Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Lạc quan tếu (13)


#13. Tâm lý lạc quan quá mức (Overoptimism tendency)
@Ngài Munger: “Vào khoảng ba thế kỷ trước Công nguyên, Demosthenes, nhà hùng biện và chính khách lừng danh của lịch sử Hy Lạp, đã nói lên câu châm ngôn nêu bật lên đúng nhất tâm lý của con người: “Một người mà mong ước điều gì, thì anh ta cũng sẽ tin vào điều đó."

Demosthenes, từ đó, chỉ ra rằng ở con người không chỉ thể hiện tâm lý phủ nhận thực tại quá đau đớn (#11) mà còn thể hiện tâm lý lạc quan quá mức khi anh ta đang hưng phấn.
Chúng ta từng chứng kiến các bong bóng tài sản (hoa tulip, Mississippi, bất động sản thế chấp 2008, bitcoin) đã xảy ra trong lịch sử như thế nào khi mọi người cùng kì vọng vào một tương lai quá đỗi tươi sáng so với thực tế.

Một trong những giải pháp để tránh sự lạc quan ngu ngốc này chính là việc áp dụng thuần thục, thường xuyên hệ tư duy về xác suất của Fermat và Pascal.
Những nhận định đơn giản không thể nào đủ cho việc đối phó với các rủi ro bất thường trong cuộc sống được. Những kỳ thủ chơi golf, bài bridge hay những doanh nhân cẩn trọng đều hiểu rất rõ điều này…"

@S.A.F.E team: 

Ở đây, giải pháp tốt nhất để tránh khỏi bẫy tâm lý này đúng như ngài Munger nói, chính là việc cân nhắc xác suất risk/reward một cách khách quan nhất:
- Loại bỏ yếu tố chu kỳ đột biến trong lợi nhuận đi, luôn nhìn lợi nhuận ở trạng thái bình thường hóa.
- Định giá với tiêu chuẩn khắt khe, so với lãi suất tiết kiệm hay lợi suất của các thị trường tài sản khác như một thước đo.
- Luôn nghĩ rằng: “Trường hợp xấu nhất tôi có thể mất bao nhiêu? Và nếu tôi đúng, tôi sẽ được bao nhiêu?"
Khi ta đang sinh lợi vượt bậc, nhiều hơn rất nhiều so với ta tưởng tượng, thì ắt lúc đó ta nên chậm lại một chút. Ta cần phải tách mình ra khỏi đám đông, ghi nhớ bài học đầy triết lý từ nhà đầu tư huyền thoại Sir John Templeton: 
“Bốn từ đắt giá nhất trong tiếng Anh: đó chính là - Lần này sẽ khác (this time it’s different)."

Trent Hamm:
Xu hướng thái quá
Chúng ta có xu hướng tin rằng tương lai của chúng ta là màu hồng và đó là một đường thẳng từ đây đến thành công và mục tiêu mà chúng ta mong muốn. 
Khi chúng ta nghĩ về cuộc sống của chúng ta trong tương lai, đó là những gì chúng ta muốn nó và chúng ta thậm chí không nghĩ rằng mọi thứ sẽ đi sai trong hầu hết thời gian. 
Chúng tôi mua vào khái niệm rằng mọi thứ sẽ chỉ diễn ra.
Không có gì sai với một giấc mơ màu hồng, nhưng khi bạn bắt đầu hành động dựa trên quan điểm quá lạc quan về tương lai, thì bạn bắt đầu phạm sai lầm.
Có hai kỹ thuật tốt mà tôi đã tìm thấy để giải quyết vấn đề này.
Một, đừng đưa ra quyết định quan trọng mà không làm bài tập về nhà, tin tưởng vào các con số và cho rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. 
Bất cứ khi nào tôi nhảy vào mọi thứ với giả định rằng mọi thứ sẽ trở nên hồng hào, tôi thường gục mặt xuống.
Thay vào đó, tôi đã thấy nó tốt hơn nhiều nếu tôi cho rằng mọi thứ sẽ thực sự trở nên tồi tệ . Tôi thường cố gắng đặt thời hạn cho rằng nhiều thứ sẽ đi sai.
Tôi cố gắng đặt ra các mục tiêu giả định một số thất bại trên đường đi. Tôi sử dụng các đánh giá khá khiêm tốn về lợi nhuận đầu tư và tôi thường tính toán những thứ mà tôi đang đầu tư ít hơn đáng kể so với tôi nghĩ rằng tôi thực sự có thể rút ra.

Hai, tôi xin lời khuyên bên ngoài. Tôi thấy rằng những người khác có xu hướng đưa ra một liều lượng thực tế lành mạnh khi tôi hỏi những người mà tôi tin tưởng vào tình huống một đối một, họ nghĩ gì về kế hoạch của tôi.
Nó có thể đau, chắc chắn, nhưng đó thường là những gì tôi muốn nghe. Tôi thường yêu cầu mọi người tách ra kế hoạch của tôi và cho tôi biết nơi nào có khả năng xảy ra, và tôi tin tưởng họ.

Tuấn Anh
Lạc quan tếu đôi khi giúp ta vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên đã tếu thì thường la thương đau chớ đời không mấy khi con ruồi đậu nặng đầu cân hay giọt nước tràn ly như tiểu thuyết hay mô tả.
Một lần nữa xác định chánh niệm được đề cao, tránh lạc quan thái quá hay bi quan quá khi xử thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét