Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Phân loại người ở Nhật và TQ

18.06.21
Đối ngoại của người TQ Các bạn hẳn đã quen thuộc với hệ thống thiên triều chư hầu mà TQ và VN đã thực hành hàng ngàn năm trước. Chư hầu coi TQ như nơi bảo kê và TQ coi chư hầu là phên dậu và luôn muốn chư hầu yêu yếu thôi, đừng mạnh quá. 
 Trước khi Tần thủy hoàng nhất thống thiên hạ thì trước đó nổi lên 2 chiến lược tiêu biểu là liên hoành đấu với hợp tung và viễn giao cận công. 2 chiêu này luôn luôn là nền tảng. 
 Khi yếu thì chơi chiêu cắt đất cầu hòa hay giờ gọi là đổi đất lấy hòa bình. Khi mạnh hơn và yên bình thì dùng sách lược tằm ăn dâu. 
 Khi muốn tranh hùng cùng thiên hạ thì xài thế chân vạc chia ba và thao túng cho thiên hạ đại loạn. 
Thời thị trường thì mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột kiểu mục đích biện minh cho phương tiện. 
 Nhím TQ luôn luôn nhất quán như vậy trong dài hạn. Câu hỏi đặt ra là với người TQ thì dài hạn tính bao nhiêu lâu?

30.11.20
Thanh niên TQ thành đạt này nay cần sở hữu “ba bảo vật” (iPhone, ô tô thể thao, và đồng hồ hiệu) và có thể thu hút các cô trẻ đẹp. 
 Vậy trai VN giờ cần có những gì? Thanh niên việt nam đừng cố gồng nha. Các bạn thu nhập chỉ bằng 1/3 TQ thôi và cô dâu Ấn chỉ đòi hỏi nhà chú rể có wc hiện đại

Bản chất người TQ:
Từ cuối TK19 châu Âu đã nhận định về TQ là không thể thay đổi mà chắc lâu quá họ quên mất tiêu.
...Trong những lời nói của ông tuỳ viên quân sự Trung Hoa vô tình và có thể vô thức cả đối với ông ta đã bộc lộ cả một xác tín mà ông chia sẻ hoàn toàn với bốn trăm triệu đồng bào của mình.
“Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận từ các vị tất cả những gì cần thiết cho chúng tôi, toàn bộ kỹ nghệ của nền văn hoá tinh thần và vật chất của các vị, nhưng dù chỉ một tín ngưỡng, dù chỉ một tư tưởng, thậm chí dù chỉ một sở thích của các vị chúng tôi cũng không tiếp thụ.
Chúng tôi chỉ yêu quý bản thân mình và chỉ tôn trọng sức mạnh. Về sức mạnh của bản thân, chúng tôi không nghi ngờ: nó bền vững hơn sức mạnh của các vị. Các vị đang suy kiệt trong những thí nghiệm liên tục của các vị, còn chúng tôi thì sẽ tận dụng kết quả của những thí nghiệm ấy vì sự lớn mạnh của mình.
Chúng tôi vui mừng trước những tiến bộ của các vị, nhưng không thấy cần thiết và cũng không có hứng thú đóng góp tích cực vào sự tiến bộ ấy: các vị đang tự chuẩn bị những phương tiện mà chúng tôi sẽ lợi dụng để chinh phục các vị.”

24.10
Các doanh nghiệp sản xuất là niềm tự hào của người Trung Quốc, vậy người Nhật nghĩ gì về các doanh nghiệp này? Bài viết đăng trên “Cửa sổ Nhật Bản/Hiệp hội thương mại vi mô Nhật Bản” của tác giả Vương Vĩnh sẽ cho bạn biết suy nghĩ của ông. Bài viết này rất đáng để đọc và suy ngẫm.

1. Các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc trong mắt người Nhật: Chết quá nhanh!
Bài viết cho biết, đầu tiên, bạn phải biết một sự thật cơ bản: tuổi thọ trung bình của một doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc chỉ có 2,5 năm và của các doanh nghiệp lớn là 7-8 năm, so với tuổi thọ trung bình 40 năm của các doanh nghiệp Âu Mỹ và 58 năm của các doanh nghiệp Nhật thì quả thật là khác biệt quá xa.

Theo số liệu khảo sát các công ty của Viện nghiên cứu Thương mại và Công nghiệp Tokyo, ở Nhật có đến hơn 21.000 doanh nghiệp có lịch sử hơn 150 năm, còn tại Trung Quốc, chỉ có 5 thương hiệu có lịch sử hơn 150 năm như doanh nghiệp Lục Tất Cư lâu đời nhất thành lập vào năm 1538, doanh nghiệp sản xuất dao Trương Tiểu Tuyền thành lập vào năm 1663 cùng với 3 doanh nghiệp Trần Lý Tế, hãng dược Đồng Nhân Đường ở Quảng Châu và doanh nghiệp Vương Lão Cát. Ngoài ra, sau biến động trong giai đoạn kinh tế có kế hoạch, thật ra tính kế thừa của các thương hiệu này đã giảm mạnh.

Bản tính của người Nhật là theo đuổi sự hoàn mỹ, nghiêm khắc, khắt khe, cầu toàn, họ sẽ không sản xuất ra khi tự cảm thấy kỹ thuật vẫn chưa đủ hoàn hảo.

Điều này có nghĩa là cả nước Nhật đều xem trọng việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, đồng thời cũng cho chúng ta biết lý do của việc nền khoa học công nghệ của Nhật thuộc hàng bậc nhất thế giới. Kinh tế không chỉ đơn thuần xây dựng nên các công xưởng mà phải hoạt động có hiệu quả cao. Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn khoảng cách rất lớn về vấn đề xây dựng nền kinh tế, Nhật Bản không chỉ có các doanh nghiệp nổi tiếng như Toyota, Panasonic, Sony, Canon, Hitachi…, mà quốc gia này còn là “Vị vua tiềm ẩn” trong nhiều lĩnh vực trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc còn cách các cường quốc một quãng đường rất dài rất dài, muốn trở thành một cường quốc thật sự về kinh tế không thể dựa vào việc ‘đốt cháy’ bất động sản hay tài chính, ‘thổi bong bóng’ IT, mà còn cần phải học tập tinh thần thiết thực của Nhật Bản, thiết lập nền tảng bằng việc làm đến nơi đến chốn và xây dựng sự nghiệp vững chắc. Còn các doanh nghiệp Trung Quốc thì sao?

2. Vì sao khoảng cách giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng lớn? Sự khác biệt về phương hướng

Trong ấn tượng của tác giả Vương Vĩnh, đa phần các doanh nghiệp của Trung Quốc, nhất là một doanh nghiệp ở tỉnh Chiết Giang dường như rất có tài trong việc kiếm tiền, vì vậy có rất nhiều người sau khi có một chút thành tựu khi lập nghiệp bèn lập tức bắt đầu chiến lược “đa nguyên hóa”, đầu tư bất động sản, cổ phiếu. Ham muốn thành công lớn, vội vàng kiếm lời là thói quen chung của người Trung Quốc, dù là doanh nghiệp hay người bình thường.

Mà ấn tượng về các doanh nghiệp của Nhật là dường như họ quan tâm hơn đến bản thân sản phẩm. Có một lần Vương Vĩnh đến Nhật và được tiếp xúc với một doanh nhân trẻ của Nhật, công ty của anh này sản xuất vòng bi ô tô. Nói thật thì đối với Vương Vĩnh, vòng bi chỉ là một sản phẩm nhỏ, không có gì to tát cả. Nhưng khi nói về sản phẩm của mình, anh này bắt đầu khoa tay múa chân, ánh mắt sáng lên như thể vô cùng thích thú quá trình thiết kế và sản xuất.

Hỏi ra mới biết, thì ra bố của anh này là chủ tịch của công ty, anh trai anh là tổng giám đốc, còn anh là giám đốc kỹ thuật kiêm phó tổng. Quy mô của công ty không lớn, chỉ khoảng 100 người, nhưng khách hàng lại là các công ty lớn như Toyota, Honda, Suzuki… Dường như gia đình họ cũng không kinh doanh gì khác thêm nữa.

Anh này cho biết, chỉ riêng nghiên cứu vòng bi đã là quá nhiều rồi, mấy đời cũng chưa nghiên cứu xong, làm gì có sức để làm cái khác nữa chứ? Từ sự khác biệt này, Vương Vĩnh nghĩ rằng người Trung Quốc chỉ biết kiếm tiền, người Nhật mới biết sản xuất.

Kết quả của hai nước không cần nghĩ cũng biết… Đây chính là nguyên nhân của việc Nhật Bản có vài chục nghìn doanh nghiệp lâu năm, còn Trung Quốc không có doanh nghiệp nào thật sự có tuổi đời hơn 100 năm.

Doanh nghiệp của Trung Quốc bao gồm các thương hiệu như Haier hay Lenovo đều không hoàn toàn thành công, họ cũng bắt đầu đầu tư mua bất động sản, thậm chí còn làm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bận kiếm tiền mà quên mất ngành chính của mình. Đây có lẽ chính là sự chênh lệch giữa các thương hiệu của Trung Quốc và Nhật Bản.

Vương Vĩnh có kể trong bài viết rằng khi đẩy mạnh khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tokyo, người quản lý đưa anh đi tham quan đã nói những lời khiến anh đặc biệt nhớ rõ:

“Bây giờ người Trung Quốc các anh quá lợi hại rồi, khả năng học hỏi của các anh quá mạnh, giống như chạy bộ vậy, chúng tôi chạy phía trước, các anh đuổi theo sau, tốc độ của các anh ngày càng nhanh, chúng tôi càng lo bị các anh đuổi kịp. Vì thế, chúng tôi không thể không ngừng sáng tạo. Muốn làm mới thì buộc phải đầu tư mạnh hơn, tăng kinh phí, mà tăng vốn đầu tư thì phải tăng giá, có như thế chúng tôi mới giữ được ưu thế mỏng manh của mình và sinh tồn trong cuộc tranh giành tàn khốc này. Chúng tôi buộc phải tập trung, phải sáng tạo, phải làm tốt hơn, đây cũng là do các anh buộc chúng tôi phải làm vậy”.

Vương Vĩnh viết: “Khi nhắc đến thời điểm ấy, mặt của tôi nóng bừng, lời nói của họ có vẻ như đang khen chúng ta, rằng khả năng thích ứng của chúng ta rất mạnh, nhưng thực tế thì đang phê bình chúng ta không biết tập trung và sáng tạo, chỉ biết trèo cao, bắt chước. Kỹ thuật và khả năng của chúng ta căn bản không thể trở thành sự uy hiếp đối với Nhật Bản, chẳng qua chỉ là nói thế mà thôi, chúng ta cần phải tự biết rõ chính mình. Trung Quốc có một câu tục ngữ rất hay, ‘Sai một ly đi một dặm’, huống hồ chúng ta đã sai đến cả một dặm rồi”.

3. Sự hiểu biết khác nhau về kỹ thuật

Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, về cơ bản kỹ thuật là các thiết bị tiên tiến, vì vậy họ mua những thiết bị ngày càng tiên tiến hơn, nhưng lại tiếc tiền huấn luyện cho các kỹ thuật viên, chẳng có mấy ông chủ chịu huấn luyện cho toàn bộ các nhân viên.

Có một câu chuyện có thật như sau: ông chủ của một công ty nọ chịu bỏ ra số tiền là 7,5 triệu nhân dân tệ để mua thiết bị của Nhật, nhưng lại tiếc không muốn dành thêm 400.000 nhân dân tệ để huấn luyện một nhóm kỹ sư, dẫn đến việc những người không hiểu thao tác làm hỏng máy nên đành phải bỏ ra thêm 500.000 nhân dân tệ để sửa chữa. Thật ra như những ví dụ như thế này là không hề hiếm ở Trung Quốc.

Người Nhật khác người người Trung Quốc, họ có thể tính toán rất kỹ khi mua máy móc, nhưng lại khá chịu dành tiền để học hỏi kỹ thuật và càng chịu bỏ tiền và công sức để nghiên cứu kỹ thuật. Lấy một ví dụ, máy móc của Trung Quốc là 100%, của họ chỉ 80% thôi, khả năng sử dụng của Trung Quốc chỉ có 30%, còn của họ là 95%, như vậy 100×30% chỉ có 30 điểm, còn 80×95% thì được đến 76 điểm. Họ dùng máy móc 80% mà thắng máy móc 100% của chúng ta, đây chính là sự chênh lệch về kỹ thuật cũng như kỹ năng mềm. Vì vậy, máy móc hoàn toàn không phải là chủ yếu, kỹ thuật mới là quan trọng nhất.

Có thể dùng một câu nói để tổng kết khoảng cách giữa công ty Trung Quốc và Nhật Bản: bề ngoài có vẻ hiểu biết, căn bản là không học được gì cũng như không kiên trì được.

“Lấy một ví dụ đơn giản, người Nhật yêu cầu quét dọn sàn trên toa xe mỗi ngày 10 lần, như vậy mới giữ được sạch sẽ và chất lượng sản phẩm. Người Nhật nghe xong, đảm bảo sẽ kiên trì quét dọn đủ 10 lần mỗi ngày. Chúng ta thì ba ngày đầu 10 lần không thành vấn đề, sau một tuần, 10 lần thành 8 lần, dần dần còn 5 lần, rồi 2 lần, cuối cùng thì 3 ngày 1 lần, 5 ngày 1 lần, 1 tuần 1 lần cũng không giữ được nữa.

Ngay cả một việc cơ bản thôi mà chúng ta cũng đã như thế rồi, có rất nhiều chỉ tiêu, chi tiết kỹ thuật bị biến dạng vì sự cẩu thả này, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp, lâu dần còn gì là thương hiệu nữa?”

4. Cách hiểu về tốc độ khác nhau

Người Trung Quốc làm gì cũng rất thích theo đuổi tốc độ, tư tưởng ham lập công, vội vã kiếm lời rất nặng. Người Trung Quốc làm việc thích cái gì cũng phải mau chóng, muốn hiệu suất và tốc độ. Còn người Nhật thì khác. Người Nhật có vẻ như khá quan tâm đến thứ tự và cứng nhắc, phía sau đó là sự nghiêm túc, tinh tế, câu nệ, cầu toàn, tập trung, chuyên nghiệp. Trong khi đó thì người Trung Quốc đa số đều khá linh hoạt mà phía sau đó là sự khôn lỏi, ăn cắp vật liệu, tự cho mình là đúng, làm việc cẩu thả.

Người Nhật phát triển kinh tế để mang đến lợi ích cho người dân, để chất lượng cuộc sống vốn đã cao nay càng hướng đến mục tiêu cao hơn nữa. Trung Quốc phát triển kinh tế là để so sánh, khoe khoang. Đáng sợ hơn là đa phần người dân đều “nhiệt tình yêu nước” mù quáng khiến cho Trung Quốc ngày càng đi đường vòng.

Giống như những con đường ở các thành phố mới của Trung Quốc, vừa mới sửa xong lại mở đường khí ga, sau nửa năm thì sửa ống nước, vài năm sau thì lại đến ống dẫn khí hóa lỏng… Tốc độ sửa chữa đường cao tốc của Trung Quốc kiến thế giới phải kinh ngạc, nhưng tiếc là mỗi khi đi đường cao tốc bạn sẽ thấy chỗ này đang sửa, chỗ kia đang chữa, đường cao tốc mới sửa hai ba năm trước đã phải sửa lại.

Mà những chi phí này đều tính vào GDP, sửa một con đường tốn đến hàng trăm triệu nhân dân tệ, sửa thêm một lần lại mất 80 triệu, sửa lần nữa tốn thêm 50 triệu, thế là GDP đã lên đến 230 triệu rồi. Người ta một lần tốn một trăm triệu hoặc 120 triệu là làm xong, bề ngoài có vẻ tiêu nhiều tiền hơn người ta, tốc độ của người ta chậm một chút, nhưng một lần là ổn, không phải làm đi làm lại và lãng phí.

Các thương hiệu của Nhật ví dụ như Sony, Panasonic, Toyota, Canon… đều mất ít nhất hàng trăm năm để xây dựng, còn Trung Quốc ngoài những cái tên cổ xưa (thật ra chất lượng sản phẩm hoàn toàn không xứng với tên tuổi) thì chỉ số thương hiệu theo định hướng thị trường thật sự chỉ mới hơn 20-30 năm.

Vương Vĩnh cho rằng: “Vì vậy, chúng ta đừng vội vàng ham lời, hãy chậm lại, kiên nhẫn, tập trung vào việc phát triển, 50 năm sau chắc chắn Trung Quốc sẽ có hàng loạt các thương hiệu lớn. Nhưng nếu Trung Quốc cứ vội vã kiếm lời, chú trọng bề nổi như hiện tại, tự cho mình là đúng, ham lập công thì mãi mãi sẽ không thể xuất hiện các thương hiệu cấp thế giới được.”

5. Cách hiểu về quy tắc khác nhau

Cái gọi là “quy tắc” chính là quy định và pháp luật. Về mặt này người Trung Quốc luôn “thông minh quá nhiều” so với người Nhật, luôn tìm thấy những lỗ hổng quy tắc, luôn giở những trò khôn lỏi. Còn người Nhật thì khác, họ có vẻ rất ngốc, chỉ biết nhất nhất nghiêm túc chấp hành theo quy tắc.

Vì vậy nên người Nhật làm việc gì cũng vô cùng đúng giờ, chưa từng trễ nải. Người Trung Quốc thì cực kỳ trễ giờ, đi máy bay lúc nào cũng trễ giờ, hơn nữa còn có hàng ngàn các lý do khác nhau. Ngoài ra, người Nhật luôn ôn hòa với nhau, đặc biệt tôn trọng nhau, dù là bạn rất thân, khi chào tạm biệt cũng cúi đầu gập người. Ban đầu Vương Vĩnh quả thật là có hơi không quen, nhìn có vẻ như hơi giả tạo, đã thân như vậy rồi mà còn khách sáo làm gì? Sau này mới nhận ra sự khách sáo của họ xuất phát từ lòng chân thành.

Nhật Bản là một quốc gia vô cùng xem trọng lễ nghĩa và tố chất văn minh, điều này đã hình thành một xã hội hết sức có quy tắc và trật tự. Khi đợi xe ở Nhật chúng ta không hề nhìn thấy đặc trưng chen trước lấn sau như ở Trung Quốc, mà trên thực tế thì việc xếp hàng theo quy củ không chỉ sẽ không làm lỡ thời gian, mà ngược lại còn tiết kiệm thời gian của mọi người, nếu ai cũng chen lấn thì nói chung là sẽ càng lãng phí thời gian. Lý lẽ này có thể mọi người đều hiểu, nhưng người Trung Quốc thì không làm được.

Vì vậy nên người Trung Quốc chỉ biết khôn lỏi, từ quan chức cho đến giám đốc doanh nghiệp rồi cả người dân, bất cứ lúc nào cũng đều diễn trò. Chúng ta không ngừng phải trả những cái giá đắt cho sự khôn lỏi của mình, nhưng vẫn cứ không chịu thay đổi.

Sự tiến bộ và mức độ văn minh của một xã hội có liên quan đến sự hiểu biết quy tắc của người dân. Những nơi càng có nhiều quy tắc, trật tự sẽ càng tốt, tự do thật ra cũng sẽ nhiều hơn. Nếu không có quy tắc thì sẽ rối loạn, hiệu suất cũng rất kém. Trung Quốc có một câu nói từ xưa “bị hại bởi chính sự thông minh của mình” hẳn là nói đến lý lẽ này. Đáng buồn, thật đáng buồn!



Ngọc Trúc


Sự khác biệt giữa làm việc ở Nhật Bản và ở Trung Quốc là gì? (https://www.chinalawblog.com/2019/07/chinas-work-culture.html)

Là một người Trung Quốc có kinh nghiệm làm việc ở cả Trung Quốc và Nhật Bản, đây là một số quan sát cá nhân của tôi.

Hãy tưởng tượng nhân viên A và B. Nhân viên A thông minh và có thể làm điều đó nhưng khá lười biếng. Anh ấy thường chạy vào văn phòng vào phút cuối cùng vào buổi sáng. Anh ấy không bao giờ làm thêm giờ, và anh ấy không bao giờ cần. Anh ấy luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo, rất lâu trước khi chúng đến hạn, đó là lý do tại sao bạn có thể thường xuyên thấy anh ấy lướt Internet hoặc trò chuyện qua Skype.

Nhân viên B làm việc rất chăm chỉ nhưng anh ta không có kỹ năng đặc biệt. B luôn đến văn phòng lúc 8:30 sáng và anh ấy thường rời đi lúc 9:30 tối và đôi khi anh ấy làm việc vào cuối tuần. Hiệu suất làm việc của anh ấy là ổn. Đôi khi anh ấy sẽ nộp báo cáo muộn, nhưng anh ấy luôn cố gắng hết sức để đáp ứng mọi thời hạn

Đánh giá hiệu suất của họ sẽ như thế nào?

Trong một công ty Nhật Bản điển hình, B thường được coi là một nhân viên có trình độ và anh ta có thể có một con đường sự nghiệp trung bình hoặc thậm chí trên trung bình và anh ta sẽ được đồng nghiệp tôn trọng. 
Còn A? Anh ấy sẽ không được thích nhiều lắm. Một số nhà quản lý và đồng nghiệp sẽ nghi ngờ đạo đức làm việc và thái độ của anh ta và trong nhiều trường hợp anh ta sẽ bị cô lập. Anh ấy sẽ không có một tương lai tươi sáng.

Muốn kịch bản ngược lại? Chào mừng đến với Trung Quốc!

Có một câu nói nổi tiếng của Trung Quốc mô tả phần lớn văn hóa của các công ty Trung Quốc: Không có vấn đề gì nếu đó là mèo trắng hay mèo đen, một con mèo có thể bắt chuột là một con mèo tốt! đừng quan tâm bạn làm nó như thế nào hay bạn dành bao nhiêu thời gian cho nó hay bạn đã bỏ ra bao nhiêu công sức, hay thậm chí là bạn làm nó như thế nào miễn là bạn cho tôi một KẾT QUẢ tốt, bạn vẫn tốt!

Một số đồng nghiệp Nhật Bản của tôi làm việc trong một liên doanh Trung Quốc thường giữ thói quen làm việc theo phong cách Nhật Bản. Họ sẽ làm việc nhiều giờ, soạn thảo các báo cáo siêu chi tiết đầy đủ các con số và báo cáo mọi thứ theo nghĩa đen với ông chủ. 
Sau đó, tổng giám đốc người Trung Quốc của họ sẽ nói với họ: Hãy dừng làm phiền tôi với những giấy tờ vô dụng của bạn và ngừng lãng phí thời gian của tôi vào những cuộc họp bất tận. Làm thế nào bạn làm mọi việc là công việc của bạn để quyết định. Chỉ cần cho tôi thấy bạn đã làm điều đó.

Một trong những đồng nghiệp người Trung Quốc của tôi (một anh chàng IT) đi đào tạo tại trụ sở chính ở Nhật Bản đã được báo cáo vì đã chơi trò chơi với điện thoại di động của anh ấy trong thời gian làm việc. 
Anh ấy không thể hiểu tại sao điều đó là sai, đặc biệt là vì anh ấy đã làm công việc tốt trong dự án đào tạo. Điều buồn cười là người quản lý nhân sự Trung Quốc, người được cho là đưa ra cảnh báo cho anh ta cũng không thể đưa ra một lời giải thích tốt. Cô ấy nói, bạn không thể làm điều đó.Bạn biết đấy, đó là Nhật Bản.

Có những khác biệt nữa:

· Hệ thống nhân sự . Bình đẳng và thâm niên ở Nhật Bản. Hiệu suất chỉ quan trọng giá trị công ty ở Trung Quốc. Các đồng nghiệp của tôi thường nói đùa rằng Trung Quốc là một nước tư bản tự gọi mình là xã hội chủ nghĩa; Nhật Bản là một quốc gia xã hội chủ nghĩa tự gọi mình là tư bản.

· Người Nhật yêu dữ liệu và chi tiết so với người Trung Quốc ghét dữ liệu và chi tiết. Một định dạng báo cáo kinh doanh theo phong cách Nhật Bản điển hình là một tờ giấy A3, có đầy đủ các con số và biểu đồ và phông chữ có kích thước siêu nhỏ. 
Sếp Nhật Bản sẽ luôn tìm thấy bất kỳ lỗi chính tả hoặc biên giới không nhất quán và bạn nên sẵn sàng sửa lại ít nhất ba lần. 
Một định dạng báo cáo kinh doanh kiểu Trung Quốc điển hình là rất tốt, trong hầu hết các trường hợp (nếu đó không phải là một bản trình bày hướng ngoại), thì không có gì vì sếp Trung Quốc của bạn không có hứng thú đọc nó. 
Thay vào đó, bạn nói chuyện với sếp về những phát hiện của bạn, có thể trong khi hút thuốc cùng nhau và trong 5 phút - đó là điều đó.

· Nhật Bản ghét rủi ro so với người Trung Quốc thích mạo hiểm. Câu hỏi yêu thích của ông chủ người Nhật của tôi là người khác Bạn nghĩ gì về những rủi ro? 
Từ quá mà ông chủ người Trung Quốc của tôi thường trả lời: Rủi ro có nghĩa là những điều tồi tệ chưa xảy ra, phải không? Hãy nói về họ khi họ làm.

· Tiếng Nhật im lặng so với tiếng Trung Quốc. Các đồng nghiệp người Nhật nói chung không nói nhiều. Khi họ cần làm một bài thuyết trình, họ thường sẽ tạo một Power Point siêu chi tiết và đọc từng chữ một. 
Một số nhà lãnh đạo Trung Quốc từ trụ sở chính có thể phát biểu trong 2 giờ mà không có bất kỳ văn bản nào. Thật ngạc nhiên, khi bạn suy nghĩ nghiêm túc về nội dung, bạn sẽ thấy không có nội dung thực sự ở đó.

Danh sách có thể đi và về. Sự khác biệt luôn làm tôi ngạc nhiên. Tôi đoán họ giải thích tại sao các sản phẩm của Nhật Bản được biết đến với chất lượng và tuổi thọ và tại sao các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển nhanh như vậy.

Một độc giả để lại bình luận / trò đùa sau đây:

Cung cấp cho một nhà sản xuất ấm trà Nhật Bản một tháng, và anh ta sẽ sản xuất một loại ấm trà đẹp nhất trên thế giới.

Cung cấp cho một nhà sản xuất ấm trà Trung Quốc một tháng, và anh ta sẽ sản xuất 3 dây chuyền sản xuất ấm trà với nhiều kiểu dáng và màu sắc và một ấm trà phiên bản hello kitty đặc biệt dành cho trẻ em.

Nhìn cách phân loại này thì thấy người Nhật khác xa người TQ lắm, người tầng trên người tầng trệt 

Có người như nước
Nguyên tác : Mizu no you na hito 
của Ohnari Yuko
Người dịch : Quỳnh Chi
Có những người như nước.
Họ ví như hồ nước. Hễ chạm vào cái gì, dù chỉ là chạm nhẹ thôi, mặt hồ liền gợn sóng, xao động, nhưng đáy hồ thì vẫn yên tĩnh. Họ thường lặng lẽ khi chỉ có một mình.

Họ có thể như đầm nước.
Thích hơn thua. Trong đầm có đất và bèo, lẫn lộn, hỗn độn. Đục ngầu, họ chỉ nhìn thấy những gì ngay trước mắt. Thế nhưng một khi lòng lắng lại, biết đâu có ngày nước đầm sẽ trong trẻo và ngọt dịu.

Họ có thể như dòng sông.
Miệt mài thẳng tiến. Nhắm ra biển rộng. Trải qua không biết bao nhieu gặp gỡ rồi chia ly. Không tỉ tê tâm sự, nhưng điều gì đã nói đều rõ ràng. Có người như dòng cuồng lưu, có người như nước hạ nguồn. Lại có người như một bình nguyên cho ai đó nghỉ chân.

Cũng có người như thể cây cối.
Cây nối liền với đất, chân đứng yên. Toàn thân không xao động như nước. Cho dù lá có đung đưa, thân cây ở chính giữa vẫn vững vàng không hề lay chuyển. Đó là những người bề ngoài không tỏ ra đến mức ngang bướng, nhưng trong tâm thường là người cứng cỏi.
Dù buồn hay vui, họ cũng không ngã lòng. Họ không có óc mạo hiểm, nên có lẽ không hợp với công việc phải xông xáo.

Lại có những người cứ như là hoa.
Làm mình cứ muốn nhìn ngắm họ. Những người từ khi sinh ra tự nhiên đã tỏa sáng. Hoa có nhiều loại, có người như hoa anh đào dịu dàng mà mạnh mẽ, có người như hoa phong quỳ nghiêm nghị mà thông thái, có người tràn đầy sức sống như ánh mặt trời, tựa hoa hướng dương. Cũng có người khó lại gần, như hoa có gai. Nhưng hoa có gai có lẽ là lại có sức quyến rũ đấy.

Lại có người cứ như là cỏ.
Dù bị dẫm đạp, chẳng mấy chốc lại trỗi dậy. Cỏ rì rào có vẻ như nhởn nhơ theo chiều gió, nhưng cỏ dính liền với đất, nên xem thế mà lại rất chín chắn. Bề ngoài trông có vẻ nhẹ dạ hời hợt, nhưng thật ra là rất khôn ngoan, thực tế.

Người như gió là người thoắt cái đã đi đâu mất.
Thích được tự do, nên họ thích nhất là được chỉ có một mình. Thế nhưng, đôi khi lại hay buồn, muốn dựa vào ai đấy, thế rồi hễ cảm thấy phiền toái thì liền bỏ đi ngay.

Có người thì như đất.
Họ có trong tâm một cái gì đó vững chãi không gì lay chuyển nổi. Họ biết sống ngẩng đầu lên. Trông họ có vẻ rắn rỏi, nhưng mưa xuống là họ mềm nhũn ra, nắng lên họ khô héo, nứt nẻ, bên ngoài trông họ có lúc thế nọ có lúc thế kia.

Có người thì như đá.
Họ cứng cỏi mà không biết nhu nhuyến, sẵn sàng vui lòng giúp cho những ai chạy đến nhờ cậy, nhưng họ là những kẻ khóc thầm. Những người rất …người, khiến người khác cảm thấy bị quấy rầy nhưng vẫn không ghét được.

Chỉ có đá hay chỉ có hoa thôi, thì đâu bằng có nước với hoa, có cây có cỏ, có cả đá và có gió thổi. Cây cỏ cất tiếng rì rào. Cảnh sắc như thế mới tươi đẹp.
Có đủ cả thì cho dù trên đá, hoa cũng sẽ nở, cỏ sẽ ngả mình theo chiều gió, chắc hẳn là sẽ có được một sự phong phú không ngờ.

Có nhiều người bạn khác nhau thật là một niềm vui.

(21/3/2019)
Quỳnh Chi dịch Mizu no you na hito
của Ohnari Yuko



PHÂN LOẠI NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC

Hôm nay, sinh nhật con trai yêu quý của tôi, nhẽ viết về nó thì thích hơn nhưng đành viết nốt mấy chuyện ở Trung Quốc.

Đối với tôi, đất nước Trung Hoa vừa quen vừa lạ. Đó là một Dân tộc có nền văn hóa Hoa Hạ thật vĩ đại, có những người chăm chỉ giầu có nhất thế giới và những mảnh đời cực nhục cũng hạng nhất thế giới. Đó là Trung Hoa cổ điển đầy Nhân Nghĩa Tín Trí Dũng và Trung Quốc hiện đại khốc liệt, giàu sang chen nghèo khổ tận cùng.

Trung Quốc vừa là nơi tôi cực kỳ ngưỡng mộ với cách đưa đất nước phát triển, với chống tham nhũng, với tự cường tự lập đi từ thằng ăn cắp công nghệ đến tự sản xuất hàng hóa thông minh nhất trên đời.

Trung Quốc cũng là thằng cha láng giềng bố láo ăn cắp, hở ra là lấn, là chiếm và cạnh tranh khốc liệt. Có lẽ cũng phải chịu thôi, ai chẳng yêu đất nước của mình.

Xin tóm tắt lại cách chia loại người ở Trung quốc và tự hỏi, ở Việt Nam, hiện có mấy loại người, có phân chia rõ rệt như thế không. Và bao giờ thì phân hóa xã hội, phân hóa loại người trong xã hội tách bạch, xa cách vời vợi như thế!?

Có tám loại người ở Trung Quốc:

1- Hắc Lĩnh: thu nhập trên 50 triệu/năm. Khoảng 160 tỷ VNĐ/năm.

Tổng tài sản trên 500 triệu nhân dân tệ.
Thành phần: Quyền quí, quan tham, đại doanh nhân có bối cảnh, có quan hệ. Các ông chủ lớn, quan chức thế hệ II, nhà giàu thế hệ II.
Đặc điểm: Tiền của nhiều - thế lực lớn, hưởng đặc quyền quí tộc, phần nhiều có hộ tịch thẻ xanh nước ngoài, trang phục và tâm địa như nhau đều là màu đen.

2- Nhục lĩnh: thu nhập trên 2 triệu tệ/năm. 66 tỷ VN/năm.

Tài sản trên 10 triệu nhân dân tệ.
Đại diện là tầng lớp trên giường của Hắc lĩnh, II, III cho đến 100 gồm đảng bầu sữa, vòng tiểu thiếp, tình phụ, gái điếm quý tộc …
Đặc điểm: Có vóc dáng khêu gợi tính dục, mặt trái xoan chân dài da trắng.
Rất nhiều đã dời ra nước ngoài. Trang phục đều để lộ Nhục thân kích thích nhục dục.

3- Kim lĩnh: thu nhập năm trên 1 triệu. 3,323 tỷ/năm.

Tổng tài sản trên 10 triệu nhân dân tệ.
Đại diện là giới kim dung, chứng khoán, ngân hàng, đầu tư, tín dụng ngầm.
Đặc điểm: Tư tưởng và công việc như nhau đều là Kim bản vị.

4- Hồng lĩnh: thu nhập trên 500.000/năm. 1,6 tỷ/năm.

Tổng tài sản trên 5 triệu nhân dân tệ.
Đại diện là công chức bình thường, tầng lớp quản lý tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, nhân viên biên chế đơn vị sự nghiệp.
Đặc điểm: công việc thong dong, thu nhập ổn định, phúc lợi cao, áo tây quần tây bóng lộn.

Đây là bốn giai tầng thống trị.

5- Bạch lĩnh: người đi làm thuê bằng lao động trí óc.

Gồm: Nhân viên các loại như nghiên cứu công nghệ công trình, văn phòng, người lập kế hoạch, nghiên cứu khoa học xí nghiệp tư, thầy giáo các loại trường học.
Đặc điểm là dựa vào trí thức chuyên môn và cái đầu, cần mẫn lao động để có được tiền lương đủ sống.
Tiền lương cũng như trang phục của họ là thanh bạch.

6- Lam lĩnh: những người làm thuê bằng lao động thể lực.

Gồm: công nhân kỹ thuật trong dây chuyền công nghiệp, người sửa chữa máy móc IT, sửa chữa đồng hồ, thợ chuyên xây dựng lắp đặt sửa chữa, thợ mộc, thợ gốm, đầu bếp …
Đặc điểm: Bán sức lao động, ráo mồ hôi hết tiền.
Trang phục làm việc của họ đều màu lam.

7- Nê lĩnh: thu nhập dưới 50.000 nhân dân tệ/năm.

Gồm: Người lao động tầng đáy thành phố, nông dân công nghiệp, nông dân, người dọn rác.
Đặc điểm: Sống dựa vào bán sức lao động, máu và mồ hôi, sức khỏe để có được số tiền vừa đủ lót dạ.
Quần áo của họ đều đầy bùn đất.

8- Thi lĩnh: thu nhập dưới 5.000 nhân dân tệ/năm. Độ 15 - 17 triệu đồng VN/năm.

Gồm nông dân mất sức lao động, nông dân mất ruộng đất, người thất nghiệp thành phố, người già tầng đáy.
Đặc điểm: Không có thu nhập, không có tích trữ, luôn thiếu ăn thiếu mặc để qua ngày.
Ai sa vào tầng lớp Thi lĩnh, sống chẳng qua là đợi chết, như xác sống biết nói mà thôi.

Bốn lĩnh này là thuộc tầng lớp bị thống trị.

Một tóm tắt nữa, Xã hội Trung Quốc có dạng “hình kim tự tháp” – với một giai cấp trung lưu nhỏ nằm dưới một giai cấp thượng lưu bé xíu, và đứng trên một giai cấp hạ lưu khổng lồ.

Một người Mỹ sống lâu ở Trung Quốc nhận định: Vấn đề của xã hội Trung Quốc, kỳ thực rất giản đơn.

Đó là vấn đề của khoảng 500 đại gia đình đặc quyền, tổng số người nhà, con cháu, người thân độ 5.000 người. Họ lũng đoạn quyền lực, hình thành các tập đoàn lợi ích, ra sức bảo vệ hiện trạng, thông hôn, liên hôn lẫn nhau. Hơn tỷ mấy dân Trung Quốc đều trở thành con tin của các cái tập đoàn nhỏ này, đang là thách thức lớn đối với chế độ Trung Hoa, với ông Tập Cận Bình.

May, ông ta đang tiến hành quyết liệt các chiến dịch Đả hổ diệt ruồi, Săn cáo, Lưới trời... Diệt quan tham lại nhũng; truy sát thu hồi tiền của về công quỹ.

Để làm gì, tính ra thì để quan lại Trung Quốc biết sợ. Quan lại tham nhũng giờ cũng lo Tổ quốc gọi tên lắm.

Các rối loạn với nhiều mức độ khác nhau :

- Môt: Không làm việc, hoặc làm việc hời hợt không chuyên tâm, giả bệnh để nghỉ việc.

- Hai: Đấu đá chốn quan trường đang dần dần bạo lực hóa, lưu manh ác giả ác đấu, đấm nhau công khai quyết liệt.

- Ba: Dịch quan chức “tự sát” chết, mất tích vô cớ, có rõ nguyên nhân và không rõ nguyên nhân. Có tự sát chủ động, bị động hay được động viên tự sát...

- Bốn: Bỏ chạy ra ngoài. Gồm nhiều loại, như bất đồng chính kiến, số lưu manh trộm cướp, số học giả nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp Trung Quốc, các quan chức và gia thuộc Trung Quốc thuộc tầng lớp trung lưu, trung sản trở lên.

Nói Người, lại nghĩ đến Ta, buồn vui cũng vậy thôi.

P/s: Bài viết có sử dụng nhiều kiến thức sưu tầm trên Internet, mong mua vui buồn vài chục phút hàng ngày. Thiếu thừa, mong thông cảm./.

Ngày 6/5/2019.
Bs Phạm Ngọc Thắng.


4 loại quan của TQ ngày nay
Báo Pháp nói về tâm bệnh lớn nhất của Tập Cận Bình
Trí Đạt Chủ Nhật, 14/07/2019

RFI cho rằng, hiện tại ông Tập Cận Bình đang đối mặt với vấn đề vô cùng nghiêm trọng, tức là quan chức không làm gì.

Tại hội nghị của cơ quan quốc gia hôm 9/7, ông Tập Cận Bình đã cảnh cáo quan chức, tuyệt đối không thể lấy chống tham nhũng làm cái cớ để không gánh vác trách nhiệm, không có hành động gì. 

- Không làm hôn quan tê liệt chính trị, làm việc hồ đồ; 
- Không làm lãn quan (quan chức lười nhác) ăn không ngồi rồi không biết làm gì, 
- Không làm dung (công chức bình thường không có gì nổi bật) quan né tránh tranh luận, không biết tiến thủ, 
- Không làm tham quan dùng quyền lực mưu cầu tư lợi, thoái hoá biến chất.

Bài viết chỉ ra, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân khuyến khích “im lặng phát đại tài”, từ đó tình trạng tham nhũng hủ bại trong quan trường ĐCSTQ bắt đầu bén rễ nảy mầm, và sinh sôi nhanh chóng, không có quan chức nào không tham nhũng, tham nhũng hủ bại đã trở thành môi trường chung. 
Trong khi 5 năm chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, mặc dù đã loại bỏ được một lô tham quan, nhưng chống tham nhũng vẫn chưa trừ tận gốc rễ, “tổng quản tham nhũng” Giang Trạch Dân vẫn chưa bị bắt, kết quả trong quan trường của ĐCSTQ đã hình thành cục diện “tham quan không diệt tận, xuân về lại sinh sôi”.

Kiểu bạn bè của TQ
Có thể thấy Bắc Kinh có “bạn” ở mọi nơi, nhưng người ta không thể biết được có bao nhiêu trong đó là bạn của họ – những người thật sự quý mến và muốn ở cạnh họ.
Khái niệm “bạn bè”, giống như “quyền lực mềm”, là loại quan hệ rất tự nhiên.
Người ta nhìn vào một người, thấy thích những việc họ làm, quý những giá trị tốt đẹp mà họ mang lại, và muốn được kết thân.
Các kiểu “bạn bè” mà Bắc Kinh đã và đang tạo dựng, phần nhiều đều đến từ công thức 3Đ (Đội lốt, Đe nạt, Đút lót) của họ.

(Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã gọi cách TQ thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng của mình là 3C: Covert, Coercive, Corrupting.
Hay như trong tiếng Việt, đó là 3Đ: Đội lốt, Đe nạt, Đút lót.)
Đó là lý do nhiều người không xem những thứ chính quyền TQ đang làm là trình diễn “sức mạnh mềm” (soft power).
Họ gọi thứ Bắc Kinh đang phô diễn là “sức mạnh mòn” (sharp power), một thứ sức mạnh khi lan truyền chỉ làm xói mòn các giá trị tốt đẹp mà người khác muốn gìn giữ.

Những ai phải dùng đến “sức mạnh mòn” để mua quan hệ, mua bạn bè, có lẽ là những người cô độc nhất thế giới.
Thật bi kịch khi nhiều người chỉ nhận ra điều đó trước khi họ lìa đời.




Ông cố của Harry Sun đến Ecuador vào năm 1881, chạy trốn khỏi sự hỗn loạn đang tấn công Trung Quốc vào lúc đó. "Ông xuất thân từ một gia đình nông thôn. Ông bắt đầu là một tá điền rồi sau đó dựng nên các doanh nghiệp riêng xuất khẩu hạt ca cao và cà phê," Harry Sun nhớ lại. "Vào đầu thế kỷ này, hoàng đế đã ban án tử hình ông và gia đình vì những hoạt động họ đã thực hiện nhằm kết thúc đế chế. 
Điều này đã khiến Tôn Trung Sơn thăm Ecuador vào năm 1907 để nêu gương." Ông cố của ông kết hôn với một người phụ nữ Ecuador khiến gia đình Sun cắm rễ xuống đất nước này nhưng không bao giờ phá vỡ mối quan hệ của họ với "quê hương.” "Tôi đã đi Trung Quốc trong hai mươi bảy năm qua. Con gái tôi đã học tại Bắc Kinh trong ba năm. Nó có một cam kết: sau một trăm năm kể từ khi gia đình của chúng tôi chạy khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ trở lại. Điều quan trọng là dạy cho tất cả con cháu của người dân Trung Quốc yêu Trung Quốc," ông nói với chúng tôi.
"Tôi đồng cảm với những cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn và Mao Trạch Đông lãnh đạo," Harry Sun tiếp tục. "Tại sao ư? Vì trước đó chúng tôi [Trung Quốc] không là gì cả. 
Tất cả các cường quốc thế giới xâm chiếm đất nước chúng tôi. Họ nắm quyền kiểm soát Trung Quốc và xem chúng tôi là chiến lợi phẩm chính trị. Họ dạy người Trung Quốc hút thuốc phiện để góp phần cân bằng thương mại, vì thị trường của họ bị tràn ngập với sứ, lụa và sáng chế từ Trung Quốc... Họ hủy hoại người dân Trung Quốc bằng thuốc phiện. Pháp và Anh làm giàu bằng máu của người Trung Quốc. Tại sao tôi lại không nên ủng hộ một cuộc cách mạng?" 
Harry Sun nhìn thẳng vào mắt chúng tôi khi ông lặp đi lặp lại gần như từng lời, đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến các vết sẹo do phương Tây tham lam để lại trên cơ thể Trung Quốc. 
Đây là cơ sở để Harry Sun xây dựng triết lý của ông về bản sắc và giá trị của việc là người Trung Quốc.

Theo cách nói của Harry Sun, quỹ của ông nhằm mục đích "cho Ecuador thấy chúng tôi có nền văn hóa 5.000 năm tuổi. Để chấm dứt huyền thoại người Trung Quốc chỉ là những người bán giày và đồ dệt may," ông khẳng định, luôn luôn sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều. 
Ngoài chức năng giáo huấn, quỹ này cũng hỗ trợ cho những người Trung Quốc sống trong thành phố, nhóm người đang tăng theo cấp số nhân do nhập cư bất hợp pháp và tham nhũng của các cơ quan di trú Ecuador. "Chúng tôi cung cấp nơi trú ẩn cho người Trung Quốc. 
Nếu họ cần giúp đỡ công việc làm ăn, tài chính hay tinh thần, chúng tôi giúp cho họ. Bất cứ khi nào một người Trung Quốc bị đi tù, chúng tôi bảo đảm họ sẽ có ai đó ở giúp đỡ." Harry Sun là hiện thân của tính cách điển hình của cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài, một thái độ được thấy ở khắp nơi, từ Mozambique đến Cuba, từ Nam Phi đến Ecuador: gắn bó với cố quốc. 
Trong khi đang là công dân chính thức của nước tiếp nhận, các cộng đồng này duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp thực tế cha mẹ hay ông bà của họ đã buộc phải trốn khỏi sự đàn áp của chủ nghĩa Mao hay sự hà khắc của thời đại phong kiến.

Ý thức thuộc về Trung Quốc và tự hào là người Trung Quốc dù được sinh ra ở nước khác cũng giải thích số lượng đóng góp ấn tượng của cộng đồng ở nước ngoài cho Trung Quốc trong suốt thế kỷ 20. 
Trong những năm 1920 và 1930, người Trung Quốc ở nước ngoài tài trợ xây dựng đường sá, cầu cống, trường đại học và đường sắt như đường sắt Tân Ninh, nối 138 km giữa thị trấn Ân Bình thuộc Quảng Đông và sông Châu Giang. Tập quán này vẫn tiếp tục đến ngày nay. 
Ví dụ được nêu nhiều nhất, cũng là tiêu biểu nhất, được thúc đẩy bởi Olympic Bắc Kinh năm 2008. Các khoản đóng góp tự nguyện của 350.000 người Trung Quốc sống ở 102 quốc gia trên toàn thế giới đã giúp thanh toán một phần quan trọng trong 100 triệu euro cần thiết để xây dựng hồ bơi Olympic được gọi là "Hộp nước" (Water Cube). 
"Chúng tôi đã xây dựng nó để gửi một thông điệp tới thế giới: chúng tôi cũng là một phần của Trung Quốc," Sun, người đã đóng góp một phần tài sản của mình để giúp biến công trình biểu tượng thành hiện thực, giải thích. 
Mặc dù vậy, các khoản đóng góp này chỉ là một phần nhỏ trong sự đóng góp to lớn mà các cộng đồng Trung Quốc ở nước ngoài đã thực hiện cho sự hồi sinh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong thực tế, cộng đồng này đã cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính chủ yếu để phát triển công nghiệp Trung Quốc từ lúc bắt đầu mở cửa kinh tế và cải cách vào năm 1979, khi "người cầm lái nhỏ bé" Đặng Tiểu Bình thành công lèo lái Trung Quốc ra khỏi tình trạng hỗn loạn mà chủ nghĩa Mao để lại. Người ta ước tính 65 phần trăm của 500 tỷ đô-la lũy kế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho đến năm 2003 đến từ các cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á. 
Ý thức về giá trị của việc có được một cộng đồng tương đồng về văn hóa có nguồn lực dồi dào ở khắp thế giới, chính quyền cộng sản - vốn đối xử người dân ở nước ngoài với sự khinh miệt trong cuộc Cách mạng văn hóa – từ những năm 1980 đã nỗ lực sửa chữa quan hệ với nhóm này. 
Trong khi Bắc Kinh đã thực sự từ bỏ công dân ở nước ngoài trong phần lớn thế kỷ 20, thì chính phủ hiện đã quay sang cộng đồng người Trung Quốc giúp xây dựng lại đất nước, thậm chí thông qua các luật trao cho họ ưu đãi hơn về thuế so với các nhà đầu tư nước ngoài khác. 
Là một phần của chính sách "ra thế giới" và "mang về đại lục", Bắc Kinh đã gửi hàng ngàn đại diện trên toàn thế giới để thu hút vốn và ve vãn các nhà đầu tư nước ngoài có gốc Trung Quốc. Chỉ riêng Phúc Thanh, thành phố có khoảng một triệu dân ở tỉnh Phúc Kiến, người ta ước tính cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài đã quyên góp hơn 140 triệu euro, đầu tư vào khoảng 900 doanh nghiệp và đóng góp hơn 4 tỷ đô-la đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngày nay, một hình thức của chủ nghĩa dân tộc xuyên quốc gia đã phát triển để hàng triệu công dân, dù sống ở hai đầu đối nghịch của thế giới, tìm thấy một yếu tố gắn kết ở quê hương và văn hóa Trung Quốc, dù với nhiều mức độ khác nhau. Trong mắt người phương Tây vốn thường hiểu thế giới từ quan điểm của mô hình nhà nước - quốc gia, hành xử đặc trưng này của người Trung Quốc có thể gây ngạc nhiên hay, trong trường hợp xấu nhất, sợ hãi. 
Ví dụ, một người Tây Ban Nha, Anh hay Ý cảm thấy gắn bó với quốc gia của mình được xác định bằng đường biên giới cụ thể và đặc trưng bởi ngôn ngữ và văn hóa chung. 
Khi họ di cư và cắm rễ, ví dụ ở Mexico, Úc hoặc Hoa Kỳ, những mối quan hệ này dần dần biến mất từ thế hệ này sang thế hệ khác khi con cái của họ nhanh chóng hòa nhập với đất nước tiếp nhận và tập quán ở đó. 
Nói cách khác, con trai của một người Tây Ban Nha nhập cư không còn là "người Tây Ban Nha" nữa; mà là người Mexico.

Đối với người di cư Trung Quốc thì thường không như vậy. Nhà báo và học giả Martin Jacques cho rằng điều này là do tự bản chất Trung Quốc là một quốc gia: thay vì là một nhà nước-quốc gia, Trung Quốc là một nhà nước-nền văn minh. 
Như vậy, ý thức thuộc về một văn hóa, một truyền thống và một lịch sử kéo dài chính thức hơn 5.000 năm sẽ không biến mất sau khi một cá nhân di cư, bất chấp thực tế là họ đang cư trú trên một lãnh thổ khác và đang sống trong một thực tế xã hội và văn hóa khác. 
Văn minh là yếu tố gắn kết, sợi chỉ giữ chuỗi ngọc do cộng đồng to lớn người Trung Quốc ở nước ngoài tạo nên. Người Trung Quốc, dù ở trong hay ngoài biên giới Trung Quốc, được đắm mình trong dòng chảy văn minh vĩ đại, trong đó truyền thống, tín ngưỡng, ngôn ngữ, phong tục và văn hóa được truyền từ cha mẹ sang con cái. Nói cách khác, cho dù anh xa Trung Quốc đến đâu đi nữa, anh cũng không bao giờ thôi là người Trung Quốc.

Nhiều năm qua, nhà nước Trung Quốc đã luôn đóng vai người bảo vệ nền văn minh cổ kính này. Trước tiên là các vương triều, với nhóm tinh hoa gồm quan lại và viên chức cấp cao, và sau đó là chính quyền cộng sản đã đảm nhiệm vai trò người bảo vệ và đại diện của di sản quý giá này, quy tụ tất cả mọi thứ từ triết lý của Khổng Tử đến ý thức tôn trọng tổ tiên và gia đình. 
Trong kỷ nguyên hiện đại, điều này dẫn đến ý thức rõ rệt về chủ nghĩa dân tộc vốn đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt từ khi chủ nghĩa Mao sụp đổ, khiến chế độ không có một điểm tựa ý thức hệ, Bắc Kinh đã hết sức thúc đẩy một lý luận dân tộc chủ nghĩa, không chỉ dựa trên lòng tin vào sức mạnh của Trung Quốc, mà còn vào thông điệp ngầm chống phương Tây và công khai chống Nhật. 
Khi Mao Trạch Đông còn nắm quyền, chủ nghĩa dân tộc đã được sử dụng để chống lại chủ nghĩa tư bản và quan điểm tư sản, một kỹ xảo tương tự được Bắc Triều Tiên sử dụng hiện nay. 
Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ mở cửa kinh tế của Trung Quốc và trong sự trỗi dậy hiện nay của "chủ nghĩa tư bản đỏ," một dạng chủ nghĩa dân tộc sử dụng một lý luận đặc biệt làm lay động trái tim của người dân đang được sử dụng để giảm thiểu bất kỳ khả năng nào của Trung Quốc trong việc tiếp nhận một nền dân chủ tự do kiểu phương Tây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét