Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Đố kỵ bằng làm 1 xị (8)

23.06.21
Định kiến người có học 
 2 cô nói chuyện với nhau: 
 - anh này chuyên môn giỏi lắm đấy 
- giỏi? Giỏi thì đã làm sếp. Trong lớp học 
 - trò a: thầy dạy hay quá --Trò bcde: giỏi sao không ra thực chiến, nói suông ích gì 
 Khi bổ nhiệm 
 Cậu này giỏi, bài bản Lý thuyết suông thì làm quản lý không được đâu... Đó là những đoạn đối thoại ta thường nghe thấy khi nghe số đông nhận định về người có học (học thật chớ không phải là chỉ có bằng cấp nha) 
Ngược lên thì truyện cổ tích bao giờ học trò, thầy đồ cũng thua nông dân kiểu tao dốt đặc nhưng thắng mi chữ lỏng... rồi các cô thì chê dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Theo bạn vì sao dân VN thường nghĩ vậy.

13.01.21
Kết quả của cuộc thăm dò của Viện Heartland Hoa Kỳ / Báo cáo Rasmussen tương ứng với một cuộc khảo sát được thực hiện cho nghiên cứu Người giàu trong dư luận , xác nhận rằng thái độ tiêu cực đối với người giàu ít rõ rệt hơn ở Hoa Kỳ so với các nước châu Âu (ngoại trừ Vương quốc Anh , nơi có thái độ tương tự như Hoa Kỳ). 
 Nghiên cứu đã tính toán Hệ số đố kỵ xã hội để mô tả mức độ ghen tị xã hội ở mỗi quốc gia được khảo sát. Mức độ ghen tị cao nhất ở Pháp và Đức (hệ số lần lượt là 1,26 và 0,97), tiếp theo là Ý ở mức 0,62. Sự đố kỵ xã hội ít rõ rệt hơn ở Hoa Kỳ (0,42) và Anh (0,37). 
Khảo sát dành cho Người giàu trong dư luận cũng xác nhận sự khác biệt đáng kể giữa người Mỹ trẻ hơn và lớn tuổi. Ví dụ, Hệ số Đố kỵ xã hội đối với người Mỹ dưới 30 tuổi cao hơn đáng kể ở mức 0,56 so với người Mỹ trên sáu mươi (0,28). 
Ở các nước châu Âu được khảo sát, điều hoàn toàn ngược lại. Trên thực tế, những người được hỏi trẻ tuổi có xu hướng tích cực hơn đối với người giàu hơn những người đồng hương lớn tuổi của họ.

06.20
Đặng tiểu bình từng ở Pháp nên hiểu tây. Khôn khéo kéo được fdi vô làm cho TQ hùng cường. Ông hiểu tính dân mình nên dặn dò náu mình chờ thời vì biết tây sẵn sàng giúp ai kém mình chớ rất khó chịu khi là đối thủ.
Có thể nói ông đã giúp TQ vượt qua vũng lầy do Mao ct khơi ra. Mao ct và Tập cận bình rất giống nhau ở tinh thần đua tranh kịp và vượt tây.
Mao ct suốt đời thì đại nhảy vọt còn Tập không nhiệm kỳ thì 1 vành đai 1 con đường.
Thực ra TQ mới áo veston mà đóng khố. Bung tiền đầu tư ra ngoài, sắm vũ khí mà phòng chống thiên tai dịch bệnh còn quá kém.
Đức tính so kè háo thắng này của Tập làm TQ coi chừng cố quá thành quá cố

#8. Tâm lý đố kỵ (Envy/jealousy tendency)
@Ngài Munger: “Một loài vật thông qua chọn lọc tự nhiên để tiến hóa, ắt hẳn sẽ có động lực rất mạnh với thực phẩm khi chúng thấy thực phẩm đầu tiên.
Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn kịch liệt (conflict) khi đồ ăn được nhìn thấy trong tay một con vật khác cùng chủng loài. 

Đây có lẽ là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của xu hướng tâm lý ghen ghét luôn nằm sâu thẳm trong mỗi con người.

Tâm lý ghen tỵ khá phổ biến, và vô cùng cực đoan khi ta nghe các câu chuyện thần thoại, tôn giáo, văn học mà ở đó đầy rẫy sự chém giết và bị thương.
Vị thánh Moses thậm chí còn căn dặn trong 10 điều răn cho những tội lỗi của con người – trước cả khi Đức Jesus sinh ra – rằng: 
“Ngươi không được phép ham muốn nhà người ta, vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất kỳ vật gì của người ta."

Tâm lý đố kỵ này còn cực đoan trong thời đại thông tin hiện đại. Chúng ta thấy những đồng nghiệp/lãnh đạo cấp cao của những ngân hàng ghen ghét nhau ra sao khi biết được lương thưởng của nhau.
Nhiều hãng luật, vì sợ chuyện này, nên quyết định trả tất cả thành viên hội động quản trị mức lương như nhau, để tránh gây mâu thuẫn lâu dài.
Như Warren đã quan sát cuộc đời và chia sẻ một cách thông thái nhiều lần: 
“Không phải lòng tham thúc đẩy thế giới, mà là sự đố kỵ (It is not greed that drives the world, but envy)"

@S.A.F.E: 
Câu chuyện huyền thoại về cái chết của Chu Du trong quyển Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn luôn là bài học vô cùng quan trọng đối với lịch sử Trung Hoa và cả Việt Nam. 
Chính sự đố kỵ, không biết mình biết người, đã khiến nhiều người đầu óc hẹp hòi chúng ta sống khổ hạnh.
Điều này không chỉ đúng trong cuộc sống, mà còn đúng trong lĩnh vực đầu tư – vốn gắn liền mật thiết với tiền bạc. 
Nhiều nhà đầu tư cá nhân chúng ta nhìn thấy những gã hàng xóm kiếm tiền tỷ dễ dàng nhờ đầu cơ cổ phiếu, mua nhà mua xe, tự nhiên thấy chợn lòng… Rồi trở nên mất kiên nhẫn, lao theo các con sóng đầu cơ đầy rủi ro, quên đi nguyên tắc an toàn vốn đã theo đuổi bấy lâu nay.
Như ngài Buffett từng có một câu châm ngôn đầy triết lý: 
“Nếu bạn luôn so sánh mình với kẻ khác, bạn sẽ luôn luôn thua cuộc. Ấy là bởi vì sẽ luôn có người giỏi hơn bạn, hoặc sẽ có cả những kẻ gian lận nữa!”.
Nhiều người sinh ra may mắn hơn ta, có điều kiện tốt hơn ta; cũng có nhiều người có khả năng phi thường, với ý tưởng kinh doanh và khả năng ứng dụng tuyệt vời; thậm chí có cả nhiều kẻ còn dùng nhiều thủ thuật ma mãnh để giàu lên chóng vánh.
Nếu suốt ngày tự so mình với những người đó rồi đâm ra chán nản, ta sẽ chẳng có động lực phấn đấu chi hết. Mấu chốt ở đây chính là mục tiêu và kế hoạch của riêng ta.

Để thành công bền vững và giữ được sự kiên nhẫn trên thị trường, theo kinh nghiệm của chúng tôi: ta nên đặt một mục tiêu sinh lợi hợp lý, không quá cao – có thể là xấp xỉ 20% một năm trong vòng 10 năm.
Ngoài ra, ta cần duy trì một kênh tạo tiền mặt tốt: có thể nhờ việc làm, bất động sản cho thuê, hoặc một cơ sở kinh doanh nhỏ. 
Mục tiêu nhất quán và kênh tạo tiền mặt tốt sẽ giúp ta kiên nhẫn, tự đánh giá tăng trưởng của bản thân, đồng thời hưởng được kỳ quan lãi kép. Rồi không sớm thì chầy, ta sẽ đạt được vị thế tự do tài chính của top 2% số người đứng đầu của xã hội.

Trent Hamm:
Sự ghen tị / xu hướng ghen tị
Điều này bật lên khi chúng ta mong muốn một cái gì đó mà người khác có. Hãy nghĩ về sự ghen tị mà bạn cảm thấy khi ai đó có điều gì đó bạn mong muốn hoặc khi một người bạn có thể làm điều gì đó mà bạn không đủ khả năng để làm.
Điều này thường có thể dẫn đến cảm giác tiêu cực đối với người khác cũng như cảm xúc tiêu cực đối với bản thân chúng ta, không thực sự có ý nghĩa nhiều.
Điều mà mọi người bỏ qua là vận may của người khác có rất ít liên quan đến họ. Một số người khác có được một cái gì đó có rất ít ảnh hưởng đến khả năng của bạn để có được nó.
Cách duy nhất để cải thiện khả năng của bạn để có một cái gì đó là cải thiện tình hình của chính bạn. Cảm thấy tiêu cực đối với người khác vì sự mua sắm hoặc thành tích của họ không mang lại cho bạn điều gì. Điều quan trọng là cải thiện bạn .
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy ghen tị hoặc ghen tị với người khác, hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự muốn những gì họ có. Đó có phải là thứ bạn thực sự muốn?
Sau đó, nếu bạn làm, hãy tự hỏi những gì bạn cần làm để đạt được một tình huống cuộc sống mà bạn có thể có điều đó. Bạn cần cải thiện điều gì để có thể đến đó? Đổ lỗi và cảm giác tiêu cực không giúp đỡ được gì cho bạn.

Tuấn Anh
Đố kỵ là bản năng mạnh mẽ. Người Việt đố kỵ 1 cách hồn nhiên như thua thầy 1 vạn không bằng kém bạn 1 ly hay trâu buộc thì ghét trâu ăn...ngày nay là nghèo thì nó khinh, giàu thì nó ghét, thông minh thì nó tiêu diệt.
Tuy nhiên, nếu mất hoàn toàn lòng đố kỵ thì động lực tranh đấu cũng cùn nhụt hẳn đi chăng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét