Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Sự im lặng của bầy cừu (15)

Khi mới nghe tin corona ra cửa hàng mua khẩu trang, nước sát trùng khó hơn lên trời. Có người +, là đổ xô trữ lương thực, thực phẩm...thoạt nhìn thì bầy đàn có vẻ không tốt dù hợp lý nhỉ. Lòng tham và nỗi sợ hãi thì ai chả như ai. Khi tranh giành vét hàng nhìn xấu xí nhưng cơ chế tự bảo vệ được kích hoạt. 
Mọi người tự cách li, tăng vệ sinh, giảm đi lại...hệ thống an ninh nhân dân được kích hoạt, ai đi đâu về, có biểu hiện gì lạ...là trong xóm biết liền, đề phòng và báo cáo ngay, mất hẳn tính quan liêu, vô cảm tưởng đã thành nếp khỏi gỡ.
Cho nên hiệu ứng đàn cừu cũng có mặt hay của nó nhỉ chớ đâu phải là chỉ a dua, bầy đàn như mấy ông gsts hay phê bình đâu

#15. Bằng chứng xã hội, tâm lý lan truyền đám đông (Social-proof tendency)
@Ngài Munger: “Những hành vi phức tạp của con người vốn được tối giản hóa đáng kể khi mà ta tự động nghĩ và làm y hệt như môi trường xung quanh.
Đôi khi, sự tự động này đem lại lợi ích. Thử nghĩ bạn bước vào một thành phố lạ để xem một trận bóng mà không hề đem theo bản đồ, thì ắt hẳn việc đi theo một đám đông cổ vũ cuồng nhiệt là lựa chọn thông minh nhất.
Vì vậy, sự tiến hóa của loài người đã để lại cho ta xu hướng tâm lý bằng chứng xã hội – bắt chước như những người xung quanh này.
Các giáo sư tâm lý học cực kỳ thích tâm lý bằng chứng xã hội (social-proof) bởi vì những thí nghiệm của họ tạo ra những kết quả rất buồn cười và đáng nhớ.
Ví dụ như họ sắp cho một nhóm người vào thang máy, sau đó đứng quay mặt lại với cửa, tự nhiên những người sau vào cũng sẽ đứng quay mặt lại tương tự mà không hiểu vì sao… Hay đột nhiên giữa sân trường, họ lại sắp xếp cho một nhóm người ngửa mặt lên trời chẳng vì lẽ gì, tự nhiên vài phút sau, một đám đông gần trăm người bâu lại cũng nhìn lên trời cũng chẳng vì lí do gì!
Và ở trong giới kinh doanh với trí tuệ cao nhất, người ta cũng thấy các lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện “ăn theo” chẳng khác gì những con người thường nhật.
Nếu một công ty lọc dầu như Exxon Mobil tự nhiên khờ dại mua một cái mỏ than, hay mua một công ty phân bón chẳng hạn, tự nhiên hàng loạt các công ty lọc dầu nhỏ hơn khác cũng đi mua công ty phân bón theo (!) Hiển nhiên những công ty dầu khí này đều chịu kết cục thảm hại như cách họ mua vậy.

Xu hướng tâm lý lan truyền đám đông này đôi khi phản ứng ngược lại, tạo ra xu hướng tâm lý ghen tỵ/đố kỵ khá cực đoan. Con người thường ghen tỵ với những gì người khác có, và phải có cho bằng được, dù rằng rất nhiều thứ khác bổ ích hơn mà họ cần có.
Những câu chuyện bi kịch về việc tranh giành chức vị, vợ/chồng người khác, hoặc các món đồ xa xỉ là các biểu hiện của thói đố kỵ kết hợp với bằng chứng xã hội này.
Nếu phải đưa ra một bài học cho hàng loạt các bài học về tâm lý bằng chứng xã hội, có lẽ bài học yêu thích nhất của tôi sẽ là: Đừng bao giờ học kẻ khác khi họ đang sai lầm rõ ràng! Bởi vì còn nhiều thứ khác đáng để học hỏi hơn."

@S.A.F.E team: Chúng tôi cho rằng đây là một trong những thứ tâm lý quan trọng và phổ biến nhất trong cuộc sống, kinh doanh cũng như đầu tư chứng khoán.
Cũng tương tự vậy, trên thị trường chứng khoán, căn bệnh mà người ta hay gọi một cách miệt thị là “bầy đàn”, lại xảy ra thường xuyên khôn cùng.
Không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều TTCK phát triển khác như Mỹ, Trung Hoa, Nhật Bản, trong bối cảnh bull market, người ta mua cổ phiếu bằng bất cứ định giá nào một cách điên rồ.
Họ nhìn thấy những người xung quanh mua theo, họ nghe báo đài, họ đọc bản phân tích của các công ty chứng khoán cùng khuyến nghị nhiệt liệt, tự nhiên tâm lý bằng chứng xã hội không cản họ lại được khỏi việc đầu cơ (speculation), bất chấp quy tắc cẩn trọng.
Ắt hẳn các đọc giả ở đây muốn hỏi chúng tôi làm thế nào để tránh được thứ tâm lý đã ăn sâu vào tiềm thức ta đến mức này?

Thứ nhất, ta cần tập tánh tư duy độc lập. Nhất thiết ta phải hiểu rằng trong chứng khoán, những nơi đám đông đến nhiều nhất là nơi nguy hiểm nhất.
Thứ hai, giống như ngài Munger nói, nếu ta biết ai đang làm sai các nguyên tắc cơ bản về đầu tư, thì ta đừng dại mà học theo họ. Làm thế nào để biết họ sai?
Nếu một cổ phiếu không thỏa mãn các tiêu chí 4M, song lại được bán với mức định giá “tên lửa”, gấp nhiều lần so với lợi suất tiết kiệm và các thị trường phát triển khác, thì khả năng cao là họ mua vì đầu cơ chứ không phải đầu tư.

Trent Hamm:
Xu hướng chứng minh xã hội
Bất cứ khi nào chúng ta ở trong một tình huống mà chúng ta không chắc chắn nên làm gì tiếp theo, chúng ta có xu hướng chỉ làm bất cứ điều gì hầu hết những người xung quanh chúng ta đang làm. Hầu hết những việc chúng ta làm trong cuộc sống, những việc như tắm rửa và ăn bữa ăn thường xuyên, đều được thực hiện vì bằng chứng xã hội - đó là những gì người khác làm, phải không?
Đôi khi, điều này là tốt. Nó có thể thực sự hữu ích cho việc tìm kiếm một sự kiện lớn, vì đám đông thường di chuyển về phía nó. Rất nhiều hành vi lành mạnh (như vệ sinh tốt) cũng được củng cố bằng bằng chứng xã hội.
Cũng có nhiều ví dụ tiêu cực về bằng chứng xã hội, như bong bóng đầu tư - rất nhiều người khác đang đầu tư, vì vậy tôi cũng nên đầu tư vào thứ này! - và tại sao nhân viên bán hàng cố gắng cách ly những người gần mua hàng với khách hàng bình thường khác (vì khách hàng bình thường khác thường rời đi) và vị trí sản phẩm và truyền hình thực tế (đó không phải là cách người khác thực sự sống, vì vậy bạn không nên sử dụng nó làm bằng chứng xã hội ).
Có một số cách tốt để tránh hiệu ứng bằng chứng xã hội này nếu bạn bắt đầu cảm thấy nó dẫn bạn lạc lối. Đối với người mới bắt đầu, chỉ cần cô lập bản thân một chút và hỏi liệu hành vi nhóm đó có thực sự có ý nghĩa hay không. 

Nghĩ qua nhiều quá trình cuộc sống của bạn khi bạn ở một mình và thậm chí phát triển danh sách kiểm tra. Nếu bạn không chắc chắn, hãy tham gia vào tình huống một đối một với người mà bạn tin tưởng (hoặc người có vẻ đáng tin nhất hiện có) và hỏi người đó để được tư vấn.

Tuấn Anh
Đi theo đám đông mang lại cảm giác an toàn, không bị lạc lõng điều này rất quan trọng với dân ta. Bạn có thể thấy các phong trào từ nuôi chim cút, cá trê phi tới nuôi tôm, cafe, đánh chứng khoán, mua đất...vì người ta theo nhau, hi vọng được như chúng bạn. Kết đoàn là sức mạnh mà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét