Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Công bằng: mồm hay thực (7)


Sự công bằng của vacxin 
 Những người tiêm đợt đầu thuộc hàng ưu tiên cao nhất, khôn lanh nhất thì được Astra zeneca, sinofarm. Chậm chân hơn sẽ có Pfizer, Moderna... Rồi dần dần sẽ thoải mái lựa chọn sinofarm hay nanogen VN. Rất công bằng, chưa chắc dậy sớm xếp hàng đã mua được the best

Mồm vì đại cục  
Tay nhận 1 cục
Công bằng là 1 khái niệm tây hiểu khác mà ta cũng hiểu khác. Cách nay 2k4 trăm năm Plato hiểu công bằng trên nghĩa công bình chính trực. Cùng thời thì Khổng tử hướng công bằng theo tôn ti trật tự. Người trên thì quyền lợi và trách nhiệm hơn người dưới, thế là công bằng. Giống như nam được ghi trong gia phả còn nữ nhân ngoại tộc, ai cũng nghĩ đương nhiên là như vậy, cứ coi cách tính suất đinh trong cúng tế là rõ

#7. Tâm lý chia sẻ công bằng (Kantian fairness tendency)
@Ngài Munger: “Tiến sĩ Kant khá nổi tiếng trong việc chỉ ra các nguyên tắc ứng xử xã hội “vàng” mà loài người thường tuân theo nhằm đạt chuẩn mực đạo đức, tạo sự công bằng trong một hệ thống.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường thấy các hành vi lịch sự như xếp hàng “ai tới trước thì được phục vụ trước” khá phổ biến. 

Ngoài ra, người ta còn thấy các tình huống chia đều lợi ích cho người lạ nếu như một món quà, hay một tai nạn xảy ra và nhiều người đến giúp đỡ."

@S.A.F.E: 
Xu hướng tâm lý này khá văn minh trong các xã hội phương Tây, song có vẻ khá xa xỉ ở các nước châu Á mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, … Chúng ta thường xuyên thấy cảnh chen lấn hàng người, giành giật đồ ăn buffet và làm lơ trước người gặp nạn thường xuyên như thế nào trong xã hội.
Trên thị trường, việc ban lãnh đạo chia sẻ không đồng đều ESOP cho nhân viên, hoặc tạo ra những thương vụ phát hành riêng lẻ hoàn toàn vô lý như trường hợp của APC là những minh chứng cho việc xu hướng tâm lý văn minh này chưa hoàn toàn thực tế ở châu Á chúng ta.

Trent Hamm:
Xu hướng công bằng của Kant
Đây chỉ là một cái tên lạ mắt cho quy tắc vàng: làm cho người khác như bạn muốn họ làm cho bạn. 
Chúng ta có xu hướng trải qua hầu hết cuộc sống đối xử với người khác như chúng ta muốn được đối xử và theo thời gian, điều đó phát triển thành rất nhiều quy tắc văn hóa, như quy tắc giao thông cơ bản và lịch sự với người khác.

Khi mọi người dường như vi phạm các quy tắc đó - Chúng ta gặp một người thô lỗ hoặc một người nào đó từ nền văn hóa khác - chúng ta thường bị xúc phạm, nhiều hơn nhiều so với hành động thực sự.
Hãy suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra khi ai đó tăng tốc khi bạn tham gia giao thông hoặc trên đường cắt mặt bạn (theo quan điểm của bạn). Hầu hết chúng ta đều nổi điên; đó là cơn thịnh nộ trên đường.
Tuy nhiên, người khác có thể không biết rằng họ đã làm bất cứ điều gì quá lớn và sẽ cảm thấy tồi tệ nếu họ nhận ra điều đó. 
Ai đó có thể đã cắt bạn ra khỏi phạm vi khi họ nghĩ rằng mọi người đang thay phiên nhau và đến lượt họ. Chúng ta chỉ ném nó ra khỏi tỷ lệ trong đầu của chúng ta.

Giải pháp tốt nhất là không đổ mồ hôi những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống và hãy để nó nếu ai đó phạm tội nhẹ hoặc tốc độ xung quanh bạn hoặc dường như cắt ngang trước mặt bạn. 
Có những điều lớn hơn để lo lắng trong cuộc sống.
Thay vào đó, hãy hướng năng lượng của bạn để đạt được mục tiêu của riêng bạn một cách hiệu quả. 
Thay vì tức giận về anh chàng vừa cắt bạn và bấm còi và la hét trong xe của bạn, chỉ cần tập trung vào việc đến đích an toàn và hiệu quả.
Anh chàng cắt mặt bạn làm bạn mất một giây, nhưng cơn thịnh nộ đó có thể làm phiền bạn trong nhiều giờ.

Tuấn Anh
Ai cũng muốn có sự công bằng, nhưng mọi người nghĩ về công bằng khác nhau chút. Công bằng cho tôi trước hoặc công bằng, nhưng ưu tiên tôi...
Do địa lý, lịch sử, văn hóa...mà công bằng được hiểu là:
- Bình đẳng trước pháp luật
- Có các cơ hội công bằng 
- Cào bằng tuốt luốt về tài sản, năng lực, tiêu thụ...
- Người thành đạt phải giúp kẻ khó khăn hơn để ngang ngang nhau
Từ đó sinh ra vô số sự ứng xử có công với người này mà lại chả bằng lòng người kia.


1 vd về nhận thức công bằng:

Tại Sao Người Dân Trùng Khánh Vẫn Vui Vẻ Dù Đây Là Thành Phố Nhiều Camera Theo Dõi Nhất Thế Giới?
07 Tháng Mười 20198:30
Sau một ca làm việc dài và mệt mỏi, Wu Fuchun, một người lái taxi 33 tuổi mải miết đi tìm nhà vệ sinh. Năm phút sau, một tin nhắn hiện lên trên điện thoại của Wu, nói rằng chiếc xe của anh đã đỗ sai vị trí, vi phạm luật giao thông. Tiếp theo là ba điểm phạt trong giấy phép lái xe và tài khoản trừ 200 nhân dân tệ (khoảng 28 USD).

Wu không ngạc nhiên. Anh chấp nhận số phận của mình, vì bị phạt như thế không phải là chuyện gì mới lạ ở Trùng Khánh, thành phố được đặt dưới sự giám sát nhiều nhất trên thế giới.

Tính đến năm 2019, Trùng Khánh có khoảng 2.58 triệu camera giám sát để theo dõi hoạt động của 15.35 triệu người. Nghĩa là khoảng 168 camera trên 1,000 người. Con số thậm chí cao hơn cả Bắc Kinh, theo một phân tích được công bố hồi tháng 08/2019 của một trang web chuyên cung cấp dữ liệu nghiên cứu về dịch vụ công nghệ. Và trong số 10 thành phố hàng đầu về hệ thống giám sát, Trung Quốc chiếm 8 vị trí, còn lại là London và Atlanta.

Camera truyền hình mạch kín (CCTV) có thể được nhìn thấy ở hầu hết mọi nơi trong thành phố miền núi, nằm ở phía tây nam Trung Quốc. Đó có thể là camera giám sát giao thông, ngăn chặn trộm cắp vặt trong nhà hàng và siêu thị, hoặc giám sát an toàn công cộng trong công viên và trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, có một điều người dân ở đây có thể chắc chắn rằng luôn có một chiếc camera đang theo dõi mọi di chuyển của mình

Ở các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải, camera giám sát được tích hợp AI và công nghệ nhận dạng gương mặt để xác định các tài xế vi phạm giao thông. Trong khi ở Thẩm Quyến, những người đi bộ sẽ bị nêu đích danh trên màn hình LED lớn và được thông báo và bị phạt qua tin nhắn tức thời.

Nhưng tại sao, Trung Khánh lại vượt lên trên các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải, để giành lấy chiếc "vương miện giám sát"?

Một số chuyên gia cho rằng đây có thể là di sản từ các chiến dịch trấn áp tội phạm có tổ chức và xã hội đen, dưới thời của cựu chính trị gia Bạc Hy Lai, người đã giữ chức bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 đến 2012, trước khi ông bị đưa ra xét xử cho tội tham nhũng và bị cầm tù. Các chiến dịch trấn áp đã cho ra đời các hệ thống giám sát điện tử lớn trên quy mô toàn thành phố, bao gồm cả hệ thống nghe lén và giám sát thông tin liên lạc trên Internet.

Số khác thì cho rằng nguyên nhân bởi Trùng Khánh đóng vai trò trọng tâm trong Dự án Skynet, hệ thống giám sát quy mô quốc gia của Trung Quốc, với hàng trăm triệu camera giám sát và con số đang liên tục được tăng cường. Truyền thông nhà nước mô tả Skynet là mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới, gọi nó là "đôi mắt bảo vệ Trung Quốc". Nhưng nó cũng dẫn đến lo ngại về tác động của việc giám sát liên tục đối với công chúng và có thể được sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến.

Còn ở Trùng Khánh, tất nhiên các đại diện chính quyền không có phản hồi gì về các câu hỏi có liên quan. Nhưng một điều đáng chú ý là không ít người dân đang sinh sống ở đây, lại có đó là một điều tốt. Tài xế Wu chia sẻ: “Thật tốt khi có nhiều camera giám sát hơn. Nó mang đến cho mọi người cảm giác an toàn và có ít tội phạm hơn. Điều đó thực sự tốt”

Mỗi camera giám sát có một tác dụng và phạm vi hoạt động khác nhau. Sau 3 năm làm tài xế taxi, Wu đã nhận diện được các loại camera khác nhau trên đường phố và mục đích sử dụng của chúng. Wu cho biết: “Camera trong các khối vuông dài màu trắng và được lắp đặt trên khung kim loại trên đường phố sẽ phát hiện xe vượt quá tốc độ và liệu dây an toàn trong xe có được thắt chặt hay không. Trong khi đó camera có ống kính xoay ở trung tâm thương mại và khu mua sắm phát hiện người đậu xe bất hợp pháp. Camera được lắp đặt trên các cột kim loại cao gần ngã tư giám sát lưu lượng phương tiện trên đường và có thể điều chỉnh thời gian chuyển đổi của đèn giao thông cho phù hợp. Còn camera có ống kính hình cầu có thể phóng to và giám sát an toàn ở nơi công cộng”

Liu Gangqiang cũng là tài xế taxi, kinh nghiệm 6 năm và anh cũng đồng tình với Wu rằng mạng lưới camera giám sát giúp ngăn ngừa tai nạn giao thông và có thể bảo vệ họ chống lại những hành khách ngang ngược. Anh nhớ lại lần một hành khách bị mất túi xách trong xe. Cô ấy không nhớ biển số nhưng đã tìm thấy anh sau khi gọi cho công ty quản lý taxi địa phương, nơi đã nhận ra chiếc xe của Liu thông qua các cảnh quay từ camera giám sát. Nữ hành khách đã lấy lại được túi của mình chỉ sau vài giờ.

Ở các quốc gia phương tây như Mỹ hay Châu Âu, một số chính quyền địa phương ra luật cấm sử dụng công nghệ nhận dạng trên camera vì có thể bị lạm dụng. Nhưng với những người dân ở Trung Quốc, cụ thể là Trùng Khánh, họ dường như sẵn sàng đánh đổi một số quyền riêng tư để được an toàn và có cuộc sống cải thiện hơn. Wu là một trong số đó, anh không lo lắng quá mức về vấn đề xâm phạm quyền riêng tư. Anh nói: “Nếu quý vị không ăn cắp, cướp giật hoặc vi phạm pháp luật thì chẳng có vấn đề gì. Quý vị chỉ cần làm những gì bạn nên làm. Nó không thực sự liên quan đến quyền riêng tư vì họ chưa lắp đặt camera trong nhà của quý vị”

Liu đồng ý với đồng nghiệp của mình: “Miễn là họ không quay phim trong phòng ngủ và phòng tắm của tôi, điều đó không thành vấn đề. Tại sao chúng ta cần sự riêng tư cá nhân trong không gian công cộng?”.

Tuy nhiên, gần đây chính quyền lại muốn đặt cả camera giám sát trong những chiếc xe hơi. Các loại xe taxi ở Trùng Khánh mà cũ hơn 6 năm phải được loại bỏ, thay thế và các mô hình mới sẽ có gắn kèm camera bên trong. Theo đại diện Cục giao thông Trùng Khánh, việc này nhằm giám sát tài xế ngăn họ hút thuốc trong xe và đảm bảo về danh tính của lái xe đúng với ghi danh. Liu chia sẻ: “Theo tiềm thức, tôi hơi bị khó chịu vì có một chiếc camera bên trong xe của mình. Nó làm cho tôi cảm thấy rằng luôn có một con mắt nhìn chằm chằm vào mình. Nhưng tôi phải làm quen với nó. Chừng nào tôi muốn giữ công việc này, tôi chỉ có thể chấp nhận nó”

Một cư dân Trùng Khánh khác, Tu Jianquan, 41 tuổi, nói rằng khi con gái ông học mẫu giáo tư thục, nơi có camera giám sát bên trong lớp học và cha mẹ có thể theo dõi những gì con cái họ đang làm trong thời gian thực. Tu nhớ lại: “Khi con tôi mới đi học mẫu giáo, bố mẹ tôi rất lo lắng. Tôi phải mở máy tính ở nhà và họ sẽ nhìn chằm chằm vào màn hình để xem cháu đang làm gì và có được sự trấn an”

Tuy nhiên, Tu cho biết ông sẽ không muốn bị camera theo dõi trong xe taxi vì lo ngại các thông tin cá nhân như nội dung cuộc gọi điện thoại của mình sẽ bị thu thập bí mật.

Thị trường thiết bị giám sát video của Trung Quốc (không bao gồm video giám sát tại nhà) đạt giá trị 10.6 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến sẽ đạt 20.1 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường IDC. Ông Richard Lu, một nhà phân tích từ IDC cho biết: “Động lực thúc đẩy phía sau là quá trình xây dựng các thành phố thông minh. Một mặt, các dự án thành phố thông minh hiện tại cần phải được nâng cấp liên tục. An ninh đô thị và quản lý giao thông có liên quan đến giám sát video. Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc vẫn đang tăng và nhiều dự án thành phố thông minh mới đang xuất hiện”

Báo cáo cũng tiết lộ rằng chi tiêu của chính phủ Trung Quốc chiếm 47.6% tổng chi tiêu trong ngành giám sát video năm 2018, với lĩnh vực giao thông chiếm 10.7% và dịch vụ giáo dục là 7.1%. Và Trung Quốc cũng là thị trường video giám sát lớn nhất toàn cầu. Năm 2018, Trung Quốc chiếm 45% doanh thu từ thị trường video giám sát, trị giá 18.2 tỷ USD toàn cầu.

Trong khi đó, thị trường video giám sát trong khu vực tư nhân của Trung Quốc cũng đang gia tăng. Chen Yuan đã mở một cửa hàng tiện lợi vào năm 2015 và lắp đặt 5 camera giám sát bên trong cửa hàng rộng 60 mét vuông của mình. Bốn camera lấy cảnh quay từ các góc khác nhau và một camera chuyên theo dõi hoạt động vào ban đêm. Nếu ai đó cố gắng đột nhập cửa hàng, âm thanh báo động sẽ vang và Chen cũng nhận được một tin nhắn văn bản vào điện thoại ngay lập tức.

Chen phải trả khoảng 2,000 nhân dân tệ (khoảng 280 USD) để mua tất cả các thiết bị, bao gồm một màn hình đặt cạnh khu vực thu ngân. Anh nói rằng hầu hết các chủ cửa hàng đều làm như vậy: “Hệ thống đã giúp tôi bắt được kẻ trộm nhiều lần. Nhưng ngay cả khi tôi gọi cảnh sát, họ sẽ chỉ lưu hồ sơ. Có rất ít cơ hội để tôi có thể lấy lại tiền vì đây là một vụ án quá nhỏ với số tiền liên quan ít”




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét