Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Ép có xẹp lép? (17)

Đại dịch sắp qua nhưng sau đại dịch mới là thời kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp không kể lớn bé. Nó làm xáo trộn đủ thứ, đòi hỏi sắp xếp lại...những thứ này đòi hỏi tư duy hệ thống của thầy đồ già, con hát trẻ nên tôi đặc biệt lo lắng cho các giám đốc trẻ, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
Bài của mấy anh tre trẻ là quyết liệt. Vd như cắt chi phí, sa thải, chạy đua doanh số. Nội bộ sẽ bất an căng thẳng còn kinh doanh vì non nên dễ lạc hướng và bị lừa dẫn đến nợ xấu


#17. Tâm lý bị tác động mạnh khi chịu áp lực (Stress-influence tendency)
@Ngài Munger: 

“Mọi người đều nhận ra rằng, một áp lực bất ngờ (sudden stress), chẳng hạn như một mối đe dọa lớn, sẽ làm lượng andrenaline trong người ta dâng lên bất thường, thúc đẩy các phản ứng cảm xúc và hành động bộc phát.
Áp lực về tài chính, tình cảm, sự nghiệp, cái chết, nếu ở mức quá tiêu cực trong thời gian dài, có thể gây cho ta bệnh trầm cảm nghiêm trọng.

Thí nghiệm cuối đời của Pavlov, sau các thí nghiệm phản xạ có điều kiện vô cùng thành công ở loài chó đã giúp ông đoạt giải Nobel, đã thể hiện nên một dạng thức tâm lý vô cùng đặc biệt. 
Ở thí nghiệm này, cũng được thực hiện ở loài chó, ông thử dâng nước lũ lên cao đến mức chỉ còn chưa vài cm để thở trong các chuồng chó. 
Trong trạng thái gần cái chết nhất, tức là mức áp lực stress cực đại, tâm lý của những chú chó này đã hoàn toàn thay đổi.
Sau khi hạ nước xuống, nhiều ngày sau, ông nhận thấy những chú chó trước kia chịu tâm lý phản xạ điều kiện, nay đâm ra thù hằn (hatred) với người chủ của mình. Tất cả thứ tâm lý đã rèn luyện trước đây đều mất hết.
Dù tôi biết rằng quan điểm của tôi hơi trái ngược, tôi cho rằng việc có một chút stress trong cuộc sống, có thể giúp ta đảo ngược được trạng thái tư duy bị đánh cắp (stolen mind), đặc biệt phổ biến ở những công dân thời đại bây giờ."

S.A.F.E team: 
Đồng quan điểm với ngài Munger, nếu không trở nên quá tiêu cực, chúng tôi cho rằng một chút áp lực dạng thúc đẩy – tiếng Anh gọi là eustress - sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống.
Nếu không có nghịch cảnh bất ngờ, ắt hẳn giờ đây nhiều doanh nhân, bậc lãnh đạo, chính khách, nghệ sĩ, nhà từ thiện ảnh hưởng nhất thế giới chắc giờ đây vẫn còn sống như đám đông bình thường.

Trong công việc, nếu không có stress, khiến ta phải sáng tạo, nhiều trường hợp thậm chí bị đuổi/buộc nghỉ việc, có lẽ đời ta vẫn sẽ còn đi làm thuê như những con robot, như những cái máy, suốt đời mà chẳng đạt được mục tiêu nào trong cuộc sống.
Trong thị trường chứng khoán, nếu không có stress, chưa bao giờ chịu thua lỗ nghiêm trọng, ta sẽ không bao giờ biết được bài học về đầu tư giá trị, về tư duy độc lập, và ta sẽ an phận như những “chú gà” bị giết mổ bởi những tay chơi chuyên nghiệp trong phố Wall.
Vì vậy, sau này, khi quý đọc giả gặp phải một nghịch cảnh, hay áp lực khôn cùng, xin hãy lưu ý rằng đó nhiều lúc là một may mắn lớn, giúp ta:
(1) Nhìn lại phương pháp làm của bản thân đã đúng chưa?
(2) Nghĩ xem có cách nào khiến mình sẽ làm tốt hơn?
Từ đó, những cơ hội thay đổi cuộc đời nhiều khi lại sinh sôi, nảy nở từ chính cái áp lực nghịch cảnh tường chừng như là vô vọng ấy...

Trent Hamm:
Mặc dù căng thẳng nhẹ thường có thể cải thiện hiệu suất, nhưng quá nhiều căng thẳng thường buộc mọi người phải phản ứng chiến đấu hoặc bay trong đó họ đưa ra quyết định cực kỳ bốc đồng và hiệu suất của họ trở thành thảm họa. 
Tôi nhận thấy điều này khi bản thân tôi vội vàng quá nhiều để hoàn thành nhiệm vụ và cuối cùng tôi đã làm hỏng mọi thứ.

Thông thường, căng thẳng phần nhiều do tự gây ra. Chúng ta thường suy nghĩ nhiều về một tình huống hơn là chúng ta nhận ra và căng thẳng thường được tạo ra bằng cách cung cấp quá nhiều sức mạnh cho các lực lượng bên ngoài và các mốc thời gian cô đọng của chúng. 
Đồng thời, nếu chúng ta áp dụng căng thẳng cho người khác (giả sử, nếu chúng ta đang ở trong tình huống quản lý), nếu chúng ta áp dụng quá nhiều, kết quả sẽ rất tệ.

Bạn có thể làm gì để đào ra những đánh giá ảnh hưởng căng thẳng? Dễ thôi. Khi bạn thấy mình trong tình huống căng thẳng cao độ khiến bạn đưa ra quyết định kém và có hiệu suất kém, hãy tập trung vào việc loại bỏ một số vấn đề gây ra căng thẳng.
Nếu đó là căng thẳng tại nơi làm việc, hãy nói chuyện với người giám sát của bạn (hoặc người giám sát của họ) và thảo luận chính xác những gì đang làm bạn căng thẳng và những gì có thể được thực hiện để giảm căng thẳng đó.
Nếu đó là những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn, hãy tránh xa những tình huống đó càng nhiều càng tốt. Căng thẳng có thể làm cho tất cả các quyết định của bạn nghèo nàn, sai lạc.

Tuấn Anh
Trong tướng pháp có 2 phái đoán, 1 phái cho rằng tính cách, năng lực chính xác nhất khi xem người đó hoạt động bình thường, hàng ngày. Tức là qua thói quen làm việc, cư xử hàng ngày sẽ rút ra nhận định chính xác về người ấy.
Phái thứ 2 chủ trương phải quẳng vào đất chết thì mới bộc lộ ra hết tốt xấu, giỏi dốt. Nên họ bày ra, đặt người đó vào các tình huống thử thách và kết luận dựa trên khả năng xử lý tình huống của họ. Những con người xuất chúng càng gặp khó càng chói sáng.
Với kỹ năng ta vừa đọc trên thì có thể thấy rằng, mỗi người phù hợp với 1 mức áp lực, không có chuẩn chung. Khi dễ quá thì khinh thường, khó quá thì nản, tốt nhất là 1 áp lực vừa sức, buộc họ nỗ lực cố gắng . 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét