thứ tâm lý đền đáp ân nghĩa này vô cùng phổ biến, đặc biệt giữa mối quan hệ của CTCK, báo chí và các doanh nghiệp sắp niêm yết/sắp phát hành!
Chỉ cần bỏ ra vài trăm triệu đồng nhỏ nhoi để tổ chức một buổi hội thảo hình thức đẹp đẽ, hoặc vài tỷ để tặng quà các giám đốc, chuyên viên phân tích CTCK, báo chí - một tay giám đốc ma mãnh sẽ dễ dàng có được những nhận định “nhuốm màu lạc quan”, từ đó làm các nhà đầu tư cá nhân bị choáng ngợp trước thông tin tốt – quên đi việc phải phân tích sâu hơn về tài chính, về lợi thế cạnh tranh, về lãnh đạo của công ty đó … 
Chớp được tâm lý vậy rồi, họ bán tháo ra hàng chục triệu cổ phiếu với mức định giá “ảo”, thu lợi hàng trăm tỷ đồng so với số tiền nhỏ nhoi bỏ ra.

Trent Hamm:
Xu hướng đối ứng
Phần lớn, mọi người có xu hướng đáp lại hành vi của những người xung quanh. Nếu mọi người tốt với bạn, bạn có xu hướng trở lại tốt đẹp; nếu mọi người không tốt với bạn, bạn thường có xu hướng không tử tế. Nếu ai đó giúp bạn, bạn có xu hướng làm điều gì đó để đáp lại.
Đó là một cách hành xử vững chắc trong xã hội lịch sự, nhưng đó cũng là một hành vi dễ dàng bị khai thác bởi kỹ thuật chân trong cửa ra vào.
Nói cách khác, một người nào đó sẽ bắt đầu bằng cách yêu cầu một ân huệ lớn từ bạn, và sau đó sẽ xuất hiện để cung cấp cho bạn một lợi ích bằng cách cắt giảm ưu đãi ban đầu được yêu cầu của họ.
Bởi vì chúng tôi có xu hướng đáp lại sự ủng hộ, chúng tôi thường muốn mở rộng sự ủng hộ và nói có với yêu cầu nhỏ hơn.
Các nhà tiếp thị thông minh tận dụng lợi thế này; đó là lý do tại sao khi bạn nói chuyện với các tổ chức từ thiện, họ thường sẽ cung cấp cho bạn một số lượng cao trước tiên, nhưng con số họ thực sự hy vọng sẽ có được nhỏ hơn nhiều.
Họ sẽ dành cho bạn một ưu đãi của người Viking về việc cắt giảm yêu cầu nếu bạn thực hiện một ưu đãi dành cho người khác bằng cách nói đồng ý.
Một cách hay để vượt qua sự thiên vị đó là quyết định mức giá bạn sẵn sàng trả trước khi tương tác và chỉ cần nói là không có ai nếu ai đó cố gắng tương tác trước khi bạn có thể đưa ra quyết định đó.
Tôi không có ý định nói rằng không có ai nói với tôi về một món quà từ thiện, bởi vì tôi muốn tự mình quyết định về cách tôi muốn tặng và ở đâu.
Chỉ cần có một chính sách nói rằng không có ai yêu cầu bạn kiếm được nhiều tiền hoặc một ân huệ lớn mà không có mối quan hệ nào. Bạn luôn có thể suy nghĩ lại mọi thứ và quyết định đưa ra vào ngày mai hoặc mua vào ngày mai, sau tất cả.

Tuấn Anh
Răng trả răng, mắt trả mắt hay ăn khế trả vàng là những ví dụ về ân đền oán trả. Có người muốn trả ơn ngay, cũng có người để sau nhưng về xu hướng khi đã chịu ơn thì họ phải làm 1 cái gì đó để làm cho tâm lý họ được thảnh thơi, cân bằng trở lại vì sự mang ơn/oán thù đôi khi nặng nề hơn bạn nghĩ. Các cụ mới khuyên làm ơn há dễ mong người trả ơn hay mình ra ơn cho người này lại chịu ơn người kia chứ đừng giúp việc bằng móng tay hoặc tưởng tượng mình giúp là chính rồi đi đâu cũng bô bô kể công, mang sẵn trong người tâm lý đòi trả ơn rồi lại oán trách, hằn thù khi không được như ý. Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán mang nghĩa ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét