Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Văn ôn võ luyện (19)


#19. Tâm lý sử dụng hoặc mất đi các kỹ năng (Use-it-or-lose-it tendency)
@Ngài Munger: “Tất cả kĩ năng đều dần bị phai nhạt nếu ta không dùng đến chúng trong một thời gian dài. Tôi đã từng là một thiên tài tính nhẩm cho đến tuổi 20, từ đó về sau kĩ năng này cũng mất đi khi tôi không dùng nữa.
Những kĩ năng cao nhất thường đòi hỏi việc phải luyện tập mỗi ngày. Nghệ sĩ chơi đàn piano huyền thoại Paderewski từng nói rằng nếu anh ta ngừng chơi một ngày, anh ta cảm thấy sự đi xuống trong nhạc điệu. 
Nếu anh ta ngừng chơi một tuần, tất cả khán giả đều nhận ra sự xuống dốc và dần bỏ anh ta mà đi.
Mặc dù quy luật của xu hướng tâm lý này khắt khe như vậy, nhưng nếu một kĩ năng đã được rèn luyện đến mức độ nhuần nhuyễn (fluent), thì kĩ năng đó:

(1) sẽ bị suy thoái chậm hơn những kĩ năng khác
(2) sẽ được hồi phục nhanh hơn nếu người đó rèn luyện lại một thời gian ngắn.
Đây chắc chắn không phải là những lợi ích nhỏ, cho nên những người thông thái luôn cố gắng rèn luyện kĩ năng của mình đạt đến độ nhuần nhuyễn nhất trước khi sang kĩ năng mới."

@S.A.F.E team: Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn luôn tin vào quy tắc 10,000 giờ mà ngài Malcolm Gladwell đã viết trong quyển Những kẻ xuất chúng: nếu một kĩ năng của bạn được rèn luyện liên tục suốt hơn mười nghìn giờ, khả năng bạn đã đạt độ nhuần nhuyễn ở top đầu trong lĩnh vực đó.
Chúng ta thấy quy luật này khá đúng đối với các vận động viên thể thao, các nghệ sĩ, các chính khách, doanh nhân với kĩ năng được rèn luyện ở đẳng cấp tối đa. 
Đôi khi ta thấy phong độ họ bị sa sút, nhưng khi thời gian rèn luyện đã đạt ở cực đại, thì họ có thể hồi phục lại rất nhanh.

Trent Hamm:
Xu hướng sử dụng-nó-hoặc-mất-nó
Kỹ năng của chúng ta dần dần suy giảm khi không sử dụng, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các kỹ năng của chúng ta vẫn giữ nguyên như cũ ngay cả khi chúng ta không sử dụng chúng thường xuyên trong một thời gian dài.
Ví dụ, các kỹ năng lập trình máy tính của tôi đã phần nào bị xói mòn kể từ khi tôi viết mã theo nghĩa đen mỗi ngày như một phần công việc của tôi. Tôi vẫn làm việc trong các dự án độc lập, nhưng tôi không sắc sảo như trước đây.
Tuy nhiên, tôi thấy rằng những kỹ năng mà tôi đã từng rất mạnh mẽ trở lại với tôi khá nhanh mà không cần thực hành nhiều, trong khi học các kỹ năng mới có thể mất nhiều thời gian. Tôi có thể lấy lại tốc độ khá nhanh cho một dự án lập trình (ít nhất là đủ tốt để đạt được kết quả tôi muốn), nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn để học đàn banjo.
Bạn có thể làm gì về điều này? 
Nếu bạn có những kỹ năng trong cuộc sống mà bạn dựa vào, hãy liên tục thực hành chúng một cách có ý nghĩa. Đừng để một kỹ năng mà bạn thực sự dựa vào bị teo - hãy dành chỗ trong cuộc sống của bạn để thực hành kỹ năng đó mỗi ngày nếu cần thiết.
Đó là một ý tưởng tốt để lập một danh sách các kỹ năng để duy trì và thực hành và dành chỗ trong cuộc sống của bạn để thực hành chúng.
Hơn nữa, cố gắng học các kỹ năng để thành thạo , như tôi đã làm với lập trình máy tính. Thành thạo có nghĩa là bạn có thể đơn giản thực hành kỹ năng đó trong hầu hết mọi môi trường với sự trợ giúp tối thiểu; bạn không cần trợ giúp để giải thích bản nhạc hoặc thậm chí không cần nó để chơi một bài hát hay trên piano chẳng hạn.

Tuấn Anh
100 hay không bằng tay quen, 1 nghề cho 9 còn hơn 9,10 nghề. Muốn tới đỉnh cao, muốn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chỉ có cách là luyện tập, càng tập nhiều thì kỹ năng mới thuần thục, mới là của bạn được.
Sự yếu kém nhất của hệ thống giáo dục VN giờ chính là tính hình thức, cái chi cũng biết lơ mơ đại khái, tới lúc làm thật thì lại như chưa biết gì. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét